Hôm nay,  

Phỏng Vấn Ilya Prigogine

28/07/200300:00:00(Xem: 4574)
Trong bài Đối Thoại của Lê Đạt, mới đăng trên Talawas, có nhắc tới Prigorin. Như một món quà đáp ứng, xin có thêm một chút tư liệu về ông này.
Prigorine được Guy Sorman coi là một trong “Những tư tưởng gia thứ thiệt của thời đại chúng ta”, Les vrais penseurs de notre temps, [nhà xb Fayard, tủ sách Bỏ Túi]. Đây là nhan đề cuốn sách gồm những bài phỏng vấn của ông.
Sorman kể lại, khi còn là sinh viên ở Paris, đã từng chiêm ngưỡng cặp tình nhân và cũng là cặp bài trùng tư tưởng, hai đỉnh cao của triết học hiện sinh, là Sartre và Simone de Beauvoir. Chiêm ngưỡng chỉ là chiêm ngưỡng mà thôi, ông thú nhận, và ân hận, vì đã không dám giáp mặt để làm một cuộc phỏng vấn. Thành thử với ông, Những tư tưởng gia... là một trong những giấc mơ thời niên thiếu đã được thực hiện. Một thứ thư viện sống, như trong bài tựa của cuốn sách của tác giả cho biết.

Ông cũng giải thích, theo ông, thế nào là một tư tưởng gia thứ thiệt.
Theo ông đây là người mà một khi người đó xuất hiện, người ta không thể suy nghĩ như là trước nữa, trong cái ngành nghề riêng biệt của tư tưởng gia đó.
Ông lấy thí dụ: Lévi-Strauss. Sau khi ông này xuất hiện, người ta không thể nào suy nghĩ về môn nhân học (anthropologie) như trước nữa. Hay là Noam Chomky, với môn ngôn ngữ học. Đây là những nhà tư tưởng “cắt đứt truyền thống” [les hommes de ruptures: những con người của sự đứt đoạn], để lên đường, nhưng lên đường và đi tới nơi tới chốn hay không là còn tùy. Bởi vì chưa chắc mấy ông nội này tất cả đều có lý, khi cắt đứt [truyền thống], nhưng rõ ràng là tư tưởng của họ mang tính cách mạng. Những con người của cắt đứt này còn là những con người dám vượt biên cương bờ ngăn. Đa số họ là “những nhà xây cất hệ thống” [les constructeurs de système], chữ này Sorman cho biết, ông mượn của sử gia người Anh, Isaiah Berlin. So với thế kỷ trước, chúng ta nghèo hơn, về mấy ông xây dựng ý thức hệ, nhưng lại khấm khá hơn, nếu nói về những nhà xây dựng những hệ thống khoa học.
“Một nghệ sĩ thứ thiệt là kẻ đối thoại với tác phẩm của mình, kẻ bịp bợm, lo mơn trớn đám đông”, câu nói của nhà sự học về nghệ thuật Ernst Gombrich cũng là một châm ngôn mà Sorman dựa vào đó lọc ra những nhà tư tuởng thứ thiệt, bởi vì ông tin rằng, câu nói trên đúng, với bất cứ một ngành ngề, một môn khoa học nào. Thành thử, trong những người mà ông phỏng vấn, có người được biết đến, hoặc không, nhưng không hề có những con người nổi tiếng (célèbres).
Ông thú nhận, trong khi mời chào những khách hàng để đưa vào “bảng phong thần”, có ông “nói thẳng” vào mặt ông, “Tớ đếch có ham!”, thí dụ như triết gia Đức Jurgen Habermas, một trong những trụ cột của trường phái Frankfurt. Bởi vì tôi không làm sao hiểu nổi những tác phẩm của ông, và tiếng tăm của ông thật là đáng kể, tôi nghĩ, một cuộc nói chuyện với ông sẽ soi sáng cho tôi nhiều vấn đề. Nhưng Habermas không bao giờ nói chuyện với những ai không chia sẻ những quan điểm chính trị của ông. Một người nữa, là Ivan Illich, sáng lập viên thần học giải phóng [fondateur de la théologie de la libérarion] của Mỹ châu La tinh, kẻ thù của tiến bộ, của trường học, và của y học, một nhà tư tưởng ngược ngạo (paradoxal), nổi tiếng hai mươi năm trước đây [cuốn sách của Sorman xuất bản năm 1989], tôi nghĩ, có thể bây giờ là lúc kéo ông ta ra khỏi lãng quên, nhưng ông lắc đầu, “Đừng, đừng!”, ông giải thích thêm, “Những tư tưởng của tôi quá cơ bản để mà phổ biến” [Mes idées sont trop fondamentales pour être divulguées].


