Hôm nay,  

Hoa Kỳ Có Phải Rút Khỏi Iraq Như Nga Ơû Afghanistan?

16/09/200300:00:00(Xem: 4709)

Chưa có lúc nào Tổng thống Bush bị chỉ trích nhiều như lúc nầy về chính sách của ông ở Iraq, nhứt là nhân việc ông xin Quốc Hội cho phép ông sử dụng 87 tỷ mỹ kim để chi tiêu trong tài khóa tới ở Iraq. Nhân việc nầy, dư luận nhắc tới việc Hoa kỳ rút khỏi Việt Nam năm 1975 hay việc Liên Sô phải rút khỏi Afghanistan năm 1988. Đâu là sự thật"
Dưới đây chúng tôi xin trích dịch lại bài báo của ký giả Marc Kaufman, người đã chứng kiến việc Liên Sô rút khỏi Afghanistan năm 1988. Ông đã nói gì về việc Hoa kỳ chiếm đóng Iraq hiện nay"
(HVĐ)
Quân sĩ ngoại quốc được võ trang đầy đủ hàng ngày bị du kích quân cảm tử tấn công và các sự thiệt hại tăng lên. Phần lớn thế giới chống lại hành động quân sự và sự chống đối đó đặc biệt lên cao trong các quốc gia Hồi giáo. Các chiến sĩ của cuộc thánh chiến Hồi giáo đã được lôi cuốn vào cuộc chiến, mỗi ngày gia tăng tiền bạc và những chiến thuật cực đoan. Các lực lượng chiếm đóng tìm cách canh tân một xã hội Hồi giáo cổ điển và làm việc đó một cách nhanh chóng. Họ chưa thất một trận đánh nào, nhưng chiến tranh không phải vì thế đã chấm dứt.
Nếu điều đó giống như việc diễn tả sự thử thách mà các lực lượng Hoa Kỳ đang phải đối phó sau chiến tranh ở Iraq, thì các bạn có lý. Nhưng điều đó cũng diễn tả một trận giặc cũng trong vùng đó : cuộc xăm lược và chiếm đóng của quân đội Sô Viết ở Afghanistan trong thập niên 80.
Trong khi số người Mỹ bị thiệt mạng tăng gia ở Iraq và những cố gắng để cải thiện đời sống cho người Iraq vẫn còn hạn chế vì thiếu an ninh, chính quyền của TT Bush dã phải làm việc một cách cực nhọc để thuyết phục chúng ta rằng chúng ta đang chứng kiến cái chết của chế độ Hussein. Cố vấn an ninh Condolezza Rice và nhiều người khác nữa đã nêu cao việc chiếm đóng Nhựt bổn và Đức quốc sau Đệ Nhị thế chiến như là kiểu mẩu cho cuộc chiếm đóng hiện nay của Mỹ ở Iraq. Những người chống đối chính quyền Bush trả lời cho việc đó bằng cách nêu lên ám ảnh Việt Nam và những cuộc hành quân thất bại của Hoa kỳ ở Somalia và Lebanon.
Và kinh nghiệm của Liên Sô ở Afghanistan - nơi mà một siêu cường đã tiến chiếm một cách ồ ạt và dử dội, ngoài khu vực ảnh hưởng của mình, một quốc gia Hồi giáo - là một kiểu mẫu hữu ích, mặc dù kết cuộc và những lý do của những quốc gia chiếm đóng có thể khác nhau thế nào chăng nữa. Và vì sự chiếm đóng của Liên Sô ở Afghanistan kết thúc bằng một thảm trạng cho cả kẻ đi chiếm đóng và kẻ bị chiếm, nó phải mang lại những bài học mà những nhân vật trong chính quyền Hoa Kỳ cần phải ghi nhớ.
Tôi (ký giả Kaufman) đã có mặt tại Afghanistan khi những người Nga cuối cùng rời nơi đó năm 1988, từ bỏ những nơi đồn trú được bảo vệ một cách chặt chẽ, lo sợ bị tấn công trong khi rút lui. Lúc đó, người Sô Viết đã tìm cách tránh bất cứ những gì sai lầm nhưng cũng đã sát hại hơn một triệu người và làm cho một triệu người khác phải di tản và tị nạn. Người Sô Viết đã trở thành kẻ thù của Hồi giáo, mặc dù họ đã xài hàng tỷ bạc để canh tân Afghanistan và lôi cuốn người Afghanistan. Quân đội Liên Sô vẫn tặng kẹo cho trẻ con khi họ rút ra khỏi Kabul - nhưng việc đó chẳng có ý nghĩa gì hết cho tới khi mọi việc chấm dứt.
