Hôm nay,  

Cá Ba Sa, Hàng May Dệt

02/07/200300:00:00(Xem: 4256)
Lộ trình Thương Ước Hà nội Washington đã thực sự bị Mỹ đấp mô.
Mô thứ nhưtù, Bộ Thương mại Mỹ vừa quyết định tăng thuế cá ba sa VN lên từ 33,84 đến 63,88%, ngày 17 tháng Sáu. Đó là kết quả sơ khởi của vụ do các hiệp hội ngư dân Mỹ kiện các công ty xuất khẩu VN đem cá ba sa VN qua Mỹ bán rẻ, phá giá thị trường Mỹ. Bán rẻ vì nhà cầm quyền CS Hà nội không theo tiêu chuẩn kinh tế thi trường, trợ giá khi sản xuất, qui định giá mua và độc quyền xuất cảng sang Mỹ nên bán rẻ hơn từø 36,84 đến 63,88%. Và do đó Mỹ tăng thuế nhập lên cùng tỷ lệ để quân bình giá cả, đỡ thiệt hại cho ngư dân Mỹ khi cạnh tranh với cá ba sa VN. Nhưng với mức tăng thuế nhập đó của Mỹ, giá thành của cá ba sa VN tại Mỹ rất cao vì phải chịu cước, hoa hồng, lưu kho, khóù mà cạnh tranh nỗi với cá catfish Mỹ. Đó là chưa nói đến tác động tuyên truyền, quảng cáo, dựa vào tình yêu nước của người Mỹ - người Mỹ ăn cá Mỹ - đỡ lo hơn ăn cá ba sa VN nuôi và chế biến trong điều kiện vệ sinh khó kiểm soát, suốt thời gian vụ kiện tại Mỹ.
Theo tin Việt Báo phái đoàn thương mại của CS Hà nội còn ở lại Mỹ để giải thích sau quyết định cuối cùng này của Bộ Thương Mại. Chiếu theo Thưong Ước, quyết định còn phải đưa ra hội đồng trọng tài. Nhưng ít khi xảy ra việc bác bỏ quyết định của Bộ Thương Mại vì là hành vi chánh phủ. Phản ứng trong nước VN mạnh nhưng nặng cảm xúc mà thiếu giải pháp đối phó theo cách vận hành kinh tế, chánh trị và Báo Nhân Dân viết, "Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao VN [Cộng sản]: Quyết định của Bộ Thưong mại Hoa kỳ là không công bằng, không khách quan và không phản ảnh đúng thực tế". Ở Saigon cũ, Giáo sư Tiến sĩ Võ tòng Xuân giải thích "vì sao cá nheo (catfish) Mỹ sợ cá ba sa VN. Cá Mỹ sợ cá VN vì "cá ba sa thơm ngon, bỗ dưỡng giàu omega-3, và rẻ tiền" (báo Thanh Niên.) Người Việt nói người Việt nghe. Tiếng kêu trong sa mạc đối với Mỹ.
Mô thứ hai, Mỹ hạn chế số xuất cảng hàng "dệt may" (chữ trong nước) của Hà nội. Bộ Thương mại Mỹ gần đây tạm thời điểu chỉnh hạn ngạch mặt hàng này của Hà nội nhập vào Mỹ: chỉ còn 1 tỷ 700 triệu đô thôi. Giảm gần phân nửa. Theo ước tính của quí chót trước khi tài định lại hạn ngạch ngành dệt may, Hà nội đã xuất qua Mỹ được 3 tỷ 2. Cấn nhấn mạnh chữ tạm thời vì theo tin báo chí Mỹ, Liên đoàn Ngành Dệt May của Mỹ còn đang vận động hạ xuống nữa. Nông dân cử tri tại các tiểu bang trồng bông và có nhiều nhà máy dệt đang kêu ca, số hàng dệt may của Hà nội đã làm hàng của Mỹ giá hạ thê thảm, làm công nhân trong ngành thất nghiệp nhiều. Tiếng kêu đã tới tai TT Bush va øđã hơn một lần Oâng đã tuyên bố, Oâng không để người nông dân và công nhân trong ngành này mất việc làm vì giao thương một chiều. Những nhà quan sát vì thế nghĩ hạn ngạch 1 tỷ 7 của Mỹ dành cho VN, có thể còn tái xét, có cơ giảm chớ không có cơ tăng.

