Hôm nay,  

Quyết Hạ Cờ Đỏ Sao Vàng Và Aûnh Oâng Hồ Chí Minh Trong Cửa Tiệm Hi-tek Little Saigon

15/02/199900:00:00(Xem: 9697)
NAM CALIFORNIA 17-1-1999:

Quyết Hạ Cờ Đỏ Sao Vàng Và Aûnh Oâng Hồ Chí Minh Trong Cửa Tiệm Hi-Tek Little Saigon Trước Hội Nghị 6 Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Csvn Tại Hà Nội

* DIỄN TIẾN "VỤ NỔ HI-TEK" GIỮA PHỐ BOLSA - NGUYÊN NHÂN SÂU XA:

LITTLE SAIGON (VH)- Sáng Chủ Nhật 17 tháng 1 năm 1999,
trong lúc hàng ngàn đồng bào và giới trẻ Việt Nam tại Quận Cam
đang hưởng ứng cuộc đi bộ gây quỹ cứu trợ nạn nhân bão lụt tại
Trung Mỹ và Việt Nam, (trong số đó có ông Trần Trường), cho đến
khoảng 2 giờ trưa thì một đột biến xẩy ra tại số 9550 Bolsa, căn
125 trong khu thương mại Bolsa Super Market. Đó là việc có hàng
trăm người Việt tụ tập trước cửa tiệm cho thuê băng video Hi-Tek
để phản đối chủ tiệm này là ông Trần Trường đã treo cờ đỏ sao vàng
và ảnh ông Hồ Chí Minh trong tiệm của ông ta.
Cuộc biểu tình càng lúc càng nổ lớn và cực kỳ căng thẳng
vì cơn giận dữ như lửa trận bùng lên của tập thể người biểu tình.
Khoảng 2 giở 30, chủ tiệm Trần Trường về đến tiệm thấy như vậy
"nổi cáu" và đốp chát lời qua tiếng lại với những biểu tình viên
với một thái độ rất nghênh ngang thách đố.
Cảnh sát Westminster đã có mặt tại hiện trường ngay tại
chỗ để đề phòng và ngăn chận mọi cuộc bạo động có thể xẩy ra.
Nhưng tình hình cho thấy các chủ tiệm buôn bán bên cạnh tỏ ra
không có gì lo sợ tuy rằng họ cho biết cuộc biểu tình đã làm họ
không có khách vào cửa.
Không có một hành động nào dẫn tới bạo động hay việc đập
phá cửa tiệm Video Hi-Tek, hay có ai đó xông vào giật cờ và ảnh
xuống. Mọi người tỏ ra rất thông thạo luật pháp nước Mỹ và trong
quá khứ đã có qua nhiều cuộc biểu tình của người Việt ở Quận Cam
đủ cho họ những bài học kinh nghiệm để sẵn sàng phát động những cuộc
biểu tình hợp pháp khác.
Theo sự hướng dẫn không công khai của một số nhân vật có tên
tuổi trong cộng đồng cho biết, cuộc biểu tình lần này chống sự
hiện diện của lá cờ đỏ sao vàng và ảnh ông Hồ Chí Minh thật ra đã
được chuẩn bị kế hoạch rất kỹ lưỡng trước khi "bung" quân ra trận.
Thế nhưng không khí hỗn loạn và hừng hực căm thù không
cách nào tránh khỏi trong khí thế dầu sôi lửa bỏng và chắc chắn
khó có ai có thể kiểm soát hay bảo đảm được tình huống như vậy
sẽ dẫn tới đâu.
Cho tới lúc ông chủ tiệm Trần Trường bị giật mất chiếc
nón cối lúc ông Trường đang gân cổ tranh luận với đám đông về
"quyền tự do phát biểu, quyền tự do sở hữu và quyền tự do bày tỏ
thái độ tình cảm thiêng liêng đối với ông Hồ Chí Minh", một hoặc
hai người lạ mặt từ trong đám đông bu quanh Trần Trường đã thụi
ông Trường từ phía sau lưng khiến ông ta té xấp xuống đường và
sau đó người nhà ông ta đưa đi nhà thương cấp cứu. (báo chí Quận
Cam đã loan tin này).
Tuy nhiên, những người biểu tình cho biết hành động của
Trần Trường là một hành động khiêu khích và thách thức cơn tức giận
của đám đông và sự kiện ông ta bị đánh là một hậu quả khó lòng
tránh khỏi.
Thái độ của ông Trần Trường khiến người ta phải nhớ
lại cũng trong cuộc biểu tình diễn ra vào cuối tháng 9, năm 98 tại
trường Đại học Fullerton, cách 10 dặm phía đông so với khu Little
Saigon. Trong lúc hàng trăm người biểu tình phản đối đoàn "Nhà Hát
Kịch Việt Nam" đang trình diễn bên trong rạp hát của trường, thì ông
Trần Trường cùng với hai đứa con nhỏ, hiên ngang bước vào cửa xem
kịch. Giá như ông Trường cam chịu yên lặng bước vào xem kịch như
những người khách khác thì không có chuyện gì để bàn, nhưng
Trường đứng lại, lớn tiếng tranh luận, rồi lúc vãn hát ra về lại
còn hô to các khẩu hiệu hoan nghênh cộng sản Việt Nam trước mắt
hàng trăm người biểu tình.
Hình ảnh này, hôm nay Trần Trường lại tái diễn với ảnh và
cờ CSVN vốn là hai biểu tượng "kinh hoàng" đối với những người tị
nạn tại Little Saigon.
Cũng vào thời điểm này, cách đây một nửa vòng trái đất,
một đại dương, thủ đô Hà Nội đang chuẩn bị cờ xí để chào mừng
cuộc họp kỳ 6 toàn thể ban chấp hành Trung Ương Đảng CSVN. Theo
các nhà ngoại giao chuyên nghiệp và các nhà phân tích chính trị,
cuộc họp kỳ 6 có những chuyển biến cực kỳ quan trọng về nhân sự
và chính sách của đảng và chính phủ, kể cả chính sách đối với
người Việt cư trú ở nước ngoài.