Hoa Kỳ đã bắt đầu việc chiếm đóng trên cơ sở một vị thế mạnh mẽ hơn. Dù sao thì Người Sô Viết đã ủng hộ một chính phủ cộng sản Afghanistan bị thù ghét, trong khi Hoa Kỳ đề nghị dân chủ và việc tái thiết, điều mà người Iraq nói rằng họ mong muốn. Cả hai (quốc gia) đều bắt đầu cuộc chiếm đóng với sự tin tưởng rằng dân chúng dịa phương ủng hộ họ hay như trong trường hợp của Liên Sô, rằng những người địa phương phải chấp nhận sự lệ thuộc. Người Sô Viết đã chứmg minh rằng họ đã lầm lẫn và người Mỹ đã học được rằng họ không thể tin tưởng vào sự ủng hộ mà họ nghĩ rằng họ có thể có được. Các sĩ quan cao cấp nhứt ở Iraq phải nhìn nhận rằng họ đang có một trận "chiến tranh du kích" phải đối phó - và các động lực tại chổ của hai cuộc chiếm đóng bắt đầu giống nhau một cách sâu rộng.
Chiến tranh du kích phải được đối phó bằng quân sự, nhưng quan trọng hơn như là một cuộc chiến để chiếm "lòng người"øø. Vì thế mà hiện nay Hoa Kỳ phải làm việc vừa bình định vừa phát triễn Iraq. Những kẻ thù của Hoa Kỳ cũng cố gắng tạo ra sự tàn phá và duy trì Iraq trong tình trạng thiếu thốn điện lực, thiếu thốn dụng cụ y tế và không có hy vọng gì có được một tương lai hòa bình với ảnh hưởng của người Mỹ. Để đạt được những mục tiêu đó, du kích quân Iraq đã theo gương các chiến sĩ du kích Afghanistan đã buộc người Nga phải rút khỏi xứ đó.
Trên phương diện chiến lược, đây là một cuộc chiến được phân chia thành 1000 khu nhỏ - một vài người bị thương nơi nầy, một vài cái chết nơi khác, và những vụ đặt bom nổ trên xe và những vụ khủng bố. Giống như những quân phản loạn Afghans chiến đấu chống người Sô Viết, các chiến sĩ Iraq cũng phá nổ các đường giây chuyển điện, tấn công những người địa phương giúp đở cho lực lượng chiếm đóng và làm cho cuộc sống của dân chúng trở nên khó khăn. Tromn một trận đánh nổi danh năm 1983 để chống lại quân đội Sô Viết, du kích quân Afghanistan đã tấn công kho xe buýt trung ương ở Kabul và phá hủy 124 xe buýt của Liên Sô cung cấp. Sau nầy người chỉ huy du kích quân ở Kabul có nói với sử gia Ali Jalali, hiện là bộ trưởng nội vụ Afghanistan:"Kabul đã không có xe buýt trong một thời gian dài".
Những sự trùng hợp cũng đã xảy ra trong phạm vi khủng bố chống thường dân. Người Hoa Kỳ có xu hướng xem việc khủng bố như là một tội ác không thể được coi nhẹ, nhưng Hoa Kỳ cũng đã ủng hộ (và đã tài trợ rộng rãi) những du kích quân tấn công thường dân Afghanistan và Liên Sô trong thời gian Liên Sô chiếm đóng Afghanistan.
Trong cuộc tranh luận sau chiến tranh ở Afghanistan của bộ tổng tham mưu Liên Sô, sau nầy được công bố, các nhà phân tích cho biết có 1.800 vụ hành động khủng bố chống lại các mục tiêu thường dân ở Afghanistan chỉ giữa những năm 1985 và 1987. Viên chỉ huy một đơn vị du kích gắn bom nổ vào những chiếc xe đẩy ở Kabul, cho nổ để sát hại thường dân Liên Sô và Afghanistan sau nầy có tuyên bố với ông Jalili rằng "cái khác nhau giữa những quả bom của tôi và những quả bom do phi cơ quân sự thả là kích thước của bom và phương tiện chuyển vận mà thôi".
Trong hai trường hợp Nga chiếm đóng Afghanistan và Hoa Kỳ chiếm đóng Iraq, những cố gắng để tái thiết và phát triển trở thành những mục tiêu được quân du kích ưa thích nhứt. Các cuộc tấn công đó đã làm thiệt hại cho quân đội Sô Viết và đang làm thiệt hại cho quân đội Hoa Kỳ. Nhiều công nhân giúp việc cho các tổ chức từ thiện từ chối không chịu sống ở Iraq, ngay cả việc không chịu đi sang đó để làm việc. Ví dụ như cơ quan Oxfam, đã lo triệt thoái nhân viên của họ, vì ông Simon Sorinhett, giám đốc điều hành cơ quan đó, tuyên bố rằng "chúng tôi không thể chấp nhận mức độ nguy hiểm đó được". Ngay Hồng Thập Tự Quốc Tế cũng đang rút lui.

