Hôm nay,  

Hội Thảo Quốc Tế Nhân Quyền Tổ Chức Tại Hòa Lan

15/09/200300:00:00(Xem: 4274)
HÒA LAN -- Cuộc Hội Thảo Quốc Tế Nhân Quyền 2003 đã tiến hành tuần qua, và hai Thượng Tọa Tuệ Sỹ và TT Trí Siêu đã bị Hà Nội dùng các thủ đoạn ngăn cản, không cho tham dự.
Tình hình này được ghi nhận như sau trong bài Diễn Văn Khai Mạc 6 và 7-9-2003 tại Het Veerhuis - Congres en Partycentrum Hòa Lan của Tiến Sĩ Ngô Văn Tuấn.
Kính thưa quý vị,
Thật là hân hạnh cho tôi khi được đứng trước quý vị, những tổ chức, những người có nhiều kinh nghiệm đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền Việt Nam. Công cuộc đấu tranh chung từng bước đã thu hái được kết quả, dù là hạn hẹp, nhưng đó là khởi điểm cho sự dấy lên cao trào rộng lớn trong quảng đại quần chúng.
Là một thành viên của Liên Hiệp Quốc (từ năm 1977), đến năm 1982 cộng sản Việt Nam đã chấp nhận Công Ước Quốc Tế về nhân quyền. Nhưng trên thực tế, nhà nước và đảng cộng sản Việt Nam đã đi ngược lại với những gì mà họ đã cam kết. Cộng sản Việt Nam vẫn duy trì chế độ độc quyền và chuyên chính. Bắt giam những người bất đồng chính kiến, như: Bác sĩ Nguyễn đan Quế, Giáo sư Nguyễn đình Huy, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Ông Phạm Quế Dương, và Học giả Trần Khuê, v.v…. Trong thời gian gần đây, những người trẻ tuổi như: Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Luật sư Lê Chí Quang, Ký giả Nguyễn Vũ Bình, Ông Nguyễn Khắc Toàn, v.v… cũng cùng chung số phận.
Trong thời gian qua đã có nhiều tổ chức quốc tế đứng ra can thiệp cho những người bị cộng sản bắt giam. Ở đây chỉ nêu ra các tổ chức chủ yếu là (Ủy Hội Âu Châu, Nghị Viện Âu Châu và Ủy Ban Quốc Tế Nhân Quyền Âu Châu của) Liên Hiệp Âu Châu mà thôi.
1. Ủy Hội Âu Châu gởi cho Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam ngày 22-1-2003. Ủy Hội Âu Châu và Việt Nam đã có tiếp xúc và trao đổi về các vấn đề tại Hà Nội vào tháng 12-2002. Vào ngày 28-11-2002, Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam đã đưa Kiến Nghị Thư của 76 tổ chức người Việt Nam ở hải ngoại cho Ủy Hội Âu Châu để ngày 4 và 5-12-2002 Ủy Hội Âu Châu và Việt Nam họp tại Hà Nội. Kiến Nghị Thư này là một thành công lớn, vì đã được Ủy Hội Âu Châu dùng làm đề tài chính để bàn thảo cùng nhà nước cộng sản Việt Nam.
2. Ủy Hội Âu Châu thông qua Nghị Viện Âu Châu gởi cho Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam ngày 18-2-2003. Ủy Hội Âu Châu đã cho biết là năm 2002 tình trạng nhân quyền ở Việt Nam càng tồi tệ hơn trước, và thiếu hẳn luật đặc biệt dành cho các đảng phái chính trị, mà chỉ có riêng đảng cộng sản mà thôi.
3. Uỷ Hội Âu Châu viết cho Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam lá thư ngày 8-5-2003. Ủy Hội Âu Châu đã thúc đẩy nhiều lần nhà nước Việt Nam nên để cho chính trị và tôn giáo được tự do, đẩy mạnh kinh tế, và cuộc sống của dân chúng được hoàn thiện và phát triển hơn.