* NGÀY THỨ HAI 18-1-99:
Theo tin các báo địa phương, "vào lúc 2 giờ 30 trưa thứ
Hai 18-1-99, theo đề nghị của cảnh sát, chủ tiệm Trần Trường đóng
cửa tiệm sớm, và trong khi được cảnh sát bảo vệ ra xe thì bị một
người trong đoàn biểu tình đánh vào sau đầu làm đương sự ngã ngay
trên mặt đường."

* NGÀY THỨ BA VÀ THỨ TƯ 19+20-1-99:

Cuộc biểu tình tiếp tục bước sáng ngày thứ bốn. Ban ngày
có độ khoảng hai đến ba trăm người, nhưng chiều tối đến thì có
lúc lên tới bẩy tám trăm, có lúc cả ngàn.
Không có một cuộc phỏng vấn riêng nào đối với cá nhân ông
Trần Trường được sau khi ông ta vào nhà thương. Không ai thấy ông
Trường xuất hiện ở tiệm Hi-Tek trong bốn ngày qua.
Cửa tiệm đã được kéo cửa sắt kín mít, những lá cờ vàng
Việt Nam Cộng Hòa được đồng bào dán kín che khuất bên trong, tuy
nhiên, nếu tò mò như một người nữ "phóng viên" (chưa có tên tuổi)
mà phái viên chúng tôi chụp được khi cô "phóng viên" này chĩa ống
kính vào khe cửa để chụp ảnh ông Hồ Chí Minh và cờ đỏ sao vàng vẫn
còn treo bên trong.
Theo một bản thông cáo do ông Trần Ngọc Thăng, Chủ tịch
Cộng Đồng Việt Nam tại Nam California ký tên cho biết vào ngày 15
tháng 1, 1999, ông Trần Văn Trường đã gởi một thông báo của
Hi-Tek cho ông Hồ Anh Tuấn, hiện là Chủ Tịch Ủy Ban Bảo Vệ Chính
Nghĩa Quốc Gia tại Nam Calif., và các ông Trần Ngọc Thăng, Bùi
Bỉnh Bân, cựu Chủ Tịch CĐVN/NCL. Nguyên văn bản sao lá thư của
Hi-Tek đính kèm theo bản sao thông báo của ông Trần Ngọc Thăng
là:
"Khi nào các ông kéo quân kháng chiến chính nghĩa quốc
gia Bolsa của các ông đến tiệm Hi-Tek của tôi để gỡ hình báb Hồ
kính yêu của tôi xuống, xin quí vị cho biết giờ và ngày để tôi
hầu tiếp các ông đúng lễ. Sẵn đây, tôi cũng thật thà khai báo lên
các ông, ngoài hình bác Hồ, tiệm tôi còn có cờ đỏ sao vàng bằng
lụa, một cái nón cối của anh bộ đội, và một chiếc áo của bác Hồ
mặc ngày xưa. Nếu các ông thuyết phục và áp đảo được tôi, tôi sẽ
nộp hết cho các ông. Kính chào đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết.
Ký tên Trần Văn Trường."
Trả lời phỏng vấn ngay trong lúc cuộc biểu tình phản đối
của đồng bào tị nạn đang diễn ra trước cửa Hi-Tek, ông Hồ Anh Tuấn
cho biết quan diểm của ông như sau:
"Tôi là một cựu tù nhân chính
trị, một cựu sĩ quan của Quân Lực VNCH, thái độ của tôi là thái
độ dứt khoạt không chấp nhận chế độ cộng sản, quyết tâm của tôi
là đương đầu lại chế độ này. Ngay tại thủ đô tị nạn, có một tên
đem hình Hồ Chí Minh, đem cờ xí của cộng sản treo, tôi xem đó là
một sự thách thức thô bạo vô giáo dục nhất của những tên cộng sản
đâm vào trái tim của đồng bào tị nạn cộng sản..."
Trả lời câu hỏi về tính cách pháp lý của các nhân ông
Trần Trường và thái độ bày tỏ chính trị của đồng bào trong diễn
biến xảy ra hôm nay đối với luật pháp và chế độ tự do dân chủ của
