Hôm nay,  

Nó Có Xương Sống

04/09/200300:00:00(Xem: 4790)
Tuần này Tổng Thống Bush đã quyết định cho phép Ngoại trưởng Colin Powell khởi sự thương thuyết với Hội đồng Bảo an LHQ về một nghị quyết mới, nhằm trao cho LHQ vai trò lãnh đạo việc xây dựng một chính quyền Iraq mới và biến sự hiện diện của quân đội Mỹ thành một lực lượng đa quốc. Sự thật Mỹ đã dọ dẫm HĐBA từ hai tuần qua ngay sau vụ khủng bố đánh bom trụ sở LHQ ở Baghdad. Tuần trước Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Armitage nói chính phủ Mỹ sẵn sàng cho việc thành lập một lực lượng đa quốc dưới sự bảo trợ của LHQ, nhưng vị Tư lệnh liên quân này vẫn là một tướng lãnh Mỹ.
Năm tháng trước đây, TT Bush đã vận động LHQ chấp thuận một nghị quyết cho phép Mỹ khởi sự tấn công Iraq, nhưng nghị quyết đó đã thất bại. Lúc đó ông đã bực mình chỉ trích HĐBA “không có xương sống” và sẵng giọng nói nếu không dám làm, “hãy dẹp qua một bên để người ta làm”. Kế đó liên quân Mỹ-Anh mở cuộc chiến tranh Iraq bất chấp ý kiến HĐBA. Bây giờ hiển nhiên HĐBA “có xương sống” nên ông Bush đành phải mời nó trở lại làm việc để giúp Mỹ. Và điều đáng phiền là nó có xương sống nên bảo nó làm theo ý mình cũng khó. Vụ đánh bom trụ sở LHQ ở Baghdad có thể là lý do xác đáng để Mỹ yêu cầu LHQ phải dấn thân. Nhưng vụ LHQ bị khủng bố đánh bom ở Iraq cũng là lý do để LHQ tố ngược lại là quân đội Mỹ đã thiếu sót trong việc bảo vệ an toàn cho nhân viên quốc tế. Vì LHQ đã dấn thân vào Iraq từ hơn 10 năm nay, sau khi cuộc chiến Iraq I kết thúc năm 1991. Các cơ quan LHQ đã có mặt tại đó, đặc biệt là Ủy ban Thanh sát vũ khí vẫn có trụ sở và đã làm việc tích cực sau khi Mỹ tố cáo Saddam Hussein có vũ khí giết người hàng loạt (WMD) cho đến ngày trước khi cuộc chiến Iraq II khởi sự. Mặt khác các cơ quan viện trợ nhân đạo của LHQ vẫn tiếp tục hoạt động sau khi chế độ Saddam bị lật đổ. Sở dĩ nay Mỹ bỗng nhớ đến LHQ vì chính sách và chiến lược Mỹ đang lâm thế kẹt.
Hiện nay Mỹ có khoảng 150,000 quân ở Iraq, ngoài ra còn có khoảng 21,000 quân của các nước khác, trong số này có 11,000 quân Anh. Cố nhiên số quân này vẫn không đủ nên Mỹ mới kêu gọi thêm quân đa quốc. Nhưng phần lớn các nước khác, nhất là những nước đã chống chiến tranh Iraq như Pháp, Đức, Nga, đều đòi hỏi phải có nghị quyết chính thức của LHQ họ mới xét đến việc tham gia. Và sẽ có cả trăm vấn đề phải giải quyết trước khi nghị quyết “quân đa quốc” được chấp thuận vì điều dễ hiểu là phe chống đối muốn làm nổi bật sự sai lầm của Mỹ khi tự ý đánh Iraq và nay nếu họ đem quân đến trong kế hoạch quân đa quốc, đó không phải là một sự tán thành chiến tranh và tiếp tay cho “sự chiếm đóng” của Mỹ. Khi đưa đa quốc đến nước nào là phải có tình hợp pháp của LHQ. Vấn đề một tướng lãnh Mỹ nắm quyền Tổng Tư lệnh quân LHQ có thể được thông qua vì phe đa quốc vẫn thích để quân Mỹ tiếp tục làm chủ lực chính. Thế nhưng HĐBA sẽ đòi LHQ phải được nắm giữ phần lớn trong việc xây dựng một chính quyền dân chủ cho Iraq, nhất là phần kiểm soát về chính trị và kinh tế một nước Iraq mới. Điều này thật khó khăn, vì rút cuộc phần “bị đổ máu” của quân Mỹ tuy đỡ nặng nhưng vẫn phải chịu đựng tương đối nhiều hơn, còn phần ngon lành “chính trị và kinh tế” lại phải chia đều cho mấy “ông” đa quốc”.

