Hôm nay,  

California: Thần Tiên Không Tiền

06/09/200300:00:00(Xem: 4617)
Với một ngân sách 100 tỷ, California bị bội chi gần 40 tỷ và đó là một trong những lý do khiến Thống đốc Gray Davis bị đe dọa bay chức và hơn 100 ứng cử viên đang om xòm giành ghế của ông.
Trong cuộc loạn đả gọi là tranh cử chức thống đốc tiểu bang, dân chúng tiểu bang này cũng cần thấy vài sự thật nhức nhối... Nếu thắng cử, họ sẽ giải quyết ra sao vụ thiếu hụt ngân sách này" Mà vì sao California lại bị như vậy"
Khi ngân sách bị thâm thủng, người ta nghĩ ngay đến giải pháp 1) tăng thuế (giải pháp của Cruz Bustamante), hoặc 2) giảm chi (là điều ít ứng viên nào dám đề nghị vì sợ mất phiếu) hay, 3) áp dụng cả hai giải pháp trên (như Arnold Schwarzenegger có thể sẽ đề nghị dù ông thích nhiều mục công chi và ngần ngại nói đến việc tăng thuế)...
Trong mấy thập niên qua, California từng bị bội chi ngân sách tất cả bốn lần, lần cuối cùng này là nặng nhất, và trừ một lần rất nhẹ năm 1983, hai lần trước đều đòi hỏi giải pháp tăng thuế. Năm 1967, Thống đốc Ronald Reagan đã tăng thuế một tỷ đô la cho một ngân sách trị giá năm tỷ. Sau khi khấu trừ ảnh hưởng của lạm phát và đà gia tăng dân số, kế hoạch tăng thuế đó tương đương với chừng 10 tỷ theo thực giá ngày nay. Năm 1991, Thống đốc Pete Wilson cũng gặp một khoản bội chi là 14 tỷ, ông áp dụng giải pháp thứ ba là vừa tăng thuế (bảy tỷ) vừa giảm chi (bảy tỷ) với kết quả là tăng thuế lại chả tăng thu và bội chi ngân sách kéo dài thêm mấy năm, cho đến khi ông làm ngược lại là giảm thuế. Kết quả là Gray Davis được một ngân sách thặng dư 10 tỷ năm 1998 và lại phóng tay tiêu xài cho đến vụ khủng hoảng ngày nay. Cho nên, giải pháp đơn giản là tăng thuế và nguy hiểm là không giảm chi sẽ chỉ kéo dài cuộc khủng hoảng tài chánh hiện nay mà thôi.
Nhưng, vì sao California lại lâm vào tình trạng nguy ngập này"
Năm 1966, Ronald Reagan đã thắng Thống đốc Pat Brown vì ông này tăng chi quá đáng. Nhưng, dù sao khi đó ông Brown có phát triển hạ tầng đường xá, xây trường học và lập nhiều dự án dẫn thủy cho tiểu bang. Với sự hào phóng đó, nếu Pat Brown làm thống đốc ngày nay thì ngân sách Calirfornia có thể lên đến 40 tỷ, sau khi kết hợp ảnh hưởng của lạm phát và dân số. Thống đốc Gray Davis vượt qua thành tích phóng tay tiêu xài của Pat Brown trong khi hạ tầng chuyển vận và năng lượng của tiểu bang không cải tiến: hầu hết các khoản chi đều trút vào dịch vụ xã hội và giáo dục. Ông Davis và đảng Dân chủ được lòng cử tri công chức, thiểu số Da đen và Latino, và nghiệp đoàn giáo chức cũng vì lý do đó. Mặc dù năm 1978, California đã làm một cuộc cách mạng chống thuế với Ðề luật 13 giới hạn mức tăng thuế thổ trạch, tiểu bang này đã tiêu xài quá khả năng thu thuế và khéo tìm cách tăng chi bằng các biện pháp gọi là đặc biệt cho những chương trình ưu đãi (bắt buộc) mà chính quyền tiểu bang không có khả năng hạn chế. Người ta chỉ có thể thảo luận hoặc cắt giảm công chi trong một số rất ít chương trình điều hành.

