Hôm nay,  

Từ Sydney Đến Oakland

26/12/200300:00:00(Xem: 4280)
Từ Sydney đến Oakland, người Việt hải ngoại đấu tranh đòi chân lý và công bình, chống tuyên truyền một chiều của CS và Phản Chiến.
Tại Uùc, người Việt chung lưng đâu cật đấu tranh không cho đài truyền hình SBS của Uùc tiếp vận chương trình truyền hình VT 4 của CS Hà nội tuyên truyền đánh bóng chế độ độc tài CS và chiêu dụ người Việt tỵ nạn CS. CS Hà nội có ngân sách quốc gia, có thế bang giao với Uùc, có hợp đồng trả công rất cao cho đài Uùc SBS; nhưng CS thua. Người Uùc gốc Việt đấu tranh bằng tiền túi, ở thế sắc tộc thiểu số, chống trả đài SBS được chánh quyền Uùc tài trợ trên 90%; nhưng người Uùc gốc Việt thắng: chương trình VT 4 bị ngưng ở Uùc.
Tại Oakland, cô Mimi Nguyễn nhơn viên Viện Bảo tàng Oakland bị Ban Giám đốc đuổi vì có ý kiến chống lại cuộc triển lãm Next Stop VN trưng bày lịch sử Chiến tranh VN, mà không cho người Việt tỵ nạn CS có tiếng nói, lại đi theo lối mòn của Phản Chiến bôi lọ Quân dân VNCH trong cuộc chiến vì tự ïdo, dân chủ. Oakland có 450.000 dân, người Việt tỵ nạn CS chỉ có 30.000, cơ chế cộng đồng chưa tổ chức. Trong khi đó trong Toà Thị Chính có người thân CS, bên cạnh có Đại Học Berkley thành trì Phản Chiến Miền Tây của Mỹ, có hải cảng lớn, hàng hoá từ VNCS đến đây và từ đây phân phối đi khắp Cali và vùng Tây Bắc. Và Toà Tổng Lãnh sự CS Hà nội muốn bám trụ Oakland sau khi không thể đặt chân được ở San José. Thế nhưng cuộc đấu tranh của người Mỹ gốc Việt tại Oakland thắng; Ban Giám đốc nhượng bộ đổi chương trình triễn lãm Next Stop VN thành Transforming America làm nỗi bật chánh nghĩa tự do, dân chủ của Chiến tranh VN và vai trò xây dụng của người Việt tỵ nạn CS trên đất Mỹ.
Hai cuộc đấu tranh ở Sydney và ở Oakland về hình thức có khác chút ít nhưng có nhiều điểm chung và nội dung giống nhau. Ở Uùc cuộc đấu tranh dựa vào cơ chế cộng đồng, lấy biễu tình hoà dịu làm phương tiện, gây áp lực. Tại Oakland đấu tranh dựa vào nhóm tình nguyện, không biểu tình, mà vận động lấy, ý kiến, chữ ký làm áp lực. Nhưng cả hai đều có một số điểm chung. Vàø chính những điểm chung này là yếu tố thăùng lợi và nói lên người Việt tỵ nạn CS đã hoà nhập nhập sâu sát vào dòng chính và đã trưởng thành chánh trị nơi đất mới. Một, dù biểu tình gây áp lựïc hay vận động gây áp lực, tất cả đều thực hiện hoà dịu, hoàn toàn không dùng bạo lực, giữ đúng qui định phát biểu ý tưởng, thái độ của nơi đấu tranh. Việc nắm vững được tình hình đó đã khiến chánh quyền và nhân dân sở tại có cảm tình với cuộc đấu tranh. Ở Uùc Oâng Bộ Trưởng Quốc tịch và Văn hoá ca ngợi các biểu tình của người Việt là cách làm dân chủ, và "rất Uùc." Tại Oakland chánh quyền tiểu bang xác nhân việc làm của Ban Giám đốc "không thích hợp". Hai, vận động được sự yễm trợ của truyền thông sở tại. Tại Uùc hệ thống truyền hình Uùc đã đưa ra một phóng sự cho nhân dân Uùc thấy ở VNCS không có truyền thông độc lập, mà chỉ có truyền thông tuyên truyền.VT 4 là truyền hình của CS Hà nội, không lý do gì đài SBS hoạt động 90% do do ngân sách quốc gia tài trợ, tức tiền thuế của nhân dân đóng góp, lại đi tiếp vận một đài tuyên truyền cho CS. Tại Oakland cũng thế, tập đoàn California News Media Group, do những người Việt trẻ "Nhóm Thỉnh Nguyện Thư" vận động, nhận thấy bất công trong đối xử với một cộng đồng sắc tộc thiểu số nên đặt vấn đề với tiểu bang. Và tiểu bang có ý kiến để Ban Giám đốc Viện Bảo Tàng xét lại việc làm của mình và mời người Việt đến để thương thảo.