Một điểm trùng hợp khác là cái lối mà người Mỹ càng bị xem như kẻ thù ở Iraq. Hiện nay quân sĩ Mỹ thường bị tấn công, các báo cáo từ Baghdad cho biết rằng các binh sĩ bị bắn, hốt hoảng phản ứng lại ngay tức khắc, và thường là các thường dân vô tội phải trả cái giá cho việc đó - một tình thế không làm cho các lực lượng Mỹ được quý trọng đối với người Iraq. Ông Milt Bearden, người tổ chức các cố gắng của cơ quan CIA để giúp đở người Afghanistan trong cuộc chiến tranh của họ chống Liên Sô hồi đó, nói rằng "các anh có biết rằng các anh đang bắt đầu thất bại trong trận chiến tranh du kích khi "lực lượng bảo vệ" trở thành điều lo lắng nhứt của quân đội. Và chúng ta bắt đầu nghe thấy điều đó trong giới quân sự cao cấpï ở Baghdad". Cuộc tấn công vào trụ sở LHQ ở Baghdad được xem như xảy ra trong ánh sáng của cái nhìn đó.
Các anh có thể cho rằng cuộc tấn công đó là một hành động có ý nghĩa để làm cho các cố gắng của tiến trình giúp đỡ và tái thiết Itaq chậm lại và cô lập Hoa kỳ như là kẻ thù. Nếu LHQ giảm bớt các hoạt động ở Iraq, thì du kích quân - bất cứ là ai - sẽ diễn tả cuộc chiến đấu của họ như là để chống một kẻ thù duy nhứt là Hoa Kỳ. Đó là điều đã xảy ra cho Liên Sô ở Afghanistan. Sự hiện diện của Liên Sô hơn là của chính phủ Afghanistan được Liên Sô ủng hộ, đã trở thành mục tiêu chính của chiến cuộc và việc ra đi của quân đội Liên Sô trở thành mục tiêu duy nhứt của tất cả các nhóm du kích chống đối. Với tình trạng đó, quân sĩõ Liên Sô trở thành "vật hấp dẩn" cho những chiến sĩ của cuộc "thánh chiến" để bảo vệ lãnh thổ của Hồi giáo. Viên tư lịnh quân đội Mỹ ở Baghdad, tướng John Abizaid, gần đây có tuyên bố rằng ít nhứt có hơn 1000 chiến sĩ Hồi giáo ngoại quốc, đã xâm nhập Iraq, nơi có cuộc thánh chiến mới của ho.ï
Trong khi không được đem ra tranh luận công khai, những điểm tương đồng giữa hai sự chiếm đóng của Hoa Kỳ và Liên Sô thường được nhiều chính trị gia nhắc nhở tới.
Mấy tuần lễ trước đây, một phóng viên có hỏi ông ông Richard L. Armitage, thứ trưởng ngoại giao, rằng Hoa Kỳ làm thế nào để thuyết phục người Iraq rằng Hoa Kỳ không giống như Liên Sô ở Afghanistan. Ông Armitage không hề xem câu hỏi đó là một chuyện buồn cười, nhưng trái lại ông còn trả lời cho thấy ông đã suy nghĩ tới vấn đề đó từ trước. Câu trả lời của ông Arrmitage cho thấy rằng Hoa Kỳ sẽ làm cho người Iraq sẽ tự cai trị sớm và làm cảnh sát trên đất nước của họ và rằng các lực lượng của Hoa Kỳ sẽ đối xử đàng hoàng với người Iraq. Ông nói:" Sẽ không có nạn đói ở Iraq (phải không) " Sẽ có rất ít người di tản và tị nạn. Tất cả các trường đại học đã mở cửa...Trước đây có bao nhiêu là chuyện hải hùng...Bây giờ thì người ta có thể đi ngũ mà không phải lo sợ bị nhân viên sở Mukhabarat gõ cửa ban đêm"
Ông Armitage đã có một sự trả lời thích hợp, hữu lý, nhưng ông không trả lời cho vấn đề chính: Hoa Kỳ làm thế nào để cho kẻ thù của mình không tìm cách giết chết quân sĩ Mỹ và những quân sĩ khác, và phá rối những cố gắng để kiến tạo một xã hội dân sự"
Ở một thời điểm nào đó, số quân sĩ Hoa Kỳ bị thương tật và bị giết không thể chấp nhận được và các vị chỉ huy quân đội sẽ phải phản ứng một cách tích cực. Lô-gíc của chiến tranh du kích thúc đẩy lực lượng chiếm đóng phải làm những điều mà thường khi họ không muốn làm, giống như việc Liên Sô phải dội bom nhiều khu vực ở Hertat biến thành tro bụi khi hơn 12 thường dân Liên Sô bị giết ở đó.
