Hôm nay,  

Vui Buồn Nghề Nail - Học Nail, Thi Lấy Bằng Nail

26/08/200100:00:00(Xem: 11351)
Tuần nầy xin trân trọng giới thiệu với độc giả bài của cô Anh Nga một người thợ làm Nail ở Santa Ana. Rất cám ơn cô Anh Nga và mong cô tiếp tục viết.

Trương Phú Lâm

***

Reng reng… reng… A lô! chị Nga đó hả, may xong chưa mang liền lên cho em,
đặng ủi và giao hàng cho người ta nghe!
Reng… reng… reng… A lo! chị Nga ha" lên lấy đồ về sửa, chị may gì kỳ, hư hết rồi nè lên gấp nghe!!!
Reng… reng …reng… A lô! chị Nga hả" chiều nay có hàng mới về có lấy thì lên sớm không em giao cho người khác đó.
Những điệp khúc như vậy, kèm theo sự chầu chực cả nữa ngày trời để tranh nhau nhận hàng về may và sự miệt mài may từ sáng sớm đến khuya lơ khuya lắc thậm chí không bao giờ có ngày cuối tuần, và tiền thì không đủ chi phí trả tiền thuê nhà, làm cho tôi cãm thấy mệt mõi mà không biết tương lai sẽ ra sao" Lúc nào cũng lo ngay ngáy hàng may không kịp giao cho người ta!, không biết kỳ nầy có bị sửa đồ không… v...v...
Rồi tới khi lĩnh tiền thì bị chủ trừ trước, trừ lui, ăn gian đủ kiểu miễn lợi cho họ là được. Đó là biết may chứ như lúc đầu mới qua chỉ nhận đồ về cắt chỉ cã ngày có vài đồng bạc là cũng mừng lắm rồi.
Lúc ở VN thì nghĩ sang đây làm cái gì cũng được, miễn có tiền còn hơn VN. Qua đây theo diện ODP thì làm gì có trợ cấp hay sức khỏe vì thế 1 người trong nhà phải đi làm hảng để mua bảo hiễm sức khỏe, mà chân ướt chân ráo mới sang thì làm sao có kinh nghiệm để làm nhiều tiền, đành leo từ từ vừa học vừa làm là thượng sách, và may đồ thì có thời gian take care con cái, đưa đón tụi nó lúc còn nhỏ.
Lúc đó có người bạn thân qua trước của ông xả thấy vợ bạn may cực quá mới khuyên sao không cho bả học Nail. Anh ta nói có người em họ có bằng Kỷ sư hẳn hòi xong bây giờ đang mở tiệm Nail ở Chicago làm ăn có tiền lắm, có mấy tiệm lận. Mình nghe cũng ham, và chỉ mong sao có người quen giúp cho làm là được rồi.
Thế là đi tìm trường học.
Nhưng còn vấn đề tiền để giải quyết sinh kế trong lúc học chứ, đành tìm trường gần nhà, và nghe nói có vẽ dễ khi mình "chuồn về" để còn may đồ nữa chứ! Vì chợt muốn học nên không đúng dịp chính phủ cho tiền, phải tự túc đóng tiền trường. Khoản tiền không nhỏ, nhưng cũng có. Cũng may là trường dạy lý thuyết vào buổi tối và ban ngày thì thực hành.
