Hôm nay,  

Khí Thế Mới Trong Cuộc Tranh Đấu Chống Sbstv

27/10/200300:00:00(Xem: 4417)
Từ khi hay tin đài SBS TV tiếp vận đài VTV4 của CSVN, đông đảo người Việt tự do tại Úc đều phẫn nộ. Từ qúy vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, qúy vị lãnh đạo BCHCĐNVTD liên bang, các tiểu bang, lãnh thổ, đến các hội đoàn, đoàn thể, các cơ quan truyền thông Việt ngữ như báo chí, truyền thanh... cùng đông đảo qúy đồng
hương... đều sôi nổi tích cực tham gia các cuộc vận động dư luận chống lại việc làm phi lý của SBS TV. Đặc biệt, nhiều cuộc vận động đã lan rộng từ các buổi lễ với sự
hậu thuẫn tích cực của các vị lãnh đạo tôn giáo, đã làm nức lòng mọi người, khiến bầu không khí chống cộng tại Úc đột nhiên bừng bừng khí thế. Ngoài ra, các đài phát thanh 2VNR, đài Việt Nam Sydney Radio, đài Việt Nam Úc Châu... với những chương trình trực thoại sôi nổi, nóng hổi, đã kịp thời phản ảnh trung thực nguyện
vọng cùng sự phẫn nộ chính đáng và đa dạng của đông đảo qúy đồng hương. Bên cạnh đó, sự hậu thuẫn qua email của đồng hương từ các quốc gia Anh, Mỹ, Canada, Pháp.... cũng đã khiến cho cuộc đấu tranh chống lại việc làm phi lý của SBS TV trở thành một cuộc đấu tranh chính nghĩa mang tầm vóc toàn cầu của người Việt yêu tự do.
Trong tuần qua, để tiếp tay với CĐNVTD/LBUC trong việc vận động chính giới cũng như quần chúng Úc yểm trợ cho chiến dịch chặn đứng việc đài truyền hình
SBS-TV tiếp vận chương trình “Thời Sự” do cơ sở tuyên truyền VTV4 của bạo quyền Hà Nội thực hiện, Saigon Times đã gởi điện thư (email) đến các vị dân biểu liên bang ở những đơn vị có đông người Việt Nam cư ngụ tại ba tiểu bang Queensland, Victoria và NSW. Vì không rõ được địa danh của những vùng có đông đồng bàoViệt Nam tại các tiểu bang Nam Úc, Tây Úc, Tasmania và ACT nên chúng tôi chưa kịp gửi. Hy vọng, qúy đồng hương ở các tiểu bang này sẽ cho chúng tôi biết, tên của các vị dân biểu đó, để chúng tôi gửi thư vận động.
Sau đây là những vị dân biểu đã được chúng tôi gửi thư trong tuần qua: Ông Daryl Melham, đơn vị Banks (NSW); Ông Michael Hatton, đơn vị Blaxland (NSW); Ông Alan Griffin, đơn vị Bruce (Vic); Ông Michael Organ, đơn vị Cunningham (NSW); Cô Nicola Roxon, đơn vị Gellibrand (Vic); Ông Anthony Albanese, đơn vị
Grayndler (NSW); Ông Anthony Byrne, đơn vị Holt (Vic); Ông Simon Crean, lãnh tụ đối lập, đơn vị Hotham (Vic); Bà Danna Vale, tổng trưởng Cựu Chiến Binh Sự
Vụ, đơn vị Hughes (NSW); Ông Bob Sercombe, đơn vị Maribyrnong (Vic); Ông Lindsay Tanner, phát ngôn nhân đối lập về truyền thông, đơn vị Melbourne (Vic);
Ông Pat Farmer, đơn vị Macarthur (NSW); Ông Bernie Ripoll, đơn vị Oxley (Qld); Bà Janice Crosio, đơn vị Prospect (NSW); Ông Laurie Ferguson, phát ngôn nhân đối lập về Công Dân và Đa Văn Hóa Sự Vụ, đơn vị Reid (NSW); Ông Michael Johnson, đơn vị Ryan (Qld); Cô Tanya Plibersek, đơn vị Sydney (NSW); Ông Leo McLeay, đơn vị Watson (NSW); Ông Mark Latham, phát ngôn viên đối lập về kinh tế, đơn vị Werriwa (NSW); Ông Gary Hardgrave, Bộ trưởng Công Dân và Đa Văn Hóa Sự Vụ liên bang.
Riêng dân biểu Julia Irwin, vì ở ngay Cabramatta nên trưa Thứ Năm, 9/10, chúng tôi đã trực tiếp đến văn phòng của bà và gặp ông Grahame, trình bầy vấn đề và trao cho ông lá thư phản đối SBSTV của Sàigòn Times.
Cho đến ngày Thứ Ba, 21/10, SGT đã nhận được điện thư phúc đáp của nhiều vị, trong đó có những vị tích cực hậu thuẫn cộng đồng người Việt như các ông Michael Hatton, đơn vị Blaxland, NSW; ông Bernie Ripoll, đơn vị Oxley, Queensland; và
ông Lindsay Tanner, phát ngôn nhân đối lập về truyền thông, đơn vị Melbourne (Vic).