Còn tại trong nước VN, hạn ngạch 1 tỷ 7 của Mỹ gây nhiều khốn đốn cho các xí nghiệp dệt may liên doanh với ngoại quốc và quốc doanh. Trước nhứt đối với các công ty ngoại quốc có cơ xuởng gia công hàng dệt may đặt tại VN. Theo báo Wall Stret Journal các đại công ty của Mỹ có đầu tư vốn về hàng dệt may ở VN, như Nike, JC Penney, v.v. đang tính dời đi các nước khác vì hạn ngạch của Mỹ sẽ gây trở ngại trong việc phân phối của hảng; chả lẽ sản xuất mà không được bán ở Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhứt hoàn cầu hay sao. Còn các công ty và nhà máy dệt quốc doanh VN thì đấu đá nhau "tranh thủ" giành phần cho mình từ cái hạn ngạch bị Mỹ giảm nặng ấy. Báo Người Lao động, Saigon Giải phóng, Thể Thao chạy tin, nhà máy dệt Long An kêu trời, Bộ chỉ phân bỗ hạn ngạch trị giá bằng 10% hợp đồng đã ký, làm sao giải toả lô hàng, làm sao 2 ngàn công nhân sống được. Các quốc doanh dệt may đổ trách nhiệm cho Bộ Thương mại và Bộ Phát triễn Đầu tư.
Sơ kết chỉ trong vòng 1 năm rưởi cái Thương ước giữa Washington và Hà nội được thi hành, hai mặt hàng mũi nhọn của VN xuất sang Mỹ, là thủy hải sản và dệt may, đã bị hai quả đấm thôi sơn. Đau hơn nữa hai quả đấm đó lại là của những nhà tư bản và tài phiệt-- chánh phủ ngầm của Mỹ có 75 ngàn người vận động hành lang ở Quốc Hội và nhiều tay chân trong quân đội và Hành pháp Mỹ -- đã từng ủng hộ việc ký Thương ước, viện lý do dùng đòn bẫy kinh tế để thúc đẩy tiến trình dân chủ hoá và phi cộng sản hoá VN. Bây giờ giới này thấy giao thương với Hà nội là giao thương một chiều, lợi cho CS Hà nội mà không lợi cho những nhà sản xuất kinh doanh liên quốc gia Mỹ. Đại sứ Burghardt đã từng tuyên bố trên đài Á châu Tư do của Mỹ, CS Hà nội tách rời kinh tế với chánh trị, nhân quyền là vấn đề trung tâm, nếu Hà nội tiếp tục cố chấp với nhân quyền, tương quan kinh tế sẽ có vấn đề. Và vấn đề như đã thấy tại hai cái mô cá ba sa và dệt may.
Chìa khóa để Mỹ truy Hà Nội chính là “VN không phải là nền kinh tế thị trường.” Chỉ vì một cái định nghĩa “kinh tế thị trường” không xuôi mà CSVN làm cho vài trăm ngàn ngư dân và công nhân thiệt hại. Tội này lớn vô kể. Bởi vì cái định nghĩa “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” không kinh tế gia nào xài hết.
Trước hai mất mát, thiệt thòi của nước VN dù bây gìơ đã khác chế độ, người Việt cũng thấy bùi ngùi nỗi buồn nhược tiểu và nỗi nhục da vàng năm nào. Nhưng tiên trách kỷ hậu mới trách nhân. Hà nội còn thua dài dài không phải về kinh tế mà cả về chánh trị nữa. Không phải mất mối hàng mà còn mất bờ cõi, mất chủ quyền quốc gia cho các nước lớn như Trung Quốc, Hoa kỳ nữa nếu không huy động được nội lực dân tộc. 28 năm nay CS Hà nội đã thống nhứt được lãnh thổ, con tàu Thống Nhứt đi hàng muôn vạn dậm, nhưng không thống nhứt lòng dân được một ly. Cán lưỡi CS giành nắm hết. Thì tôn giáo, đoàn thể, trí thức, nhân dân yêu nước còn chỗ nào đâu mà đứùng, chỗ nào đâu mà tham gia việc nước chuyện dân. CS Hà nội có thể có kinh nghiệm nhiều về Nga Tàu. Nhưng về Mỹ, CS Hà nội không thể hơn người Miền Nam VNCH cũ được. Nỗi buồn nhược tiểu, cái nhục da vàng cho dân tộc VN trên mọi mặt bây giờ nếu có là do độc quyền cai trị của CS. CS phải hoàn toàn trách nhiệm trước nhân dân và lịch sử.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.