Hôm nay,  

1 Cựu Lính Mỹ Về Thăm Vn, Tìm Các Bạn Cũ Từng Quen

11/04/200400:00:00(Xem: 4323)
Dịch theo tin của CLAUDIA FELDMAN, trên báo Houston Chronicle.
Willie Reyna là một cựu chiến binh Hoa kỳ từng có mặt trong chiến tranh Việt Nam. Anh nói chuyện với người em gái và kể ra những nỗi băn khoăn giấu kín trong lòng gần bốn chục năm nay.
Anh phải quay trở lại Việt Nam. Anh cần phải cho khép lại những chuyện trước đây. Tuyệt đối là chuyện cần thiết. Thiệt là tồi bại, theo lời anh nói, tôi đã bỏ các anh em bộ binh khi tôi rời bỏ Đông Nam Á năm 1968, một mùa hè đỏ lửa của miền Nam Việt Nam. Anh cảm thấy đã xa lánh những người bạn Việt Nam, họ chỉ là hàng chục đứa trẻ vô tội, họ đi bán nước ngọt, bán thức ăn vặt và quanh quẩn với những chiếc lều vải của quân đội được dựng tạm thời để nhận tiền cắc của các lính Hoa kỳ.
Lúc đó Reyna mới 18 tuổi, chính anh cũng nằm trong lứa tuổi của những đứa trẻ vô tội này và lớn lên cùng với họ. Tất cả đều không nói cùng một ngôn ngữ, nhưng tất cả đã nói rỡn chơi với nhau bằng những mẩu chuyện của cuộc sống đầy dập dình.
Anh Reyna đã chụp hình họ, Anh dạy họ nói tiếng Anh. Anh từng biết cảnh nghèo như thế nào, vì cha anh là một di dân lao động tại đất Hoa kỳ, anh thông cảm những nỗi lo sợ của họ.
Tại Việt Nam anh Reyana nắm chắc cái chết trong tay, nên anh đã xâm tên anh vào chân và tay trước khi rời xa Hoa kỳ. Anh cắt nghĩa, chỉ có cách đó thi thể của anh mới được người ta nhận ra để bỏ vào túi nylon, đóng vào hòm nôm để gửi thẳng gia đình và đem tới nhà thờ xin ơn bề trên cứu rỗi.
Có cái lý do chính mà anh sợ hãi nhất. Vào giữa thập niên 1960, có 200 ngàn lính Hoa kỳ sang đóng tại Đông Nam Á, anh Reyna không biết con số tổn thất công khai, nhưng anh đã nhìn thấy các đồng đội đã ngã xuống xung quanh anh. Hàng đêm anh đã nằm ngủ với những chiếc ghế gấp nhà binh không còn có người nằm, sau đó có những người lính khác đuợc điền vào.
Cuộc chiến gia tăng, tại Hoa kỳ người ta phản đối. Tin tức mỗi buổi chiều là những cuộc biểu tình và những lá cờ Hoa kỳ bị đốt. Giữa cái chết và trong sự sát hại của cả hai bên tại miền Nam Việt Nam, không có một người lính còn sống sót nào không bị thương.
Anh Reyna đi sát chiến trường Việt Nam được một năm, sau đó anh đã tình nguyện ở lại Việt Nam hai lần, mỗi lần sáu tháng. Cuối cùng người ta cho anh tình nguyện ở lại bao lâu cũng được, Nhưng anh còn có người tình và cuộc sống tại Texas, nên anh phải trở về Hoa kỳ.
Năm tháng cứ thế trôi mau.
Một ngày anh Reyna nhìn lại thấy mình đã 30 tuổi với một bà vợ và một đứa con, sự nghiệp của anh thì nằm trong binh chủng Không quân Hoa kỳ (Anh đã chuyển binh chủng sau khi ra dân sự và tái tình nguyện vào Không quân cuối thập niên 1960). Anh cùng gia đình đã từng di chuyển từ San Antonio tới Tây Ban Nha, tới hải cảng Port Arthur và cuối cùng tới Houston, anh nhận những công tác từ công tác làm thợ máy tu bổ các phi cơ cho tới công tác làm nhiệm vụ quảng bá Không quân Hoa kỳ.
Tới 40 tuổi anh xin giải ngũ với tương lai làm nghề trang trí cảnh vườn tại Houston.