Chưa biết cuộc điều đình về nghị quyết sẽ kéo dài đến độ nào, nhưng trong khi chờ đợi, Mỹ lâm thế kẹt. Các chuyên gia quốc phòng và ngoại giao đều nói Iraq thời hậu chiến là một địa bàn hành quân “bực bội nhất” mà quân đội Mỹ phải đương đầu kể từ thời chiến tranh Việt Nam. Phần lớn các chuyên gia đều cho rằng dù Saddam có bị bắt hay bị giết, việc tái lập trật tự ở Iraq sẽ rất khó khăn. Có ba yếu tố rối loạn lớn: 1) bọn khủng bố Thánh chiến Hồi giáo đã xâm nhập và có thể lôi cuốn những dư đảng của Saddam để tạo ra một cuộc chiến trường kỳ chưa từng có trong lịch sử: khủng bố trộn lẫn với du kích chiến, vừa reo rắc kinh hoàng vừa tạo hỗn loạn. 2) nạn tội phạm có tổ chức sẽ nhân thời cơ này bành trướng gây hỗn loạn dân sự và xã hội trong một nước giầu về dầu lửa nằm giữa Trung Đông. 3) nạn xung đột tương tàn về tôn giáo và chủng tộc sẽ còn tiếp diễn dữ dội hơn nữa. Từ 70 năm nay. Iraq vẫn là vùng đất của hỗn loạn, độc tài, đảo chính và nội chiến, nay phải dự liệu một thời gian dài hàng chục năm nữa mới hy vọng có một chính quyền tự do và dân chủ thực sự...với điều kiện là mọi vấn đề của Trung Đông và các nước Ả rập phải được giải quyết để có một môi trường tương đối ổn định. Trong khi chờ đợi, Iraq là một cái hũ chìm...lủng đáy (money pit), bao nhiêu tiền đổ vào đó cũng không xuể.
Từ 4 tuần qua cho đến giữa tuần này, đã có 4 vụ tấn công bằng xe chở bom. Dấu ấn của khủng bố quốc tế quá rõ, chúng đã nắm quyền chủ động trên mặt trận chống Mỹ chiếm đóng. Tổng Thống Bush đã từng nói “Nơi nào có khủng bố, chúng tôi sẽ dùng toàn lực đánh và truy nã chúng đến cùng”. Điều đó rất đúng và đáng khích lệ. Nhưng bây giờ Mỹ không còn phải đi tìm khủng bố ở đâu xa, vì chính chúng đã tìm đến quân Mỹ ở Iraq. Trong một bối cảnh lộn ngược như vậy, hiển nhiên khủng bố quốc tế đã thay đổi chiến lược chiến thuật. Vậy chiến lược của Mỹ có gì thay đổi hay không" Có lẽ người ta phải chờ đến kết quả cuộc vận động nghị quyết mới ở HĐBA với tất cả những màn tranh cãi gay go và ngoạn mục của nó. Người ta bắt đầu nói đến “quốc tế hóa” vấn đề Iraq. Từ ngữ này nghe rất hay, nhưng trong tình hình Iraq hiện nay, nó chỉ là ước mơ ảo nhiều hơn dự tính thật, vì cái gọi là “quân mũ xanh” LHQ chỉ có ích khi chiến tranh hoàn toàn chấm dứt. Từ ngữ “Iraq hóa” ai cũng thích, nhưng nó còn ảo tưởng hơn nếu nhìn đến “Hội đồng Cai trị Iraq” do Mỹ thành lập hiện nay. Iraq ngày nay không phải là Việt Nam năm xưa để có thể chọn một từ ngữ thật kêu rồi xoa tay rút quân về yên ổn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.