Hôm nay,  

Hussein, Laden Còn Mất: Không Quan Trọng

27/08/200300:00:00(Xem: 3981)
Giả sử ngày mai, Liên Quân Anh Mỹ ở Iraq hạ được Saddam Hussein, ở Nam Á hạ được Laden, chết hay sống, đem về đưa ra trước ống kính truyền hình như hai người con trai của Hussein, tình hình bình định, tái thiết Iraq và công cuộc chống khủng bố trên thế giới cũng chẳûng có gì thay đổi lớn. Vì chính tinh thần quốc gia và yếu tố tôn giáo là hai lý do chánh làm cho tình hình Iraq chưa ổn định và làm cho cuộc khủng bố khó ngăn chận. Nhưng nếu hoàn toàn dựa vào hai yếu tố đó để bình định tái thiết và xây dựng dân chủ, thì chế độ chánh trị Iraq đã mất tính dân chủ. Thật là nan giải.
Thứ nhứt về tinh thần quốc gia. Nhiều người Mỹ và Tây Phương tin rằng cái chết của hai người con trai của Saddam là một cú đánh sụm đảng Baath, làm con rắn mất đầu và làm tiêu tan hy vọng phục hoạt chế độ Hussen của tàn quân, tàn đảng của Ô. Hussein. Và nếu có thể được, dứt nọc luôn Saddam là tuyệt diệu. Không ai cho ý kiến này là sai. Nhưng chỉ đúng một phần. Người Tây Phương thường có thói quen, là hay đồng hoá lãnh tụ với chế độ, nhân cách hoá tổ chức với con người của lãnh tụ. Không hẳn như vậy. Thật là buồn cười nếu người ta nghĩ sau Chiến tranh Iraq, TT Mỹ Bush làm hoà, bắt bồ lại được với lại với TT Pháp Chirac và Thủ Tướng Đức Shroeder, là nước Mỹ, Pháp và Đức sẽ thuận thảo nhau. Lại buồn cười hơn nữa nếu người ta nghĩ TT Bush thân thiện với ChủTịch Đảng, Nhà Nước Trung Cộng là Ô. Hồ cẩm Đào, hai nước Mỹ và Trung Quốc sẽ đồng minh với nhau. Thực tế không giản dị như vậy. Người ta không thể thay đổi sách lược quốc gia, thay đổi thái độ tác phong của một chế độ bằng cách thay đổi lãnh tụ, thay đổi lãnh đạo quốc gia. Lại càng khó hơn nếu muốn thay đổi những thứ ấy trong một thời gian ngắn. Nào ai xây được thành La Mã trong một ngày một bữa. Vì chế độ nào, xã hội nào, dân tộc nào trên thế giới, bên trong cũng có những lực lượng, những thế lực vận hành, tương tác lẫn nhau, để đi đến một thoả hiệp chung là chiến lược, chính sách, và sách lược quốc gia. Cộng Hoà hay Dân Chủ thay đổi, có thể lên nắm chánh quyền nước Mỹ, nhưng quyền lợi nước Mỹ, an ninh nước Mỹ không thay đổi, Tổng Thống nào cũng phải tận tụy phục vụ. Có khác chăng là khác cách làm chút ít mà thôi; nhưng đại thể, mẫu số chung không thay đổi được.
Thế cho nên, muốn hay không muốn cũng không thể phủ nhận hai động lực lượng vận hành xã hội Iraq, A phú hãn là tinh thần quốc gia và tôn giáo. Người Iraq, A phú hãn vẫn nhớ ơn Liên minh Tây Phương do Mỹ lãnh đạo đem lại tư do cho mình, nhưng cũng không bao giờ quên chánh quyền Iraq, A phú hãn phải của mình, do mình, vì mình. Nói khác, phải là chánh quyền quốc gia dân tộc, chớ không do ngoại nhân hay do tay sai của ngoại quốc cầm cán. CS thường khai thác điểm tinh thần quốc gia dân tộc ấy với luận điệu chống thực dân mới và san đầm quốc tế.Thí dụ cụ thể, nhà báo Fawzi Shafi, bĩnh bút của một tập san của Iraq, một trí thức yêu nước cả gan hoan hô Mỹ đến lật đổ Hussein trong chiến tranh. Nhưng sau chiến tranh với những việc làm, lời nói của Mỹ trong công tác bình định và tái thiết, mắùt thấy tai nghe đã khiến Ông trở nên chống Mỹ thẳng thừng, gọi Mỹ là "quân xâm lược chiếm đóng." Và không phải Fawzi là người Iraq yêu nước mình, có tinh thần quốc gia dân tộc cô đơn ở Iraq. Không ít người chống phá và tấn công Mỹ vì những ý nghĩ, niềm tin và cảm xúc mạnh hơn của nhà bỉnh bút đã nói, thể hiện qua hành động biểu tình, đánh phá, đột kích Mỹ. Tinh thần quốc gia của người Iraq, A phú hãn rất cao, đã giúp nước này chịu đựng và đánh đuổi người Aênh chịu không nổi phải rút quân trong sau Thế Chiến 1 và Liên xô trong Chiến tranh Lạnh.