Ngày nào cũng vậy, chạy vào bấm thẻ cho đúng giờ, mượn tay bạn, hoặc làm bằng móng tay giả xong đưa cô giáo chấm. Đôi khi còn ăn gian bằng cách lấy móng giả đã làm trước đó sửa chữa đôi chút rồi mang cho cô chấm điểm. Còn làm tay chân nước thì mượn tay, chân bạn sơn lên cho đẹp rồi mang chấm điểm, thực tâm là không phải cố học nghề ( quan niệm sai lầm) mà chỉ để xong khóa học và lấy bằng thôi. Vì môn lý thuyết bắt buộc phải có mặt và thầy giãng cũng hay nên không bỏ ngày nào; nhưng phần thực hành sau nầy cứ làm cách đó hoài, chạy đi, chạy về để may đồ cho kịp !!! và nghĩ khi đi làm thực hành ở tiệm nghề dạy nghề thì thực tế hơn ! " ! ".
Ngoại trừ những bạn siêng năng và có thời gian, không lo vấn đề sinh kế chú tâm học thực hành kỹ. Ông xã tôi không biết tôi học kiểu đó vì nghĩ tôi học thực tình, học giỏi mà may cũng giỏi ! chứ biết tôi học qua loa chắc là bắt tôi dẹp may đồ để học rồi.
Cuối cùng rồi cũng xong khóa học và chuẩn bị đi thi.
Lúc đó mới bắt đầu... teo. Dở tập ra, dợt lại từ đầu chí cuối.
Ngày đi thi, nếu mướn người đưa đi thi và làm người mẩu thì cũng tốn tiền nên có ông anh ruột tình nguyện chở đi thi vì anh ấy đã từng chở vợ đi thi rồi có kinh nghiệm. Lại học bài kỹ nhưng sao đêm trước khi thi hồi hộp quá không ngủ được và lạ chổ ngủ vì phải đến nhà ông anh để đi cho gần. Sáng dậy thật sớm đi vì sợ kẹt xe, tới nơi người ta còn chưa mở cửa nhưng nhiều người đã có mặt và mặt ai cũng có vẽ đăm chiêu lo lắng làm tôi cũng sợ lây. Sau đó vào mượn đồ nghề để thi.
Người ta cho coi video xem cách vào phòng thi làm thế nào. Lúc đầu tưỡng chổ cho mướn đồ nghề để thi là của Stateboard, nhưng sau biết là của tư nhân.
Rồi cũng đến giờ thi lý thuyết. Vì đã học kỹ nên làm rất nhanh trước giờ qui định, cố ngồi coi kỹ lại rồi mang nộp. Sau đó đến phần thi thực hành. Vô phòng thi, giám khảo là một bà người Mễ. Lúc còn đi học ở trường, nghe nói có giám khảo người Việt mình, có người nói họ dể lắm, nhưng không tỏ vẽ gì quen đâu.