Hoa Kỳ, ông Hồ Anh Tuấn cho biết:
"Trong sự thượng tôn luật pháp, dưới sự ủy thác của đồng
bào, chúng tôi lúc nào cũng giữ kỷ luật và dựa vào luật pháp của
xứ người để tranh đấu..."
Câu hỏi tiếp theo nói về vấn đề pháp lý của ông Trần
Trường trong việc ông ta treo cờ và ảnh ông Hồ Chí Minh, ông Tuấn
nói:
"Nếu ông Trần Trường treo cờ dỏ sao vàng và hình ông Hồ
Chí Minh trong phòng ngủ của ông ta thì không thành vấn đề đối
với chúng tôi, nhưng, với cái cơ sở buôn bán với cộng đồng người
Việt, mà đây là cộng đồng người Việt tị nạn, có nhiều người ra


vào, ông ta treo cờ, treo anh, treo quần áo Việt cộng trước mắt
chúng tôi, thì chúng tôi cho là đó là một sự rao giảng, một sự
vi phạm, vả lại ông Trần Trường là người có quốc tịch Mỹ mà đi
rao giảng thì đó là sự vi phạm luật pháp Hoa Kỳ. Ông Tuấn cũng
cho biết thêm trước đó ông và ban tham mưu (trong đó có ông Bùi
Bỉnh Bân, ông Bân cũng hiện diện và tuần hành biểu tình phản
đối), đã làm việc với cơ quan FBI, cơ quan này đã nhận các tài
liệu chứng minh của chúng tôi là tên này đã làm việc với cộng sản
và tên này đã gởi tới văn phòng "Ủy Ban Bảo Vệ Chính Nghĩa Quốc
Gia", những văn tự y xác nhận y hoạt động cho cộng sản, cho nên
chúng tôi đã làm việc với FBI và cơ quan này nói rằng vì ngày thứ
Hai nghỉ lễ nên ngày thứ Ba họ sẽ đưa vấn đề này ra để cho FBI có
những hành xử theo những cái gì mà nguyện vọng chúng ta đòi
hỏi."
Còn đối với ông Trần Ngọc Thăng, một trong những người
điều động cuộc biểu tình, trong buổi sáng thứ Ba đã lên gặp ông
Thị Trưởng Westminetr, ông Frank Fry và các giới chức chính quyền
trong thành phố, sau đó khi ra về; trả lời phỏng vấn trong cuộc
biểu tình ông Trần Ngọc Thăng cho biết:
"Sáng nay chúng tôi lên thành phố Westminster để làm các
thủ tục khẩn cấp để nhờ ông Thị Trưởng, các Nghị viên yêu cầu họ
can thiệp khẩn cấp những cái hình ảnh đã trưng trong Hi-Tek. Sở
dĩ có vấn đề này nó liên quan đến đồng bào tị nạn ở đây và các
vấn đề thương mại của khu này, vì nếu đồng bào quyết tâm đứng ở
đây dòi hạ cái bảng đó xuống cho bằng được, thì khu phố này không
thể nào làm ăn được. Đó là lý do chính mà chúng tôi đề nghị city
triệt hạ tấm hình và lá cờ.
Trả lời câu hỏi về việc trong lúc làm việc với thành phố,
ông có nhận xét nào về thái độ của thành phố về việc làm của ông
Trần Trường và việc đồng bào bày tỏ thái độ trong cuộc biểu tình
trong ba ngày qua, ông Trần Ngọc Thăng cho biết:
"Hoàn toàn là vi phạm luật pháp, mặc dù là Hoa Kỳ có liên
lạc ngoại giao với chính phủ CSVN, nhưng Hiến Pháp Hoa Kỳ vẫn
ngăn cấm các hoạt động có tính cách tuyên truyền cho cộng sản,
hành động treo cờ là tuyên truyền cho cộng sản, và quí vị thấy
các nhân viên công lực Hoa Kỳ đối với các đồng hương biểu tình
mấy ngày hôm nay rất là nhã nhặn."