Cái khó của Mỹ tại A phú hãn sau chiến tranh đánh bai Al Qaeda và Taleban cũng một phần lớn do tinh thần quốc gia. Sử dụng những lãnh chúa quân phiệt tại A phú hãn là những lãnh đạo tự nhiên được nhân dân các bộ tộc chấp nhận thì không hợp với việc tái thiết và xây dựng dân chủ. Sử dụng Hamid Karzai từ Mỹ về thì bị dị ứng như một tế bào lạ cấy vào cơ thể, không thích nghi với lòng dân và ý đạo.
Thứ hai, vấn đề tôn giáo. Do phản ứng của xã hội chống lại sự khống chế của giáo quyền ở Aâu Châu trong lịch sử dài, học lý chánh trị Tây Phưong đi đến một dứt điểm. Trong chánh trị dân chu, Tây Phương gạch một lằn rõ rệt giữa thần quyền và thế quyền. Chánh quyền phải tách rời tôn giáo hay giáo hội. Nhưng thực tế dứt điểm đó chỉ có tính bên ngoài, chớ không thực chất. Tôn giáo vẫn ảnh hưởng mạnh đến chánh trị. Nhứt là từ khi nền dân chủ Tây phương tập trung sức lực chống lại chủ nghĩa vô thần Cộng sản. Đa số những chánh đảng ở Tây Aâu, Bắc Mỹ, đều chịu ảnh hưởng ít nhiều của Công giáo La Mã hay Tin lành. Tôn giáo lại đóng vai trò quan trọng hơn ở Á châu, Trung Đông với đại đa số người dân các nước theo Phật Giáo hay Hồi giáo. Trường hợp Iraq, 60% nhân dân Iraq theo Hồi Giáo, hệ phái Shiite. Hussein theo hệ phái Sunni thiểu số. Hussein dù có chết hay bị bắt, Shiite, Sunni vẫn còn đó. Mà cả hai đều muốn nước mình trở thành một nước cộng hoà Hồi giáo như Iran. Văn hoá mà tôn giáo là yếu tố chánh của người Iraq không muốn người đàn bà ra đương không che mặt, không muốn người theo đạo uống rượu. Trong khi đó văn hoá Mỹ muốn giải phóng đàn bà, tôn trọng cá nhân, tư do theo đạo nào mình thích. Do vậy Shiite dù mừng Hussein đã bị hạ, nhưng vẫn trái tai gai mắt vì Mỹ nên kêu gọi đánh đuổi Mỹ ra khỏi nước, tung lựu đạn vào quán rượu, và giết hại những người thân Mỹ trong chiến tranh như là nhũng người tà đạo thời hậu chiến. Và tình hình A phú hãn cũng thế, vấn đề tôn giáo và văn hoá cũng là lý do tạo nên những chống đối và bắn giết mà người Mỹ là nạn nhân, dù nhẹ hơn ở Iraq.
Cuộc chiến chống khủng bố, chiến tranh Iraq không hoàn toàn là một cuộc xung đột tôn giáo, văn hoá, một cuộc đối đầu giữa hai hay nhiều quốc gia. Không ai phủ nhận tính toàn cầu của nó thể hiện qua việc chiến đấu vì an ninh thế giới, văn minh nhân loại. Nhưng cũng không thể phủ nhận tính tôn giáo và tinh thần quốc gia của hai nước lãnh thổ bị làm chiến trường. Giải quyết bài toán tổng hợp đó không thể quên yếu tố tinh thần quốc gia và yếu tố tôn giáo là yếu tố chánh của bàn cờ. Hussein, Laden còm hay mất không quan trọng. Quan trọng là tinh thần quốc gia và yếu tố tôn giáo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.