Tới 50 tuổi anh trở thành ông nội với cuộc sống hưu trí khá tốt. Anh có đủ mọi thứ như anh muốn, hiềm một nỗi là tinh thần bất an. Anh không có thể nào quên đi được những bộ mặt trẻ tại thôn dã của Việt Nam. Miền thôn dã Việt Nam sao mà đẹp thế, có những đồn điền với cây cao su mọc cao vòi vọi, có các cánh rừng và những dặng núi làm động lòng trắc ẩn thi văn.
“Tôi phải trở lại chốn xưa,” theo như anh Reyna đã nói với em gái anh là Tina Leal hồi tháng năm 2003.
Em anh nói là anh cứ đi đi.
Việc đi thực ra không đơn giản, anh đã giành dụm được một số tiền, nhưng giá vé máy bay tới 1500 Mỹ Kim. Anh còn phải có tiền để trả cho người thông dịch biết lái xe, phòng ngủ của khách sạn và việc ăn uống. Ít ra cũng tốn thêm khoảng 2000 Mỹ kim nữa. Anh lại còn phải lo trách nhiệm gia đình.
Cô em gái Leal nói : “ Em có sẵn tiền cho anh đây.”
“Tao chịu thua mày,” bà Eudelia Leal, mẹ của anh nói ra sau khi nghe chuyện anh quyết định trở lại Việt Nam.
“Cứ đi đi,” bà Maria, vợ của anh, đã thấu hiểu những nỗi khắc khoải của người chồng về cuộc chiến tại Việt Nam.
Ba mươi tám năm qua trôi đi, lại đi tới một nước bị cuộc chiến ngăn cách đôi bên, anh Reyna đã đáp máy bay đi New York ở vài ngày, sau đó tới Việt Nam ở trong ít tuần. Thực tình anh không muốn đi New York, nhưng anh muốn làm hòa với quá khứ trong cuộc họp lại với các bạn cũ và những bạn cựu chiến binh như George Robinson.
Cuộc chiến giữa quân Bắc Việt và việc chính phủ Hoa kỳ hỗ trợ miền Nam Việt Nam, nơi người dân có cuộc sống thanh nhàn: ban ngày nhậu la-ve với đủ mồi nhắm, tối đến họ chìm mình trong tiếng hát cải lương.
Cuộc chiến tranh này đã kéo dài suốt từ năm 1957 tới năm 1975, tới khi Hanoi cho xua bộ đội vô Nam với những lính tân tuyển dọc đường tiến quân. Các chú bộ đội non này đã bị say mê vì lời tuyên truyền của CSVN để đi gieo rắc chết chóc, điều không người dân Miền Nam nào mong muốn.
Willie Reyna chỉ là một thanh niên nhà quê của một thị trấn nhỏ nằm ngoài Laredo, anh không thắc mắc gì về quyết định của Tổng thống Hoa kỳ Lyndon B. Johnson. Anh đã đăng lính bộ binh Hoa kỳ từ khi anh còn học trung học.
“Tôi muốn sự nghiệp. Sự nghiệp do chính tôi làm ra,” theo như Reyna cho biết.
Trên chuyến bay tới Việt Nam hồi tháng giêng năm 1966, anh Reyna đã làm bạn với Robinson, người đăng lính tại New York. Anh Reyna hãy còn xa lạ với người New York, một thành phố nổi tiếng khắp thế giới, nhưng anh bạn New York này cũng có cùng một ý chí lậpï nghiệp như Reyna.
Anh Reyna nói với người bạn mới:
“Cả hai chúng ta đều là dân Công giáo, cả hai đều nằm trong một gia đình đơn chiếc. Cha tôi chết vì bị xe đụng khi tôi lên 5.”
Ở New York, Robinson đã kể lại : “ Tại Việt Nam, Willie và tôi ở chung một trại, nhưng mỗi người có công tác khác nhau. Lúc đầu tiểu đội của tôi bị phục kích, tiểu đội bị giết gần hết. Vài tháng sau tôi đuợc tin Wiilie cũng bị giết chết.”
Cuộc lục soát đã tìm thấy Robinson sắp chết. Mảnh lựu đạn đã găm vào hông trái, anh được chuyển về nằm bệnh viện tại New York vào mùa hè 1966.
Robinson cho biết; “ Tôi nằm bệnh viện cả năm. Tám tháng trời không đi bộ được.”
Anh Reyna ra trận. Anh là một tiền sát viên chuyên đi đầu đơn vị, chỉ khi nào thấy bóng dáng địch quân, anh mới dùng radio để gọi pháo binh yểm trợ theo chiến thuật tiền pháo hậu xung hay gọi máy bay thả bom.
