Hôm nay,  

Mỹ Chú Trọng Đến Á Châu

9/4/200100:00:00(View: 4418)
Chính phủ Bush đã có quyết định trừng phạt một công ty lớn của Trung Quốc chuyên sản xuất vũ khí vì đã bán cho Pakistan kỹ thuật và những bộ phận phi đạn, vi phạm thỏa hiệp Mỹ-Trung Quốc theo đó Bắc Kinh sẽ phải ngưng xuất cảng phi đạn.

Mỹ quyết định như vậy trước ngày Tổng Thống Gorge W.Bush chính thức viếng thăm Trung Quốc lần đầu tiên là điều đáng chú ý. Từ mấy tuần qua đã có những dấu hiệu cho thấy Mỹ chú trọng nhiều đến tình hình Á châu và Đông Nam Á, được coi như một sự đổi mới chiến lược toàn cầu của chính phủ Bush. Hồi cuối tháng 8, Bộ trưởng Lục quân Mỹ Thomas White nói Mỹ sẽ chuyển 65,000 quân đóng ở Âu Châu sang Á châu. Về lực lượng bộ binh, ngoài số quân đóng ở Âu châu, Mỹ hiện có 21,000 quân đóng ở Nhật Bản và Nam Hàn. Mỹ còn dự trữ ở Âu châu các kho vũ khí và quân cụ đủ dùng cho một lữ đoàn tác chiến phòng khi có chiến tranh bùng nổ. White nói một phần các kho vũ khí này sẽ được đưa qua Á châu. Sự chuyển hướng chiến lược có một nguyên nhân đặc biệt là sự tăng trưởng sức mạnh của Trung Quốc.

Sức mạnh quân sự của Trung Quốc không có dấu hiệu gia tăng một cách ngoạn mục, nhưng về sức mạnh kinh tế người ta đã thấy những dữ kiện quá rõ. Kinh tế Trung Quốc trong mấy năm liền vẫn tăng trưởng đều mỗi năm 8%, một con số đáng kể trong khi các nền kinh tế Á châu kể cả những nền kinh tế mạnh của Đông Nam Á và Nhật Bản đang trì trệ hay suy thoái. Cũng nên đem tình thế đó so sánh với tình hình kinh tế Mỹ. Trong quý 2 năm 2001, tăng trưởng kinh tế Mỹ chỉ đạt được 0.2%. Điều làm Mỹ quan tâm hơn hết là sự lớn mạnh về kinh tế Trung Quốc có thể làm tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với khối ASEAN gồm 10 nước và cả những nước ở Đông Bắc Á. Trong khi đó khối ASEAN đang nhìn về Trung Quốc để tìm một thế liên minh kinh tế.

Tuần trước một nguồn tin từ Bangkok cho biết 10 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đã tạo được sự đồng thuận là tiến đến việc lập một khu thương mại tự do với Trung Quốc. Việc này đã được tiến hành sơ khởi bằng cuộc họp giữa ASEAN và Trung Quốc ở Brunei vào trung tuần tháng 8 và đến tháng 9 hai bên sẽ họp ở Côn Minh để chuẩn bị lần chót trước khi mở đàm phán chính thức. Việc thiết lập khu thương mại tự do đòi hỏi những cuộc thương lượng rất chi tiết và việc thi hành cũng phải thực hiện theo từng giai đoạn vì có những nền kinh tế lớn nhỏ, mạnh yếu khác nhau. Nhưng nói chung các nước đồng ý thiết lập khu thương mại tự do đều có một mục tiêu duy nhất: tiến đến xóa bỏ thuế nhập cảng hàng hóa. Riêng khối ASEAN hiện đang thực hiện một khu thương mại tự do trong nội bộ và đến năm 2002 sẽ hoàn thành để hạ quan thuế xuống còn khoảng từ 5% đến số không. Đó là tiến trình tự do hóa giao thương để đẩy mạnh mậu dịch giữa các nước ASEAN. Riêng các nước nghèo mới gia nhập như Việt Nam, Lào, Cam Bốt và Miến Điện sẽ được hưởng một thời biểu nhuần nhuyễn hơn để hạ quan thuế.