Cả hai cùng đòøi hỏi chân lý cho lịch sử và công bình cho người trong cuộc và cho chánh nghĩa của cuộc Chiến tranh VN. Tại Uùc, Cộng đồng ngưòi Việt ở Sydney không chấp nhận những luận điệu truyền truyền tô lục chuốc hồng của CS xâm lăng Miền Nam làm trên 300.000 quân nhân, cả triệu dân thường VN bỏ mạng, trong khi VNCH không bao giờ xua quân ra Miền Bắc chỉ chiến đấu bảo vệ quê cha đất tổ mình thôi. Sau chiến tranh, gần 3.000.000 người gạt nước mắt bỏ nước ra đi và CS Hà nội suốt 28 năm trở thành nhà cầm quyền tham nhũng nhứt Á châu và biến VN trở thành một trong những nước nghèo nhứt thế giới (Carl Thayler, Học viện Quốc Phòng Uùc). Bằng cớ hiển nhiên là đã, đang đàn áp tôn giáo, đồng báo Thượng, nhà tu, trí thức, và cả đảng viên CS có ý kiến khác nữa. Không thể để CS tiếp tục lợi dụng truyền thông làm lệch lạc chân lý lịch sử nữa. Đất nước nhân dân Uùc là tự do, dân chủ, không thể tòng phạm, tiếp tay cho tội ác, và phải giúp trả chân lý lại cho lịch sử. Tại Cali Mỹ, cô Mimi Nguyễn, Nhóm Thỉnh Nguyện Thư, và người Việt ở Oakland không đòi hỏi tái thu dụng cô Mimi lại, mà đòi hỏi công bình và chân lý cho lịch sử và cho người trong cuộc.. Công bình là đạo người ta ở đời. Không người Mỹ nào lại phủ nhận "Fairness." Tại sao triển lãm về Chiến tranh VN mà lấy toàn tài liệu, luận điệu của Phản Chiến. Đưa lên hình cô bé bị bom napalm My, đưa hình Tướng Loan chỉa súng vào đặc công Việt Cộng, mà không đưa hình hố chôn tập thể hàng ngàn người bị VC bẻ cổ, đập đầu, bắn bỏ, đuà xuống hầm lại; là bất công. Tại sao phỏng vấn cựu chiến binh Mỹ chống chiến tranh than nghèo kể khổ mà không phỏng vấn những chiến sĩ VNCH bị bức tử quân đội, bị tù đài cải tạo hàng chục năm, khi đến Mỹ vẫn tiếp tục vừa chống Cộng vừa làm lại cuộc đời, xây dựng cho quê hương mới là Cali nói riêng và Mỹ quốc nói chung. Những năm sau cùng của Chiến Tranh VN, Phản Chiến khống chế đại học, truyền thông, chánh trường, làm lệch lạc cái nhìn lịch sử, át tiếng nói của những người Mỹ bình thướng. Quân nhân Mỹ về nước không đươc hưởng qui chế cựu quân nhân; 58.000 quân nhân Mỹ chết cho đức tin và truyền thống tự do, dân chủ Mỹ ở chiến trường VN, không được nhớ ơn. Một phần 3 thế kỷ chân lý lịch sửõ bị Phản Chiến che dấu đã quá đủ. Đã đến lúc phải trả chân lý lại cho lịch sử, phải công bằng, chánh trực với những người đã nằm xuống, và những người Mỹ Việt bị Phản Chiến giành mất diễn đàn. Và lương tâm của nhân dân Mỹ, lương tri của Loài Người, bản tính yêu tự do, công bằøng và chân lý đã thắng.Ban Giám đốc đài Oakland trong phiên họp thảo luận trên tinh thần tương kính và hiểu biết với ngưòi Việt, Nhóm Thỉnh Nguyện Thư, Cô Mimi, thân hào nhân sĩ của cộng đồng và truyền thông độc lập: thay đổi cuộc triển lãm Next Stop VN thành Tramsforming America.
Lịch sử đã chứng minh, tự cổ chí kim, tư do không xin mà có, dân chủ không ngồi chờ mà được. Đấu tranh ai bền tâm, vũng chí, và làm có tình có lý sẽ thành công. Và người Việt từ Sydney đến Oakland đã thành công như thế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.