Trong hảng cho mướn đồ nghề có một bà Việt Nam chỉ dẫn, bả hăm:
Đừng tưỡng bở. Hai bà giám khảo Việt Nam khó lắm, nhứt là bà Xuân, ai làm rớt đồ nghề là bả chấm rớt liền.
Nghe rùng rợn!!! Không biết tin ai nhưng cũng thầm mong gặp giám khảo Việt Nam vì nghĩ dù sao người mình với nhau dễ nương tay hơn, và khi đi ngang qua các phòng khác thấy thoáng có người Việt nhưng nào dám dòm kỹ, người ta kêu đến đâu thì lục tục theo đến đó. Lúc mới qua học Anh văn có vài tháng rồi nghĩ nên nghe đâu có rành, giám khảo nói gì chỉ đoán họ nói theo bài bãn đã học hay xem trong video thôi.
Khi các thủ tục mở đầu đã hoàn tất bắt đầu làm bài thi tự dưng quên hết những gì đã học, phải ngó chừng xem bàn kế bên họ làm gì trước mà theo. Lúc học ở trường chỉ có chai Cuticle Softener chứ không có chai Savon rửa tay (trước khi thi nhà trường có dặn là khi thi có thêm chai Savon để rửa tay đó) vậy mà khi làm thay vì lấy chai Cuticle Softener bóp lên móng thì tôi lấy chai Savon tỉnh bơ bóp lên. Bóp xong mới giật mình, chết cha! Savon chứ không phải chai Softener vì màu nó trắng đục giống hệt nhau. Lật đật lấy bông gòn chùi ngay. May giám khảo còn ở xa chưa thấy!!! Giám khảo đi vòng vòng trong phòng thi chấm điểm. Aùng chừng khi giám khảo đang quan sát mình thì làm chậm chạp hơn cho họ coi và cần nhất đúng bài bản và vệ sinh. Phải rửa tay mỗi lần làm xong một phần, đang làm đến khi vói mỡ chai Cuticle Oil lính quýnh vì chai nầy khác với chai thường dùng, tôi làm rớt cái nắp kêu đánh kẻng thật to giữa không khí im lặng trong phòng thi. Phản ứng tự nhiên là ngồi thụp xuống lượm nhanh cái nắp úp trở lên chai, xong mới giật mình nghĩ ra là mình đã vi phạm điều lệ vệ sinh là khi dụng cụ rớt dưới đất phải mang đi tẩy trùng lại rồi mới dùng, liếc thấy giám khảo đằng xa mà nghĩ họ không nhìn thấy mình nên yên lòng làm tiếp ( nhưng chắc họ có thấy vì tiếng động to ai cũng nghe làm sao giám khảo không biết được, nhưng họ không làm mình bối rối thôi).
Làm xong phần 1 ông anh nói nhỏ trong miệng: từ từ..., nhanh quá..., liếc đồng hồ thấy còn nhiều thời gian nên cố làm chậm lại, nhưng sao làm xong hết các phần mà đồng hồ nó còn sớm tới nửa tiếng" sợ quá, nghĩ điệu nầy rớt rồi ! Không thể ngồi kéo dài hơn, nhưng thấy vài bạn bên cạnh đã thu xếp đồ nghề nên cũng yên tâm, dơ tay báo cho giám khảo mình xong để họ chấm điểm xong chào ra về, chờ nghe kết quả.
Lúc nầy mới thật lo âu, hồi hộp.
Ngoài trời thì lạnh buốt vì đang mùa đông. Từ sáng chưa ăn gì nhưng không cãm thấy đói, chỉ thấy mệt đuối cã người. Chờ cã mấy tiếng đồng hồ, rồi cũng đến lúc nghe đọc kết quả. Nhìn người ta vui mừng đi về gần nữa phòng mà vẫn chưa có tên mình, cứ thót cã ruột khi họ bắt đầu kêu tên mới. Kết quả rồi cũng tới lúc lên ký tên nhận bằng. Mừng ơi là mừng, và thử nghĩ nếu rớt thì cái cảnh dậy sớm, rồi chờ như thế nầy quả là kinh khủng, vì đi từ 5-6 giờ sáng đến 7 giờ tối mới về đến nhà mà biết lần sau ông anh có rảnh để chở đi dùm không" Và cũng thông cãm cho những người đang ngồi lại chờ đọc tên mình với ánh mắt ái ngại, nhưng trong lòng mình thì vui như mỡ hội vì đã thi đậu.
Toi nghĩ tôi thi đậu là nhờ hiểu bài, nhờ có dợt lại căn bản. Còn những người vô thi trong phòng hai bà giám khảo Việt Nam, nhứt là phòng bà Xuân, ai cũng nói: Trời ơi bả dễ thương, tử tế quá chừng. Thấy tui làm lộn, thay vì làm tay trước tui nhè lấy thau nước để làm chân thì bà lại gần nói nho nhỏ: Trở lại đọc kỷ đề thi. Tui trở lại đọc thì mới tá hỏa, phải làm móng tay trước. Hú hồn. Bả tử tế quá chớ. Người nào trong phòng hai bà cũng đậu hết
Tui làm rớt đồ nghề , lượm lên đi rửa tay tiếp tục làm, tui có bị chấm rớt như lời cái bà làm cho hảng mướn đồ hăm he đâu. Bả nói ẩu, đoán mò. Hay là tại bả thi vô làm giám khảo hỏng đậu bả ganh ghét chớ gì
Khi biết rõ, tôi muốn nhắc cho các bạn nhớ là trong building chổ đi thi có một hảng cho mướn đồ nghề, có lợi thế, dựa hơi, làm cho thí sinh lầm tưỡng họ là nhân viên của State Board, tính mắc hơn một hảng ở bên kia đường, hảng đó cho mướn rẻ tiền hơn mà đồ nghề cũng đầy đủ y vậy.
Có lời khuyên cho các bạn nếu học thì ráng học cho kỹ và khi thi chỉ cần làm đúng qui cách vệ sinh thì đậu. Mình nghĩ họ không cần mình phải làm cho đẹp như làm cho khách ở tiệm đâu.

Anh Nga

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.