Hôm nay,  

Vui Buồn Nghề Nails: Chuyện Dài Dài Thẩm Mỹ: "eách Chiên Bơ"

25/08/200200:00:00(Xem: 6482)
Cái ngày gì mà bù đầu bù cổ. Có bữa hỏng một móng bước vô cho đỡ tủi nghề tủi nghiệp, có ngày thì làm quên thở nhịn ăn, riết đau bao tử!
Như bữa nay nè, từ mở cửa cho tới xế xế, mạnh ai nấy dũa nấy vuốt. Tiếng máy dũa chạy xè xè xẹt xẹt tiếng nhấp kéo lách cách lắt cắt. Nói hoài mà mấy người nầy có cái tật lạ thiệt là lạ. Cắt thì hỏng cắt bao nhiêu mà nhấp kéo thì đứng nhấp nhấp hoài nghe nhức đầu.
Cha, bửa nay sao mình bực bội khó chịu quá" (Loan nghĩ thầm) thấy cái gì cũng trái tai gai mắt ừm sao đó. Ngày trước mình cũng hỏng đến đổi gì, cũng ôm mộng cao chỉ tại vì miếng cơm manh áo muốn phụ giúp chồng mà phải nhảy ra học đại một nghề rồi dính luôn với nghề nầy. Nhiều khi thấy mấy bà mấy cô học hành tới nơi tới chốn trở thành bác sĩ kỷ sư nầy nọ sang trọng sướng quá mình cũng hơi ganh ganh, họ ngồi đó cho mình o bế sắc đẹp, chiều chuộng còn hơn chiều ... má mình nữa, trong khi thỉnh thoãng nghe loáng thoáng có ai đó kêu mình là... "con mẹ làm neo" cũng hơi tủi tủi chớ.
Mà thôi ai có số phần người nấy. Sỉ nông công thương nghề nầy cũng là nghề cao quí lắm chớ phải ai cũng khéo léo cũng được khách hàng tới lui đòi cho được mình phục vụ đâu. Người khách bước vô tiệm tóc tai le que mặt mày héo xào, dưới bàn tay nghề của mình, khi bước ra khỏi cửa đổi dạng hình hài tươi tắn đẹp đẻ mình cũng thấy khoái chớ. "Nhứt nghệ tinh nhứt thân vinh" mờ. Mình cũng nhờ nghề nầy mà phụ chồng nuôi con cái nên người, sắm xe sắm cộ mua nhà mua cửa mua tiệm gởi tiền về Việt Nam giúp đở bà con, là điều hảnh diện tự an ủi phần nào.
Đang ngồi coi sổ sách vừa nghĩ ngợi lan man bổng chuông điện thoại reo một cái reng làm giựt mình. Nhấc điện thoại lên Loan nói:
" Helo. Tiệm...
Tiếng ông Ba Phải ngắt ngang:
“Ết chiên bơ ết chiên bơ , Tám!"
Rồi cúp cái cụp.
Loan bỏ điện thoại xuống xây vô trong lên tiếng nhẹ nhàng:
“Ết chiên bơ bà con ơi"
Nói nhẹ nhàng vậy mà cả tiệm tự dưng nhốn nháo cả lên.
Người nào mới xong khách vội vàng lấy chổi quét quét hốt hốt, người thì phủi bụi phủi tóc, người thì chạy lại hộp thuốc sát trùng mở nấp ra coi có tóc trong hộp hông, đổ thuốc củ pha thuốc mới, người thì coi lại cái bàn mình đang ngồi làm có phải bàn của mình không, có cái license tên của mình không" người thì lấy đống đồ nghề dơ ra rửa. Ôi thôi chộn rộn chạn rạn... Có kinh nghiệm bị phạt hồi năm ngoái mờ. Phải chi mổi ngày giử sạch sẽ như vầy thì đở biết bao nhiêu"
Vậy mà đâu đó xong xuôi rồi, tới chiều hơn năm giờ cũng hỏng thấy "bà”nào xẹt!. Rồi chuông điện thọai reo. Tiếng ông Ba Phải:
“Sao" nó có vô tiệm Tám không" Bên nầy tiệm nào nó cũng vào"
Loan nói:
“Hỏng thấy. Chắc nó tha cho tụi nầy. Năm ngoái xét bốn lần rồi mà. Tiệm thiếu gì. Phải qua xét tiệm khác chớ chẵng lẽ cứ tới lui xét hoài một tiệm" bộ thù vặt hay sao""
Ba Phải cười:
“May cho Tám đấy. Tụi nầy bị phạt vệ sinh."
Loan hỏi:
“Hết nhiêu""
Ba Phải chắt lưỡi:
“Ối, chẵng nhằm gì"
“Chẵng nhằm gì là bao nhiêu""
“Hỏi chi hỏi kỷ thế Tám""
Loan cười:
“Hỏi cho biết để học hỏi lẩn nhau để không phạm lổi để coi năm nay có luật lệ gì mới phạt không chớ hỏi để làm gì"
Ba Phải nói:
“Ối giời ơi, phạt sơ sơ hết nghìn mấy đấy"
Loan thở ra:
“Vậy là tiêu lời."