Dân biểu M.Hatton bày tỏ lòng quan tâm đến vấn đề này. Ông viết: “I am concerned about the situation that you have outlined and the affront that this has occasioned to the Vietnamese community in Australia and that fact that Commonwealth monies have been expended to this end.” (“Tôi quan tâm về vấn đề mà ông đã phác họa, và sự xúc phạm mà cộng đồng người Việt tại Úc đang phải đối diện, cũng như về ngân quỹ liên bang bị chi tiêu vào việc này”.)
Dân biểu Bernie Ripoll cũng bày tỏ mối quan tâm của ông về vấn đề này, đặc biệt là chuyện SBS-TV đã không tham khảo với cộng đồng người Việt tại Úc. Ông cho biết ông sẽ gởi thư yêu cầu TGĐ SBS-TV trình bày quan điểm của ông ta cũng như yêu cầu ông này nói rõ về những lý do khiến ông đi đến quyết định tiếp vận VTV4 của CSVN, cũng như những hành động của ông ta trong tương lai nhằm đáp ứng những quan ngại của cộng đồng người Việt tại Úc. Ông viết: “I will be writing to the Chief Executive Officer of the SBS to seek his views on the broadcast of this program and ask him to outline the principles behind that decision and action he intends to take in regards to the concerns of the Vietnamese community in Australia. It is clear to me from the vision statement of the SBS “Uniting and enriching our society by creatively communicating the values, the voices and the visions of multicultural Australia and the contemporary world." that programs that are offensive to the community to which they are directed would be a waste of taxpayers dollars and not meet their cultural requirements.”
Dân biểu Ripoll cũng cho biết ông sẵn sàng gặp gỡ với các vị lãnh đạo cộng đồng để tìm phương pháp giải quyết vấn đề này. SGT đã chuyển giao điện thư đó đến qúy vị lãnh đạo CĐNVTD/LBUC, các tiểu bang và lãnh thổ.
SGT cũng nhận được điện thư phúc đáp từ văn phòng bộ trưởng Danna Vale và từ cố vấn truyền thông của dân biểu Michael Organ, đơn vị Cunningham, NSW. Lee Evans, đổng lý văn phòng dân biểu (electorate officer) của bà Vale cho biết lá điện thư đã được giao chuyển đến văn phòng bộ trưởng của bà ở Canberra.
Ông Allen Clark, cố vấn truyền thông của dân biểu Michael Organ, thuộc đảng Xanh, cho biết ông Organ thừa nhận rằng một số thành viên của cộng đồng người Việt tại Úc có thể cảm thấy bị xúc phạm vì chương trình tin tức ấy do một cơ quan của nhà cầm quyền Việt Nam thực hiện. Tuy nhiên, ông nghĩ rằng việc ngăn cấm phát hình chương trình này đi ngược lại với quyền tự do ngôn luận và phát biểu ý kiến, và có thể được xem như một hình thức kiểm duyệt.
Ngoài ra, để tìm được thêm hậu thuẫn sâu rộng cho chiến dịch của cộng đồng, SGT cũng đã liên lạc với các tổ chức cựu quân nhân (RSL) ở cấp liên bang cũng như tiểu bang và các tổ chức Cựu Chiến Binh Tham Chiến Ở Việt Nam ở các cấp, qua điện thư, nếu các tổ chức này có điện thư, hoặc bằng thư thường.
Sau đây, Sàigòn Times xin được lần lượt giới thiệu cùng qúy độc giả: Thư gửi tổng giám SBS của tổng trưởng truyền thông đối lập liên bang Lindsay Tanner (Việt & Anh); Bản thông cáo báo chí (Việt & Anh) của Hội Đồng Các Cộng Đồng Sắc Tộc Liên Bang Úc (Federation of Ethnic Communities' Council of Australia) do ông Châu Xuân Hùng, Chủ tịch CĐNVTD/VIC email tới tòa soạn; Tâm thư gửi đồng hương tại NSW về cuộc biểu tình 29/10/2003 của BS Nguyễn Mạnh Tiến, Chủ tịch CĐNVTD/NSW; Các Thông Báo về cuộc biểu tình chống SBS của CĐNVTD NSW, VIC;
Bản Tin CĐNVTD/UC về cuộc vận động chống SBSTV. Ngoài ra, trong phần Diễn Đàn Độc giả, Sàigòn Times cũng xin giới thiệu nhiều ý kiến đóng góp của độc giả bằng Anh ngữ, Việt ngữ.