Làm thế nào để chắc chắn rằng các lực lượng Hoa Kỳ không trở thành giống như quân đội Sô Viết ở Afghanistan" Thật là một chuyện mĩa mai khi người ta có thể tìm thấy câu trả lời cho việc đó với tình hình hiện nay ở Afghanistan.
Trong khi người ta có thể cảm nhận rằng các biến cố có thể vượt ra khỏi tầm tay ở Iraq, thì điều đó đã không xảy ra ở Afghanistan. Được xem như có một cuộc nổi loạn của du kích - chống lại các lực lượng Hoa Kỳ và chính phủ Kazai - nhưng nó chỉ thu thập được một ít kết quả trong việc ngăn chận sự phát triển và gây thiệt hại quân sự. Afghanistan là một đất nước rộng bằng một phần rưởi Iraq và có nhiều hơn Iraq mấy triệu dân số, nhưng đã được ổn định hơn với 15,000 binh sĩ Mỹ và quân sĩ quốc tế, hơn là ở Iraq với 140,000 quân sĩ Mỹ và 12.000 binh sĩ Anh . Tôi nghĩ rằng đó là vì những chiến sĩ Taliban cũ không được quảng đại quần chúng ủng hộ và họ không có thể di chuyển dễ dàng ra ngoài và nhiều khu vực sát biên giới phía Đông và nhiều khu vực hẻo lánh khác. Một lý do chính của việc đó là sự có mặt của quân đội Mỹ ở đó không bị xem như là để chiếm đóng đất nước họ, mà là một bộ phận của sự cố gắng của quốc tế với quân sĩ cũa tổ chức NATO (Tổ chức phòng thủ Bắc Đại Tây dương) , với những thành tích của các tổ chức quốc tế và một vai trò chính của LHQ trong việc xây dựng lại đất nước. Một cuộc du kích chiến chống lại LHQ, như cuộc cho nổ nom vừa rồi ở Baghdad là không hợp lý như một cuộc cho nổ bom để chống lại Liên Sô hay Hoa Kỳ một cách riêng rẽ.
Lẽ dĩ nhiên có một số khác biệt lớn giữa những gì người Mỹ phải đối phó ở Iraq với những gì người Nga phải đối phó ở Afghanistan. Các du kích quân ở Afghanistan được người Mỹ, Trung quốc , Hồi quốc và nhiều quốc gia khác nữa ủng hộ, trong khi du kích quân Iraq không được biết có sự ủng hộ của một quốc gia nào như vậy. Liên Sô hiện yếu thua Hoa Kỳ về nhiều phương diện, và cũng không được trang bị đầy đủ như Hoa kỳ. Và địa thế núi đồi ở Afghanistan cũng giúp cho du kích quân Afghanistan nhiều hơn là cho du kích quân ở Iraq. Nhưng khi người ta bắt đầu tưởng tượng một trường hợp thật xấu ở Iraq, thì có thể có một cuộc du kích chiến kéo dài với những ảnh hưởng của nó.
Thiếu tướng hồi hưu Theodore Mataxis, một chuyên viên về du kích chiến, đã diển tả những khó khăn trầm trọng mà quân đội chiếm đóng sẽ gặp phải, trong một bài mở đầu cho một tạp chí của người Nga nói về chiến tranh ở Afghanistan. Ông nói:" Điều du kích không cần là chiến thắng quân sự. Du kích chiến chỉ cần tồn tại và chịu đựng hàng năm hay hàng thập kỷ cho cuộc chiến đấu. Kẻ chiến thắng trong một cuộc chiến đấu như thế là kẻ đã có một tinh thần cao, một ý chí bền vững, môt ý chí quốc gia mãnh liệt và quyết tâm để tồn tại".
Chính quyền Hoa kỳ muốn làm tất cả để mở rộng việc quốc tế hóa sự chiếm đóng ở Iraq trước khi nó rơi xuống tình trạng lô-gíc tàn khốc của một cuộc chiến tranh dơ bẩn.
Bởi vì nếu và khi nó xảy đến thì gần như Hoa Kỳ không còn có thể duy trì được tinh thần cao độ cũng như ý chí quốc gia mạnh mẽ cần thiết để chiến thắng - và sẽ giống như người Nga ở Afghanistan vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.