Anh Reyna cho biết:

“Tôi sang Việt Nam vì tình yêu nước và lòng yêu quê hương Hoa kỳ. Nhưng sau đó tôi tự bảo trọng. Tôi không đánh cộng sản – Tôi chiến đấu để bảo vệ cho chính mình và các đồng đội của tôi – Tôi không say bóp cò súng như lũ trẻ con mới lớn lên.”
Trong thâm tâm của anh Reyna, bạn bè là cả một gia đình, gia đình có đủ tất cả mọi việc. Má tôi là người miền Nam của Texas bà thường dạy tôi như thế và nói tôi cứ hành xử theo như thế.
Anh Reyna đã tiếp sức với Robinson trong nhiều năm qua. Anh chàng người New York này đã biết anh bạn đang nhận thấy mình có tội đối với dân Việt Nam, những người mà Hoa Kỳ bỏ rơi cho chế độ tàn bạo.
“Willie không có làm điều gì xấu tại Việt Nam, nhưng anh ta muốn trở lại chốn xưa đề làm hòa. Anh ta cũng như chúng tôi đều nghĩ rằng sang Việt Nam để giúp đỡ, nhưng cuối cùng chúng tôi đã rút dù, chúng tôi đã bỏ rơi dân miền Nam Việt Nam cho Việt Cộâng. Anh ta muốn trở lại chốn xưa để tạ lỗi.”
Robinson lại không nghĩ là anh phải có nghĩa vụ kéo dài như thế.
“Việc tranh luận không đặt ra vấn đề một người phải giúp đỡ người khác bao lâu. Ý tôi muốn nói là anh ta muốn tự sát " Trong 15 năm chúng ta đã bị mất đi 60 ngàn người. Chúng ta đã bỏ ra biết bao nhiêu là của cải và việc đầu tư chính trị cho miền Nam Việt Nam.”
Tuy thế Robinson vẫn cảm phục sự hy sinh của anh Reyna và hối anh Reyna sang Việt Nam gấp.
“Bất cứ ai đã từng trải qua, cũng giống như lính cứu hỏa sau biến cố ngày 11/9, họ muốn trở lại nơi đã bị san bằng. Khi thời gian thừa thãi và tuổi đời làm con người học khôn, người ta muốn trở lại để nhìn thấy quang cảnh ấy.”
Khi anh Reyna ghé New York, Robinson đã nài nỉ Reyna phải cẩn thận.
Ronbinson cho biết : “Thực ra tôi cảm thấy lo. Tôi sợ Wiilie dẫm phải mìn, mất đi một cẳng đúng vào năm 2004 thì khổ, hay bị lây cúm gà. Tôi muốn nói nơi đó còn cơ cực lắm, còn có nhiều chuyện đáng lo hơn.”
Chưa kể tới chuyện tiếp đãi theo lối thù hận, những đứa trẻ ngày trứớc ấy, nay chúng đã trở thành các ông già và các bà cả.
Khi dặt chân lên thành phố Saigon, anh Reyna đã nhận ra cái không khí nóng ẩm ướt, ngửi thấy cái mùi là lạ, cảm giác như thời gian đang giật lùi.
Người thông dịch và hướng dẫn viên đang đợi Willie Reyna tại phi cảng. Họ lái xe đưa anh Reyna về Lai Khê, cách thành phố Saigon 60 dặm về phíc Bắc, tới cái làng mà Reyna và Robinson từng đóng quân.
Tất cả đã đi trên xa lộ 13, ngày xưa có tiếng là con đường sấm sét vì trôn mìn. Anh Reyna đã thầm nhớ lại những ngôi nhà trong các chuyến bay hành quân và con sông anh thường xuống bơi.
Trên tay là những tấm hình chụp của những đứa trẻ ngày xưa khi anh Reyna trở lại chốn xưa.
“Bà có biết những người con trai và con gái này không"” anh hỏi một bà già trong làng.
Tiếng ‘Không’ vang lên.
Anh tiếp tục đi từng nhà với cùng một câu hỏi thăm.
Lại tiếng ‘Không’ nữa.
Tới căn nhà thứ ba, rồi tới căn thứ tư. Anh đã gặp hên.
Người phụ nữ trả lời câu hỏi là người có cô em đang sang thăm Long Beach, Cali. Anh Reyna nói với bà này bằng tiếng Anh, theo bà này, bà biết một người trong hình có tên là Ngô Thị Nhung.
Nhung vẫn còn ở trong làng này, bà Nhung vội vã tới gặp mặt anh Reyna. Nhưng bà ta đã sững sờ khi nhìn thấy người đàn ông trạc tuổi trung tuần với bộ râu hàm đã bạc mầu.