* Ngày thứ Năm 21-1-99:
Trong một khu parking nhỏ đậu độ vài chục xe, người ta
thấy hàng chục phóng viên ký giả của các đài truyền hình Mỹ và báo
chí Mỹ, Việt, thường xuyên túc trực. Đây là một điềm lạ vì ít khi
nào truyền thông Mỹ lại chú ý tới cuộc biểu tình tại Bolsa này một
cách cẩn trọng như vậy.
Phóng viên Mỹ lui tới phỏng vấn lung tung. Họ đánh hơi
thấy điều gì mà chăm chỉ như vậy, trong lúc đoàn người biểu tình
lúc thì cầm cờ, cầm biểu ngữ đi diễu hành vòng quanh trước cửa
Hi-Tek, lúc thì tạm dừng chân ca hát khúc quân hành. Những cái
loa phóng thanh dã chiến liên tục tố cộng, đả đảo cộng sản và đả
đảo tay sai.
Tin tức dồn dập từ những thành viên nồng cốt trong Cộng
Đồng VN/NCL và trong Ủy Ban Bảo Vệ Chính Nghĩa Quốc Gia, loáng
thoáng cho biết ông Quách Nhứt Danh, chủ nhân khu thương mại
Bolsa đã đi đến quyết định lên tòa án Santa Ana xin Tòa cho một
án lệnh tạm thời khẩn cấp, về việc đóng cửa tiệm Hi-Tek vì đã treo
cờ và ảnh cộng sản. Thông thường, rất khó khăn khi xin được một
án lệnh khẩn cấp, trừ trường hợp đương đơn hiện đang lâm vào tình
trạng "hấp hối" hoặc "kiệt quệ cùng đường", may ra tòa mới ra án
lệnh. Luật sư riêng của ông Danh đã làm được việc này vì trước đó
vào ngày Thứ Tư 20-1-99, ông Quách Nhứt Danh đã ký một bản "thông
báo" niêm yết trước của kính của Hi-Tek, yêu cầu ông Trần Văn
Trường phải dọn tiệm ra khỏi khu phố Bolsa Marketplace, căn 125,
trong vòng 30 ngày kể từ ngày 21-1-99 vì lý do bản hợp đồng giữa
chủ phố và chủ tiệm chỉ ký từng tháng.
Những thành viên trong cộng đồng như ông Trần Ngọc Thăng,
Hồ Anh Tuấn đều lên tiếng ca ngợi sự hợp tác của ông Quách Nhứt
Danh và luật sư cố vấn của ông.

* Đột biến.