*

THƯ CỦA TỔNG TRƯỞNG TRUYỀN THÔNG ĐỐI LẬP GỬI TỔNG GIÁM ĐỐC SBS NIGEL MILAN

BẢN DỊCH VIỆT NGỮ


Mr Nigel Milan
Tổng Giám Đốc SBS

Thưa ông Nigel,

Tôi viết thư này để bày tỏ mối quan ngại của tôi về quyết định của SBS-TV trong việc truyền hình chương trình tin tức từ đài VTV4 của nhà nước Việt Nam.
Như ông biết, tôi vô cùng tôn trọng quyền độc lập biên soạn tin tức (editorial independence) của SBS. Việc chính phủ, bộ trưởng hoặc phát ngôn nhân đối lập (shadow minister) không được quyền can thiệp vào quyết định xắp xếp chương trình (programming decision) là một điều tối quan trọng. Tuy nhiên, tôi cảm thấy rằng quyết định tiếp vận chương trình VTV4 đặt ra nhiều vấn đề sâu rộng hơn về phong cách mà SBS đối xử với những cộng đồng mà nó [SBS] muốn phục vụ.


Rất nhiều cộng đồng sắc tộc ở Úc thường có một con số quan trọng những người đã từng là tỵ nạn từ những chế độ độc đoán hoặc kỳ thị ở các quốc gia gốc của họ. Trong những trường hợp mà các chế độ này vẫn hiện hữu, thì rất dễ hiểu khi thấy rất nhiều người trong những cộng đồng ấy cảm thấy không hài lòng với việc chương trình tin tức do nhà nước điều khiển được SBS cho chiếu lại. Lấy một thí dụ điển hình, tôi tin chắc rằng nếu SBS cho tiếp vận
chương trình tin tức của truyền hình Iraq trước khi Saddam Hussein sụp đổ thì rất nhiều người tỵ nạn Iraq sinh sống ở Melbourne sẽ phản đối.
Tôi chấp nhận rằng không phải tất cả thành viên của cộng đồng người Việt phản đối lại việc tiếp vận chương trình tin tức của VTV4, và [lẽ tất nhiên] SBS không tránh khỏi việc phát hình những chương trình truyền hình [khác] làm cho một vài khán giả bực tức. Tuy nhiên, tôi kêu gọi ông hãy tìm một phương thức nhằm tham khảo với các cộng đồng trước khi có những quyết định như quyết định này. Điều tối quan trọng là phải hiểu rõ và tôn trọng ý kiến của cộng đồng.
Trong trường hợp này, tôi xin đề nghị ông nên khởi sự tham khảo trước khi quyết tịnh tiếp tục tiếp vận.

Kính thư
Lindsay Tanner

*

BẢN ANH NGỮ

Nigel Milan
General Manager SBS


Dear Nigel

I am writing to raise my concern about the decision by SBS to broadcast a news program from Vietnamese Government owned VTV4.

As you know, I am strongly committed to respecting the editorial independence of SBS, It is vital that Governments, Ministers and Shadow Ministers are not able to interfere in SBS programming decisions.

However, I feel that the decision to broadcast VTV4 news raises broader questions about how SBS deals with the communities it seeks to serve.

Many ethnic communities in Australia comprise to a significant extent people who have been refugees from oppressive or discriminatory regimes in their countries of origin. In circumstances where those regimes are still in place, it is understandable that many in those communities will be very unhappy with state - controlled news programs being re-broadcast by SBS. I have no doubt, for example, that if SBS had broadcast Iraqi TV news prior to the fall of Saddam Hussein many Iraqi refugees living in Melbourne would have protested.

I accept that not all members of the Vietnamese community oppose the broadcast of VTV4 news, and that SBS inevitably broadcasts programs which upset some viewers. However, I would urge you to develop a protocol for consulting with communities before decisions of this kind are made. It is vital that community opinion is properly understood and respected.

In this particular case, I would suggest that you initiate such consultation before deciding to continue with broadcasts.