Cuộc vận động này tóm lại là các nước ASEAN có khuynh hướng nhìn vào Trung Quốc hơn là nhìn đến Mỹ và các nước Tây Âu khác. Còn Trung Quốc thấy đây là cơ hội ngàn vàng để bành trướng ảnh hưởng ở Á châu. Trung Quốc và ASEAN có thể tự do hóa thương mại ngoài những trói buộc của Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO). Sự kiện này sẽ liên hệ như thế nào đến luật lệ của WTO" Nhưng luật lệ của WTO vẫn chưa thành hình, vì hiện nay các nước hội viên còn hô hào mở những vòng đàm phán mới để xác định những luật lệ đó. Việc ASEAN-Trung Quốc đi bước trước để đàm phán về tự do hóa thương mại riêng với nhau là cuộc vận động đáng chú ý. Vòng đàm phán WTO sắp tới có thể gặp khó khăn, vì trước tình hình kinh tế thế giới trì trệ hiện nay, ASEAN-Trung Quốc có thể bất chấp cả WTO một khi họ có thỏa hiệp riêng với nhau. WTO vẫn có những nền kinh tế hàng đầu của G-8 (7 nước kỹ nghệ giầu nhất thế giới công thêm nước Nga) nhưng nếu Trung Quốc-ASEAN lập được khu thương mại tự do, tự nhiên trong khu vực này không có một nước G-8 nào có mặt. Trung Quốc-ASEAN lập khu thương mại tự do riêng là một cách để loại trừ ảnh hưởng của G-8.

Nhưng ở Á châu-Thái Bình Dương, Mỹ có nhiều mối quan tâm chiến lược khác. Nếu Trung Quốc tạo được một thế liên minh kinh tế với 10 nước ASEAN, ảnh hưởng của Bắc Kinh tất nhiên phải lan rộng bởi vì so với các nước ASEAN, nền kinh tế Trung Quốc lớn mạnh nhất. Khi nói đến kinh tế là phải nói đến chính trị. Và trong một thế giới ghê sợ chiến tranh chỉ muốn có hòa bình ổn định để phát triển, mọi sự hăm dọa và sức ép vũ lực đều không có hiệu quả. Việc trừng phạt kinh tế cũng có khi là con dao hai lưỡi khi phải đối phó với một thị trường lớn như Trung Quốc. Nếu Trung Quốc bị trừng phạt, kinh doanh Mỹ cũng bị thiệt thòi vì quyền lợi buôn bán. Tất nhiên Mỹ còn nhiều đòn phép khác để đối phó với Bắc Kinh.

Ngoài các vấn đề kinh tế, chỗ đau nhức nhất của Trung Quốc vẫn là vấn đề Đài Loan. Chiến lược mới của Mỹ về Á châu tất nhiên phải nhìn đến vấn đề này. Ngoài ra một khía cạnh khác cũng được Mỹ quan tâm là mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam. Việc chính phủ Bush cử ông Richard Burghardt, hiện là đại diện của Mỹ ở Đài Loan, làm Đại sứ Mỹ ở Việt Nam là điều có ý nghĩa lớn. Bắc Kinh có vẻ thấy thấm thía. Tuần này Chủ tich Quốc hội Trung Quốc Lý Bằng sẽ sang thăm Việt Nam. Trong cuộc đấu Mỹ-Trung, vai trò của Việt Nam có thể nổi bật, với điều kiện là những người lãnh đạo ở Hà Nội có đủ khôn ngoan và can đảm để nắm lấy vai trò đó.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Fountain (Bình Sa)- - Như thông lệ hằng năm Hội Y Sĩ Việt Nam Nam California đều tổ chức Hội Chợ Y Tế Miễn Phí nhằm phục vụ cho các cư dân không có điều kiện về y tế cư ngụ trong Địa hạt Quận Cam.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Bà Tư mở mắt kiếng dụi dụi rồi ngẩng lên: - Ba sấp nhỏ ơi, tui dò tìm trong tự điển thấy cả mấy trăm nước, vậy mà tuyệt nhiên không thấy tên “Nước lạ”! Nước lạ là nước nào? Nó ở đâu vậy ông?
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Tin VOA 27-10, “Sáng ngày 26/10, tại thành phố Wesminster, California, cựu Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ, Jim Webb, chủ trì lễ tưởng niệm và vinh danh 81 chiến sĩ thuộc một tiểu đoàn nhảy dù của Quân đội Việt Nam Cộng Hoà tử vong khi máy bay vận tải của Không quân Hoa Kỳ gặp nạn vào năm 1965 trong Chiến tranh Việt Nam…
Khoảng cuối tháng 10/2019, Liên minh Châu Âu (EU) đã đồng ý cho Anh trì hoãn 3 tháng việc rời khỏi khối. Về phần mình, Thủ tướng Boris Johnson đang tìm cách tổ chức một bầu cử sớm vào tháng 12/2019 để chấm dứt cuộc khủng hoảng Brexit đang bao trùm lên nước Anh.
BUDAPEST - Vào ngày 29/10, TT Putin công du nước cựu cộng sản Hungdary, là thành viên EU và NATO thân thiện nhất với Nga.
BEIJING - Trung Cộng lên án chính quyền Trump dùng kinh tế để bắt nạt, sau khi thẩm quyền giám sát gây khó khăn, nại lý do an ninh đề nghị cắt tài trợ cấp cho trang thiết bị Huawei dùng trong mạng viễn thông tại Mỹ.
Khoảng cuối tháng 10/2019, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đang xem xét gia hạn miễn thuế nhập khẩu thêm một năm với khoảng 1,000 sản phẩm từ Trung Quốc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.