4- Ủy Ban Quốc Tế Nhân Quyền Âu Châu thông qua nghị quyết ngày 15-5-2003, và gởi cho Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam. Ủy Ban Quốc Tế đã tố cáo cộng sản Việt Nam chà đạp tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do báo chí.
5. Ủy Hội Âu Châu đã gởi thư cho Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam ngày 8-8-2003. Ủy Hội Âu Châu viết: “Ủy Hội Âu Châu rất hiểu tình trạng của Bác sĩ Nguyễn đan Quế và những người hoạt động khác (như: Phạm Hồng Sơn, Lê Chí Quang, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, v.v...). Vị thế khó khăn của họ hiện tại, để đi đến đối lập với chính quyền và đảng cộng sản, là hình ảnh trái ngược với sự thiếu khả năng của nhà nước cộng sản Việt Nam. điều mà Việt Nam cần đến, là liên tục và nhanh chóng phát triển trong chương trình cải cách của đất nước. Qua đó, điều có thể cho chính quyền, là có nhiều tư tưởng được phổ quát và giá trị được nhìn nhận bằng cách cho một chỗ thích hợp cho các nhà chính trị đối lập.
Ủy Hội Âu Châu rất vui mừng thời gian quản chế cuối tháng 6 của Hòa thượng Thích Quảng độ được giải chế, và hy vọng rằng điều này sẽ tiến xa hơn đối với sự tôn trọng tự do tôn giáo ở Việt Nam. Ủy Hội Châu Âu đã nhiều lần làm áp lực với nhà nước cộng sản Việt Nam cho sự tôn trọng nhiều hơn đối với tự do chính trị và tôn giáo, tự do kinh tế và xã hội, và cho sự phát triển về dân sự trong khuôn khổ luật pháp.
Chính sách của Ủy Hội Âu Châu đối với Việt Nam là khuyến khích và hỗ trợ trong lãnh vực nhân quyền và dân chủ hóa, và sự không an tâm phát biểu ý kiến khi ở vào hoàn cảnh không thuận lợi. Ủy Hội Âu Châu làm việc chung các quốc gia trong Liên Hiệp Âu Châu, chú ý nhiều về vấn đề phát triển và nhân quyền cho Việt Nam. Ủy Hội có trách nhiệm về lãnh vực ngoại giao của Liên Hiệp Âu Châu, hướng đến chế độ có nhiều vấn đề về nhân quyền. Tôi có thể chắc chắn với ông là, Phái đoàn Ủy Hội Âu Châu tại Hà Nội, chung với các thành phần ngoại giao của các nước, sẽ tiếp tục một cách chính xác với tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, và sẵn sàng hành động thích hợp, khi cần thiết.”
Kính thưa quý vị,
Ngày 2-4-2003 đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang gặp Thủ tướng Phan Văn Khải, đây là lần đầu tiên sau 21 năm bị giam giữ và quản chế. Ngày 6-5 đại lão Hòa thượng gặp Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải. Ngày 27-6 Hoà thượng Thích Quảng độ đã được giải chế sớm hơn 2 tháng, thay vì đến 2-9. đây là lần thứ hai nhà nước cộng sản Việt Nam có vẻ nhượng bộ về tôn giáo, nhất là đối với Phật Giáo.
Khi đã được sự đồng ý của Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ (Tổng thư ký Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất), Tổ chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam đã mời Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ và Thượng tọa Thích Trí Siêu qua Hòa Lan để thuyết trình về vấn đề nhân quyền. đây là lần thứ hai mời Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ. Lần thứ nhất vào năm 2000, Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam đã mời Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ và Bác sĩ Nguyễn đan Quế qua Hòa Lan. Nhưng bị nhà nước cộng sản Việt Nam cấm cản, viện dẫn lý do là còn trong thời gian quản chế, nên không được phép xuất ngoại.

Đến nay thời gian quản chế đối với Thượng tọa đã hết, và đây cũng là lần thứ ba nhà nước cộng sản Việt Nam có chịu nhượng bộ nữa hay không " Khi mời Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ và Thượng tọa Thích Trí Siêu, chính Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam cũng biết muôn vàn khó khăn. Nhưng Tổ Chức đã quyết, thì phải làm.
Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam đã liên lạc với những nhân vật Ủy Hội Âu Châu, Nghị Viện Âu Châu, Ủy Ban Quốc Tế Nhân Quyền Âu Châu, Chính Quyền và Quốc Hội Hòa Lan để nhờ giúp đở. Và cũng liên lạc với Bộ Ngoại Giao cộng sản Việt Nam để xin thẳng cho quý Thượng tọa xuất ngoại qua Hòa Lan, và về lại Việt Nam. Tôi cũng đã gởi thư cho các cơ quan quốc tế hiện đang có mặt tại Việt Nam, như: Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), Ngân Hàng Thế Giới (WB), Liên Hiệp Quốc (UN), Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR), WHO, Unesco… để nhờ can thiệp với nhà nước Việt Nam.
Các việc diễn tiến ở Bộ Ngoại Giao Việt Nam có nhiều cơ hội tốt. Nhưng vào giờ chót đã có rắc rối ở Bộ Công An. Tôi đã nhận được điện thư của Sứ quán Việt Nam tại Hòa Lan ngày 27-8-2003:
“Kính gửi: Ông Ngô Văn Tuấn,
Về việc Thượng tọa Thích Tuệ Sĩ và Thích Trí Siêu sang Hà Lan thuyết trình về phật pháp, chúng tôi xin trả lời như sau:
Việt Nam tôn trọng tự do tín ngưỡng và thực hành đạo pháp của các tăng ni. Việc hai thượng tọa Thích Tuệ Sĩ và Thích Trí Siêu xin đi thuyết trình về phật pháp tại Hà Lan thuộc thẩm quyền xem xét, giải quyết của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Tôn giáo Chính phủ. Vậy, đề nghị làm việc cụ thể với các cơ quan này để được hướng dẫn thêm về thủ tục theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Kính chào ông.
Sứ Quán Việt Nam tại Hà Lan”
Như vậy là việc này hoàn toàn trái ngược với ý muốn chúng ta, và quý vị Thượng tọa. Chính Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ đã viết cho tôi:
“Anh Tuấn thân mến,
Tôi hết sức ca ngợi sự làm việc và tấm lòng tận tụy của Anh. Việc tôi sang Hòa Lan được, có thể không có gì trở ngại. Nhưng còn một số vấn đề mà chắc anh sẽ không thể thông cảm cho tôi được. Nếu vạn nhất tôi không đi được tôi chỉ cầu mong anh không vì thế mà buồn lòng về những gì anh đã làm không được như ý.
Luôn cầu nguyện Anh thành tựu mọi kết quả như ước nguyện.
Tuệ Sỹ ”
Và đây là bức điện thư mới nhất của Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, tôi đã nhận được ngày chủ nhật 31-8-2003.
“Anh Tuấn thân mến,
Có thể Anh không thông cảm cho tôi được, về việc tôi không tham dự đại hội theo thư mời. Hiện tại tôi cũng không viết được các tham luận. Tất nhiên phải có những khó khăn riêng cho tôi mà không thể trình bày hết cho Anh nghe được. Không phải vì tôi ngại hay sợ Chính quyền gây khó khăn, nhưng tình hình Phật giáo trong nước hiện tại chưa cho phép tôi phát biểu bất cứ ý kiến gì. đây là tình hình phát sanh đột nhiên, không thể dự liệu trước.
Tôi nghĩ, dù sao đại hội cũng đạt được kết quả như anh mong muốn, dù tôi không tham dự được.
Thân ái,
Tuệ Sỹ”
Rất cám ơn lời của Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ. Lời của Thượng tọa, đối với chúng tôi cũng như là lời Hịch truyền sang. Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam không buồn lòng về việc quý Thượng tọa không đi được lần này vì nhà nước cộng sản Việt Nam cấm cản không chịu cấp chiếu khán, mà Tổ Chức quyết tâm tranh đấu cho Việt Nam có được tự do, dân chủ và nhân quyền, qua đó việc làm sao cho quý Thượng tọa được qua Hòa Lan, và về lại Việt Nam, là ưu tiên trên hết.