“Thế nhưng, họ cho biết nếu mấy người thợ đi học cái lớp gì ấy ở State Board thì họ sẽ không phải đóng phạt"
Loan thắc mắc:
“Ông nói gì tui hỏng hiểu rỏ. Nói lại dùm coi"
Ba Phải nói:
“Ủa" Thế Tám chẵng hay vụ đi học ấy à""
Loan hỏi lại:
“Vụ đi học gì""
Ba Phải:
“Thì vụ có một nhóm người bị phạt vệ sinh lần đầu đã có thư mời của State Board, mời đi tận chổ họ dạy lại cái lớp làm vệ sinh giống như bị phạt xe đi học lớp traffic ấy mà"
Loan chưng hửng:
“Tụi nầy có hay gì nghe ai nói gì đâu nà."
Ba Phải cười:
“Tiệm Tám chẵng nghe là phải vì Tám bị phạt nhiều lần thì không được đâu. Đây là họ ưu tiên dành cho những người mới bị phạt vệ sinh lần đầu thôi "
Loan nói:
“Ạ... thì ra vậy. Mà cũng hỏng công bằng. Đáng lẽ luật nầy nên có lâu rồi để mình đi học đở phải đóng tiền phạt. Với lại có lợi vì nhiều thợ ra nghề lâu quá quên hết cha nó mấy cái vụ rửa đồ nghề giử vệ sinh đúng cách nầy nọ, phải hông nà""
Ba Phải nói:
"Ậyyy. Muốn gì thì cứ gởi thơ đi khiếu nại, đừng ngồi đó mà than phiền cho phí thì giờ. Tám nầy, tôi báo động thế có được không nhỉ"
Loan cười:
“Quên. Cám ơn ông Ba lắm nha. Nhờ báo động vậy tụi tui bên nầy chuẩn bị sẳn sàng, khỏi ngán"
Ba Phải cười:
“Thế cái hiệu báo của tôi mà được việc nhỉ."
Loan cười:
“Ông hay thiệt. Hồi trước mổi lần nó tới tụi nầy kêu "state board tới state board tới”thấy lộ liễu kỳ kỳ làm sao đó, bây giờ ông xài dấu hiệu “ết chiên bơ”(State Board, ết xờ và bê) thì kín đáo hơn hén"
Ba Phải cười:
“Thế mới gọi là đồng nghiệp đồng nghề đồng hương đồng lòng chứ, phải không Tám""
“Phải phải, đúng đúng. Cám ơn rất nhiều. Nhung lần sau kiếm dấu hiệu khác đi, ông nói ếch chiên bơ làm tui chảy nước miếng nhớ quán Tư Sanh ở gần cầu Tân Thuận chuyên môn bán đồ nhậu đó có món ếch chiên bơ ngon hết xảy ông nhớ hôn"
Ba Phải cười ngạc nhiên:
“Ủa, thế Tám lúc còn ở Việt Nam bao nhiêu tuổi mà biết quán nhậu" có chắc là cầu Tân Thuận không hay cô lại "nầm nộn”với Cầu Móng Cầu Chử "E Nờ “Cầu Chử Ca Cầu Bông Cầu Cây Gỏ Cầu Ông Lãnh Cầu Thị Nghè Cầu Phan Thanh Giãn Cầu Bình Triệu Cầu Bình Lợi Cầu Nhị Thiên Đường hay Cầu Phú Lâm""
Loan cười nghất lắc đầu:
“Còn nhỏ híu, cở mười mí. Tui đi theo ba tui ăn tiệc Cây Mùa Xuân đó mà. Ông lanh quá trời là lanh. Đâu có cầu nào là Cầu Chử "En Lờ "ø (L) hay chử Ca (K) đâu ôngggg!!! Ở Sài Gòn tui biết chỉ có Cầu Chử Y hà ông ơiiii còn cầu chữ Ca thì có Cây Cầu Khỉ ở miệt vườn Lục Tỉnh tui đi cúng Thanh Minh thường vừa đi vừa vịn vừa run mà thôi. Ông hỏi gặn lại làm tui ngờ ngợ, hỏng biết phải cầu Tân Thuận hông... a! Mà thôi, ông sao hay rắc rối! Cầu gì cũng bắt ngang sông, cầu nào cũng được mờ. Nè, ngày mai tui mời ông đi uống cà phê nha."
Ba Phải cười hà hà:
“Được zồi được zồi. Tôi cũng thèm ếch chiên bơ để rủ mấy người bạn đi soi ếch về nhậu."
Loan hỏi:
“Ở Mỹ mà nói chuyện đi soi ếch. Soi ở đâu""
Ba Phải cười:
“Soi ở đâu hỏi chi thế" Chả khai ra đâu Tám ơi. Nếu có tôi chia cho Tám một ít về xào lăn cho ông xả nhậu nhé. Hẹn sáng mai vừa xơi cà phê vừa tính dấu hiệu báo động khác, Tám nhé. Mấy giờ thế Tám""
“Chín giờ đúng. Đừng có xài giờ dây thun nha."
“Thế tôi xài giờ dây nhợ được không" Nói chơi tí thôiiii. Chín giờ đúng hẹn"

Trương Phú Lâm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.