Cho đến khoảng 5 giờ chiều thì biến cố Hi-Tek bắt đầu
xoay chiều dần sang 180 độ.
Thi hành án lệnh khẩn cấp của tòa án Santa Ana do bà
Chánh Án Tam Nomoto Schumann ký, do chủ phố, ông Quách Nhứt Danh
và luật sư riêng của ông đệ đơn tại tòa; cảnh sát Westminster đã
yêu cầu chủ tiệm Trần Trường gỡ bỏ ảnh và cờ cộng sản xuống. Tuy
nhiên, ông Trần Trường không có mặt nêu lý do bị thương do bị
đánh nên đã ủy quyền cho vợ thi hành lệnh của tòa án.
Vào lúc 6 giờ 45 phút chiều tối Thứ Năm 21-1-99, trước sự
chứng kiến của hàng trăm người biểu tình, dưới ánh đèn sáng rực
của các phóng viên và các đài truyền hình Mỹ, cảnh sát
Westminster yểm hộ vợ Trần Trường mở cửa tiệm vào gỡ cờ gỡ ảnh.
Tuy nhiên, bà vợ Trần Trường đã làm những động tác rất
ngoạn mục là chắp tay xá ba xá ảnh ông Hồ Chí Minh trong một tư
thái cực kỳ nghiêm trang thành khẩn, nét mặt đầy thiêng liêng khi
ôm hôn hình ảnh ông Hồ và lá cờ đỏ; sau đó từ từ gỡ hai "biểu tượng"
đã làm rúng động tập thể người Việt tị nạn gần một tuần qua tại
Little Saigon, trên phố Bolsa.
Kể từ lúc đó, hàng trăm tiếng reo hò hể hả của những
người biểu tình nổi lên tứ phía. Ông Hồ Anh Tuấn, lớn tiếng trên
loa phóng thanh cầm tay yêu cầu mọi người vào vị trí và cử hành
đồng ca bài Quốc ca VNCH.
Dù cờ đỏ và ảnh ông Hồ đã được gỡ xuống trong cửa tiệm
Hi-Tek, nhưng đám đông vẫn chưa chịu ra về, mà ngược lại số người
kéo đến càng lúc càng nghẹt thở. Có đến gần hai ngàn người trong
buổi tối này. Tất cả tụm năm tụm ba bàn tán đủ điều. Họ ở lại cho
đến nửa đêm mới bắt đầu ra về trả lại sự yên tĩnh cho khu phố.
Cho đến sáng hôm sau, cảnh tượng của cuộc biểu tình không
còn thấy nữa, người ta lại bắt gặp những khách qua lại đi mua
sắm, tò mò nhìn vào bên trong cửa kính kéo song sắt kín mít của
tiệm Hi-Tek, xem còn có hình ông Hồ và lá cờ đỏ hay không.
Trong khi đó, Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ
khai mạc kỳ họp khóa 6 vào cuối tháng Giêng, năm 1999. Chắc chắn
trong kỳ họp này theo dự đoán của các nhà ngoại giao phương Tây
cho hay sẽ có nhiều thay đổi quan trọng trong hàng ngũ lãnh đạo
đảng và chính sách đối ngoại cũng như đối nội.
Bộ Chính Trị Đảng CSVN hiện nay chỉ có 17 ủy viên thay vì
19, vì ông Trần Đình Tứ đã chết trước khi công bố danh sách tân
Bộ Chính Trị trong Đại Hội 8 và Đại Tướng Đoàn Khuê vừa mới qua
đời hồi tuần trước.
Trưởng ban về người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay là ông
Phạm Khắc Bình.
Trong một bản thông tin về tình hình người Việt nước
ngoài của các báo Việt trong nước, chính phủ CSVN đang hoàn thiện
chính sách "Việt kiều vận" trong năm 1999. Năm 99 là năm quan
trọng để tạo sự "chuyển biến lớn", tăng cường "thông tin văn
hóa", và "bảo hộ lợi ích" của kiều bào ta ở nước ngoài cũng như ở
trong nước.
Vụ nổ Hi-Tek chưa biết có phải là đòn mở đầu dọ dẫm phản
ứng của tập thể cộng dồng Việt Nam tại Nam California, thủ phủ
Little Saigon, một đại địa bàn chiến lược trong tất cả lĩnh vực
ngoại giao, văn hóa, chính trị và kinh tế hay không"
Vấn đề không dừng lại ở cá nhân anh chủ tiệm cho thuê băng
vidéo Trần Trường, hay hình ảnh ông Hồ Chí Minh (Vì theo nhiều
người cho biết, tấm hình nay đã treo gần cả năm nay rồi). Vấn đề
là tại sao nó được cho nổ vào đúng thời điểm này. Liệu việc gỡ cờ
và ảnh trong khu vực cửa tiệm buôn bán cá nhân ở xứ Mỹ, có ảnh hưởng
gì đến chính sách ngoại giao giữa Hà Nội và Hoa Sinh Tông trong
những ngày sắp tới hay không"


* Tin về ngày 4 tháng 2-99: Chủ Tiệm Hi-Tek Trần Trường
và các thành viên điều động các cuộc biểu tình sẽ ra tòa án Santa
Ana.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.