Kính thưa quý vị,
Đến năm 2006 là đúng 10 năm Hiệp ước Song Phương giữa Liên Hiệp Âu Châu và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (14.5.1996-2006), đúng 5 năm Hiệp Ước Thương Mại giữa Chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam (2001-2006), và đó là thời điểm nước Việt Nam có thể vào Tổ Chức Thương Mại (Mậu Dịch) Thế Giới (WTO). Chắc chắn từ đây đến năm 2006 sẽ có nhiều biến động, nhất là tình hình xã hội và kinh tế Việt Nam. Chúng ta sẽ nỗ lực tập trung tất cả mọi phương tiện để làm bàn đạp cho mục đích sau này. Chính chúng ta phải tự đứng lên tranh đấu, phá vỡ mọi độc quyền và chuyên chính đang đè nặng lên tổ quốc và dân tộc Việt Nam. Chính người Việt Nam phải thương người Việt Nam hơn bao giờ hết.
Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam trong những ngày sắp tới sẽ cương quyết tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền Việt Nam, mà nhân quyền là bộ phận chủ yếu nhất trong lúc này. Chúng tôi hy vọng được sự tiếp tay của các tổ chức, các nhân sĩ trên khắp thế giới. Sự kết hợp của 88 tổ chức người Việt Nam ở hải ngoại lần này đánh dấu một bước rất quan trọng trên đường tranh đấu nhân quyền Việt Nam. Chúng tôi sẽ trình Kiến Nghị Thư:
- Ngày thứ ba 9-9-2003 cho Bộ Ngoại Giao và Bộ Hợp Tác Phát Triển Hòa Lan. đại sứ Phát Triển Lâu Dài Boon von Ochssee sẽ thay mặt Bà Bộ trưởng Hợp Tác Phát Triển Agnès van Ardenne – Van der Hoeven đón tiếp phái đoàn.
- Ngày thứ sáu 12-9-2003 cho Liên Hiệp Âu Châu tại Brussel. Ông Patrick Child, Chánh văn phòng Nội Các Ông đại biểu Chris Patten của Ủy Hội Âu Châu, sẽ đón tiếp phái đoàn.
- Chiều ngày 12-9-2003 Bà Nghị sĩ Hanja Maij-Weggen của Nghị Viện Âu Châu và Ủy Ban Quốc Tế Nhân Quyền Âu Châu sẽ đón tiếp phái đoàn.
- Ngày thứ ba 16-9-2003 cho Quốc Hội Hòa Lan ở Den Haag. Có các đảng phái: đảng Tự Do Dân Chủ Hòa Lan (VVD) Dân biểu Chủ tịch Jozias van Aartsen; đảng Dân Chủ Thiên Chúa (CDA) Dân biểu Kỹ sư Camiel Eurlings; đảng Lao động (PvdA) Dân biểu Tiến sĩ Bert Koenders; đảng Liên Hiệp Thiên Chúa (ChristenUnie) Bà Tiến sĩ Van der Berg. Tất cả sẽ lần lượt đón tiếp phái đoàn.
Chúng tôi hy vọng lực lượng của chúng ta có tầm vóc lớn hơn nữa, để tiếng nói được nhiều tổ chức quốc tế nghe hơn, các cơ quan quốc tế hỗ trợ hơn, và người ngoại quốc giúp đỡ nhiều hơn… được như vậy là nhờ nhiều tổ chức Việt Nam cùng kết hợp lại với nhau. Kết hợp càng nhiều, lực lượng càng mạnh, sẽ có đủ uy tín tranh đấu cho tổ quốc và dân tộc Việt Nam mau chóng có tự do, dân chủ và nhân quyền.
Xin kính chào quý vị đã nghe tôi nói.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.