Câu nói của ông làm người viết nhớ tới một giai thoại về Hegel, theo đó, khi ông sắp đi, đệ tử xúm xít chung quanh coi thầy có dặn dò gì không. Thầy nói, “Trong đám ngươi, có một thằng hiểu ta.” Đệ tử hồi hộp, chờ thầy phán tiếp..... “Tội nghiệp cho nó, và luôn cả cho ta, nó hiểu sai!”
Rồi đi luôn!

Ilya Prigorine được Nobel hóa học,năm 1977, như là một nhà bác học “đem lại sức sống cho khoa học, nhờ những lý thuyết mầu mỡ nhằm nghiên cứu nhiều vấn đề, từ lưu thông xe cộ, những xã hội của những loài côn trùng, tới sự phát triển những tế bào ung thư...”.
Nhà bác học Bỉ sinh tại Moscow năm 1917. Gia đình ông di sang Berlin vào năm 1922. Biến cố Nazi khiến họ phải chạy qua Buxelles. Mê đủ thứ, âm nhạc, văn chương, triết, thế rồi, bị “chấn đông” [frappé] bởi quan niệm về thời gian của triết gia Pháp Bergson, ông quay qua khoa học. Ngay từ năm 1939, nghiên cứu của ông xoáy vào địng luật thứ hai của môn thermodynamique [nhiệt-động lực học], theo đó, sự mất trật tự [le désordre] tăng lên trong một hệ thống khép kín, với bất cứ năng lượng, cho tới lúc năng lượng biến mất... Từ định luật này, có thể suy ra rằng, vũ trụ có khuynh hướng tiến tới một sự cân bằng “thê thảm” [mortel: chết người], khi mà tất cả năng lượng bị nướng hết [gaspillé: phí phạm]. Đây là [hiện tượng] “mũi tên của thời gian” [la flèche du temps]. Prigorine nghiên cứu những điều kiện thật cách xa cân bằng nói trên, và vào năm 1946, đã có ý nghĩ, rằng, những hiệu quả của thời gian có thể đẻ ra những cơ cấu mới.
Năm 1954, ông cho xuất bản Dẫn nhập vào môn nhiệt động lực học của những tiến trình không thể nghịch đảo [des processus irréversibles]. Những cân bằng nhiệt động lực mà ông gọi là “mù” [aveugle] thì thật hiếm trong vũ trụ. Và những hệ thống mất cân bằng, thí dụ như những thành phố, hay là những tế bào, có thể sống sót trong những môi trường kém tổ chức [moins organisé]. Prigorine chứng minh, trong những điều kiện cách xa [éloigné] của diểm cân bằng, những biến động [fluctuations] có thể tự ổn định. Những cơ cấu mà ông coi là vung vãi, hoang phí [srtuctures dissipatives], chẳng hạn như Cuộc Sống, đích thị nó, là một thí dụ, có thể kéo dài, bằng cách chôm chĩa năng lượng cần thiết cho môi trưởng hỗn mang của nó, rồi lại hoang phí tiếp ra bên ngoài [... peuvent ainsi durer, captant l’énergie nécessaire de leur environnement chaotique, puis la dissipant à nouveau à l’extérieur].
Nhóm nghiên cứu của ông ở Bruxelles, gồm sáu chục nhà khoa học, từ nhiều môn khác nhau, hiện đang thử nghiệm quan niệm về cơ cấu hoang phí trong nhiều bộ môn: xã hội học, sinh học....
Những tác phẩm của ông gồm có:
Cơ cấu, sự ổn định và những biến động, Structure, stabilité et fluctuations, nhà xb Masson, 1971.
Vật lý, thời gian và sự trở thành, Physique, temps et devenir, Masson, 1982.
Liên Minh Mới: Hóa thân của Khoa học, La Nouvelle Alliance: Métamorphose de la Science (cùng với Isabelle Stengers), Gallimard, 1986.
Giữa Thời Gian và Thiên Thu (với Isabelle Stengers), Fayard, 1988.
Kỳ tới: Phỏng vấn Prigorine, do Sorman thực hiện.
Jennifer Tran

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.