Yours sincerely

Lindsay Tanner


MEDIA RELEASE OF FECCA

BẢN DỊCH VIỆT NGỮ

"Đã đến lúc SBS-TV lắng nghe khán giả trước khi quá muộn"

Dưới đây là bản thông cáo báo chí bằng tiếng Anh của Hội Đồng Các Cộng Đồng Sắc Tộc Liên Bang Úc (Federation of Ethnic Communities' Council of Australia) do ông Châu Xuân Hùng email tới tòa soạn.
Trong một thông cáo báo chí đề ngày 21/10/2003, ông Abd Malak, Chủ tịch Hội Đồng Các Cộng Đồng Sắc Tộc Liên Bang Úc (Federation of Ethnic Communities' Council of Australia - FECCA), đã lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích SBS-TV vì đã không lắng nghe nguyện vọng chính đáng của cộng đồng, trong đó có cộng đồng Việt Nam.
Ông nói: "Đài truyền hình SBS hiện có nguy cơ đánh mất số khán giả mà Đài được thành lập để phục vụ. Nếu SBS TV không biết lắng nghe khán giả của họ thì họ sẽ đánh mất chút khả tín còn sót lại của họ đối với rất nhiều cộng đồng sắc tộc".
Ông Malak giải thích: "FECCA, trong cương vị tổ chức ở cấp quốc gia đại diện cho những cộng đồng đa văn hóa, đa ngôn ngữ ở Úc, trong nhiều năm qua luôn luôn hậu thuẫn SBS. SBS đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các chương trình bằng nhiều ngôn ngữ cho các cộng đồng sắc tộc, đồng thời mang cả một thế giới văn hóa đa dạng và quý giá đến tận nhà của mỗi người dân Úc. Tuy nhiên, trong khi SBS Radio vẫn tiếp tục được các cộng đồng hết lòng yêu mến, tận tình sử dụng và luôn luôn coi trọng, thì trái lại, SBS TV đã làm mất thiện cảm của phần lớn khán giả của đài và hàng ngày tôi luôn được nghe nhiều mối quan ngại về SBS-TV từ những người đại diện các cộng đồng sắc tộc. FECCA vô cùng lo ngại rằng ban giám đốc (board of management) đang rời xa khán giả sắc tộc. Một thí dụ điển hình của xu hướng đáng lo ngại này là ban giám đốc SBS đã không hề quan tâm đến những ưu tư chính đáng của cộng đồng người Việt về việc đài SBSTV tiếp vận luận điệu tuyên truyền của cộng sản.
Ông Malak cũng nhấn mạnh: "SBS TV được thiết lập nhằm phục vụ những cộng đồng đa văn hóa của Úc, thế nhưng hiện nay, chúng ta lại thấy ban giám đốc không hề quan tâm đến việc phản ảnh nước Úc đa văn hóa, và lại thích xỏ mũi những sở thích của khán giả. Đó là điều không thể nào chấp nhận được. Đó là thái độ kẻ cả. Và điều đó đang hủy diệt sự khả tín của SBS-TV. Đâu là sự hiện hữu hợp lý và chính đáng của SBS, nếu khán giả sắc tộc càng ngày càng tẩy chay nó nhiều hơn""
Ông Malak kết luận: "Tôi muốn thấy một SBS-TV sinh động, được các cộng động sắc tộc mến chuộng, sử dụng chứ không phải chỉ là một thứ đài ABC nữa dành riêng cho những người Úc trong giai cấp giàu có thượng lưu (affluent elite). FECCA sẵn sàng hợp tác với ban giám đốc SBS-TV để giải quyết những vấn nạn này trước khi chúng trở nên quá sâu đậm. Đã đến lúc SBS-TV lắng nghe khán giả trước khi quá muộn".

*

BẢN ANH NGỮ

SBS TELEVISION - Its time for the broadcaster to listen to Multicultural Australia

"SBS Television is running the risk of losing the audience it was established to serve" said the Chair of FECCA, Mr Abd Malak, this morning. "If it doesn't start listening to its constituency it will loose what remains of its credibility with many ethnic communities."
Mr Malak went on the explain "FECCA, as the national peak body representing culturally and linguistically diverse communities in Australia, has been a consistent supporter of the Special Broadcasting Service over the years. SBS has played a vital role in both providing broadcasts in many languages to ethnic communities and it has brought a rich and diverse cultural world into the homes of Australians."
"SBS Radio continues to be highly regarded, utilized and much loved by diverse community groups. However, SBS Television is alienating much of its audience and I hear concerns about SBS Television from ethnic community representatives on a daily basis" said Mr Malak. "FECCA is most concerned that the board of management is loosing touch with its ethnic audience. An example of this worrying trend is the manner in which the concerns of the Vietnamese community about communist propaganda broadcasts on SBS Television have been dismissed by SBS management."
"SBS Television was established for the benefit of Australia's multicultural communities, but now we find a management that does not reflect multicultural Australia and dictates to its audience what is best for it."
Mr Malak emphasised "This is NOT acceptable. It is patronising. It is destroying SBS Television's credibility. What is the legitimacy of SBS Television if ethnic communities increasingly boycott it"" Mr Malak concluded "I want to see a vibrant SBS Television that is used, and much loved by, ethnic communities - not just an ABC alternative for the affluent Australian elite.
FECCA is ready and willing to work with SBS Television management to resolve these problems before they become entrenched. It is time that SBS Television start listening to its constituency before it is too late!"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.