Vì lý do mị dân, trong nhiều năm qua, giới lãnh đạo California đã phóng tay tiêu xài và ngó vào việc tăng thuế như giải pháp thần diệu. Kết quả là California bị đánh thuế quá nặng so với các tiểu bang lân cận và các doanh nghiệp di tản cơ sở qua nơi khác trong khi ngân sách bị bội chi và tiểu bang hết tiền là lại đi vay, với phiếu công trái mất hẳn giá trị.
Cho nên, ngoài giải pháp tài chánh trước mắt để đối phó với lỗ hổng gần 40 tỷ, tiểu bang này và thống đốc mới còn phải đi xa hơn nữa và tìm cách cải tổ hệ thống chính trị liên hệ tới việc biểu quyết ngân sách và quyết định về chi tiêu. Nghĩa là làm một cuộc cách mạng văn hóa và tu chính hiến pháp tiểu bang để chính dân chúng không thể tiếp tục đòi tăng chi nhằm thỏa mãn quyền lợi của mình mà không chịu trả một cái giá nào đó. Cuộc cách mạng đó cũng cần thiết ngay trong ngắn hạn để giải quyết nạn bội chi hiện nay.
Một số ý kiến đã được đưa ra hoặc đã được áp dụng tại các tiểu bang khác, nếu dân Cali thoát khỏi bệnh kiêu căng tự mãn và các nghiệp đoàn lẫn giới công chức có thể nhìn xa hơn quyền lợi riêng tư của mình. Những giải pháp đó là cải tổ công vụ để giản lược hóa bộ máy hành chánh công quyền và cắt giảm cấp số công chức; đó là tái phối trí và tư nhân hóa một số cơ quan hay hội đồng, ủy ban, v.v... của nhà nước tiểu bang (như Thống đốc Jeb Bush đã làm tại Florida); đó là hạn chế công chi theo dân số và lạm phát, như không được tăng tỷ lệ thuế tính trên đầu người sau khi khấu trừ ảnh hưởng của lạm phát và nếu ngân sách thặng dư thì phải trả lại thuế cho dân thay vì các giới chức chính quyền bày ra mục công chi khác để xài cho hết; và mọi quyết định tăng thuế phải được chính dân chúng biểu quyết cho một tài khóa là hai năm (như tiểu bang Colorado đã áp dụng). Ngoài ra, và để đáp ứng yêu cầu phục hoạt môi trường kinh tế lẫn giải trừ thất nghiệp, California nên lập tức giảm thuế cho tiểu doanh thuơng (dưới 100 nhân viên) trong ba năm kinh doanh đầu tiên. Ðấy là loại doanh nghiệp có sức tuyển dụng cao nhất, dù không có tiền đấm mõm chính khách nhiều như các đại tổ hợp hay các nghiệp đoàn.
Nhìn ra khỏi phạm vi Hoa Kỳ, những giải pháp trên cũng đã được Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và cả chính phủ Mỹ khuyến cáo cho các quốc gia bị khủng hoảng tài chánh vì chế độ bao cấp! Bụt chùa nhà không thiêng, việc tiểu bang thần tiên này bị hết tiền và trôi vào một vụ tranh cử lố lăng đang khiến California trở thành trò cười cho nhiều xứ khác.
Các ứng cử viên có thành tâm giải quyết vấn đề thay vì tranh cử lấy tiếng thì nên can đảm đề nghị một số giải pháp cách mạng nói trên. Dân California có thể sẽ dồn phiếu cho họ với một tỷ lệ cao hơn mọi dự đoán của truyền thông, vì tiểu bang này cũng nổi tiếng là dám có những quyết định táo bạo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.