Anh Reyna cho biết : “Lúc đầu bà ta không nhận ra tôi. Nhưng khi nhìn hình chụp của tôi lúc 18 tuổi, bà ta đã nhận ra tôi.”
Tiếng đồn nhanh khắp làng này là có ông bạn Hoa kỳ đang kiếm các người bạn hồi xưa.
Hình như dân làng cho rằng Reyna tới với một nhiệm vụ CIA nào đó, nên họ đã không chịu tiếp. Nhưng họ cũng tỏ ra biết ơn hội ngộ. Những người quen biết anh Reyna hay không quen biết, tất cả họ hiện nay đều tỏ thái độ dễ thương.
Anh Reyna cho biết : “Tôi đã xúc động là có người đã nhận ra Nguyễn Thị Nho trong hình của tôi và đã tới nhà của Nho để kiếm. Nho nay đã có 12 đứa con. Nho đã nhận ra những bức hình này.”
Ngày hôm sau anh Reyna đã gặp người con gái đội nón lá trong bức hình, nay cô gái này đã trở thành bà.
Bà Nguyễn Thị Nho đã phải mượn tiền, ngồi xe buýt bốn tiếng đồng hồ để tới gặp mặt anh Reyna. Bà đã gặp được anh và mừng rỡ chào anh bằng tên Willie.
Anh Reyna hy vọng có thể tìm ra được chục người, anh đã gặp được bốn người, được biết có hai người đã mất và được hứng dẫn để tìm ra những người khác đang ở đâu.
“Thực kỳ quá. Tôi thấy mắc cỡ, trong người thấy bồn chồn trước những xúc động về những tấm hình tôi chụp họ khi còn là những đứa trẻ,” theo như lới của anh Reyna.
Những lời nói đầu tiên với các bà này là lời xin lỗi để từ giã. Anh Reyna muốn biết những người bạn này sống như thế nào sau khi quân đội Hoa kỳ rút đi. Anh muốn nghe họ kể về chồng con của họ. Anh muốn nghe tất cả và tất cả đủ mọi chuyện về họ.
Tại Hoa kỳ, anh Reyna có tất cả tám anh chị em. Anh nói , tại Việt Nam anh còn có thêm nhiều anh chị em như thế.
Nói về dân Việt Nam, anh cho biết : “ Tuy họ rất nghèo, nhưng họ vẫn vui vẻ, Họ sống được.”
Nguyễn Thị châu là người bạn thứ tư mà Reyna đã tìm ra. Bà đã mời anh Reyna trở lại Việt Nam cùng với vợ anh vào năm tới. Bà này cho biết, lần sau tới, anh không cần phải trả tiền cho thông dịch viên hay khách sạn. Vợ chồng anh có thế đến ở ngay nhà bà này.
Từ Việt Nam trở về New York, anh Reyna đã gặp lại Robinson để kể lại về chuyến hành trình mạo hiểm này.
Anh Reyna đã nói với tất cả các bạn bè cũ:
“Tôi đã được giải thoát. Tôi đã tìm ra được cái gia đình ấy.”
Anh Reyna còn có lý do khác để quay trở lại New York. Trong chuyến trở lại Việt Nam , Robinson đã đuợc giải phẫu để thay xương hông rất cần thiết để chữa trị vết thương ngày xưa.
Anh Reyna đã tiếc rằng anh không giúp đỡ gì đuợc khi Robinson bị thương tại Việt Nam.
Cái vui mừng của Reyna là anh có thể giúp đỡ đuợc Robinson khi phải mằm bệnh viên lần thứ hai này.
“Tôi thấy hình như tất cả băn khoăn giờ đây không còn nữa. Tối thấy thanh thản và dễ chịu. Tôi sung suớng là tôi được ngủ ngon lành cho tới sáng.”
Còn cái thích thú nữa , khi tôi trở về Houston đầu tháng hai. Cô em của bà Nguyễn Thị Châu đang sinh sống tại Houston với người chồng và đứa con gái, cả gia đình Việt Nam này đã mời anh Reyna lại nhà để đãi bữa tiệc.
Anh Reyna đuợc biết là một cựu binh Hoa kỳ hiếm thấy đã trở về nơi ngày xưa để thăm. Hầu hết các cựu chiến binh Hoa kỳ đã quên hẳn dĩ vãng.
Anh Reyna nói :
“Nếu ngày xưa các bạn chỉ bắn ra có một viên đạn, bạn đã dự phần nào trong sự chết chóc tại Việt Nam. Đây là lúc đáng quay trở lại chốn xưa để vùi lấp viên đạn mà bạn đã bắn ra.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.