Hôm nay,  

Một Lối Đi Vào Truyện Kiều

25/07/200300:00:00(Xem: 4375)
Có bậc tu hành đã nói ai sinh ra ở đời cũng có chuyện để lo. Người già lo chuyện già, người trẻ lo chuyện trẻ. Người giàu lo chuyện giàu, người nghèo lo chuyện nghèo. Đàn ông lo chuyện đàn ông, đàn bà lo chuyện đàn bà. Ngay cả các Thượng-tọa cũng phải lo chuyện chùa và các Linh-mục lo chuyện nhà thờ. Riêng nhà thơ vĩ-đại nhất của dân tộc chúng ta cũng có một mối lo dài như giòng sông Lam của quê-hương ông:
"Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như".
Cái lo này của cụ Nguyễn Du đã được cả nước đáp lại một cách chu-đáo và tận tình, khó thấy có ở một nước nào khác. Cứ hỏi xem có bao nhiêu ông Chà-dà thuộc thơ của Tagore, bao nhiêu bà xẩm thuộc thơ Đỗ Phủ, bao nhiêu học-sinh Đức thuộc thơ Goethe, bao nhiêu lính Mỹ thuộc thơ Shakespeare" Trong khi đó thì ở Việt-Nam, từ quê tới tỉnh, từ Nam Quan đến Cà Mau, ai cũng biết Kiều, ai cũng có một "liên hệ" với Kiều. Vua Tự Đức thích Kiều đến nổi đem in "bản Kinh" ở Huế, học giả Phạm Quỳnh căn dặn cả nước: "Chuyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn.", nhà ngữ học Đào Duy Anh biên soạn công trình từ-mục (index) đầu tiên của văn-học Việt-Nam bằng cuốn "Từ Điển Truyện Kiều", cuốn "Thư Mục về Nguyễn Du" in ở Sài Gòn năm 1965 (chỉ mới 200 năm sau khi cụNguyễn cất tiếng khóc oa oa) đã kể 574 tác-giả, sách, báo viết về Kiều. Và thi-sĩ Bùi Giáng kết luận: ". . . tác phẩm của Nguyễn Du là kết tinh duy nhất của những yếu tố thuần túy chủng tộc trong một thiên tài, mà dẫu với giá đắt bao nhiêu cũng phải bảo toàn cho trọn vẹn."
Ngày nay, vì muốn "bảo toàn cho trọn vẹn" mà một người Việt lưu vong đã không quản ngại "giá đắt bao nhiêu" để trồng thêm một cây hoa nữa trên ngọn đồi gấm vóc mà thi hào họ Nguyễn đã vun xới cho dân tộc Việt.
Tôi muốn nói đến CD ngâm thơ Kiều của cô Tôn Nữ Lệ Ba.
Trong nỗ lực âm-điệu-hóa truyện Kiều, trước cô Lệ Ba đã có ca-sĩ Hồng Vân, ngâm toàn thể truyện Kiều. Bên cạnh đó, Hội Aâm Nhạc TPHCM cũng sản-xuất một CD "Hợp Xướng Truyện Kiều" do nhạc sĩ Vũ Đình Ân biên soạn và điều khiển. Ngoài ra, ca-sĩ Thu Hà (tức bác-sĩ Nguyệt Mehlert) của ban Tam ca Đông Phương, cũng trình làng CD "Kiều Ca" từ thành phố San Jose, California. Và có lẻ còn nhiều cố gắng khác nữa.
Nhưng tôi vẫn muốn nói đến CD "Kiều" của "ngâm sĩ" Lệ Ba.
Trước hết là nói về chính "ngâm sĩ". Qua bản giới-thiệu của Viện Việt Học ở Westminster và 2 bài báo đăng trong Người Việt ở California và Đi Tới ở Québec thì đây là một cựu học sinh Đồng Khánh (Huế) và Gia Long (Sài-Gòn). Cô là người Huế nhưng sinh ở Đồng Hới, Quảng Bình. Học Nha Khoa và ra trường năm 1974, trong một thời gian ngắn kỷ lục. Hiện nay cô cư ngụ và hành nghề nha-sĩ tại Toronto, Canada. Mối "liên hệ" của cô với Kiều là đã được nghe Mẹ ru Kiều và đã thuộc hơn 100 câu thơ truyện Kiều từ năm 5 tuổi.
Sau đó, tôi muốn kể đến nỗ lực thực hiện CD "Kiều" này dù cho "giá đắt bao nhiêu". "Giá" đó là bỏ nhà, bỏ cửa để một lần qua Pháp (học với thầy Trần văn Khê) và một lần về Việt-Nam (học với các "ngâm sĩ" địa phương) để cố "bắt" cho được cả hồn lẫn xác của những thể ngâm dân tộc: Sa mạc, Nam Ai, Con Sáo, . . . Trong nỗ lực này người ta chiêm ngưởng được cả cái táo bạo của cô Lệ Ba, một nghệ sĩ ở ngoài vòng kềm tỏa, qua sự chọn lựa rất chủ quan 330 câu để kể lại tự-sự của truyện Kiều, trình bày trong 14 thể ngâm đầy tràn dân tộc tính. Như một bà bếp lành nghề nấu một nồi bún bò với thịt tươi, rau tươi, bún tươi, dọn ra nóng hôi hổi trong tô sứ, đũa ngà, muổng ngọc.
Trên đây chỉ là những nét rất chấm phá về người và về tiến trình thực hiện. Cho đến khi để cái CD vào máy Bose và bấm nút "ON" thì người nghe mới thực sự bắt đầu một cuộc hành trình về cội nguồn của một shangrila mà giáo sư Nguyễn Đăng Thục gọi là một "Nghệ thuật thấm nhuần đạo lý, vũ trụ là cả một đại hòa điệu, "Đại nhạc dữ thiên địa đồng hòa = Bản nhạc vĩ đại cùng với trời đất hòa làm một."
CD "Kiều" này gồm hai đĩa CD, và một tập sách 32 trang. Hai đĩa CD thâu 330 câu thơ của 12 trích đoạn từ truyện Kiều qua giọng ngâm của Lệ Ba trong 14 thể: Lẫy Kiều, Sa Mạc, Tao Đàn, Ca Trù, Ngâm Huế, Ngâm Hà Tĩnh, Ru Bắc, Nam Ai, Hò Mái Nhì, Ru Nam, Con Sáo Nam, Hát Bội, Nam Xuân, Tụng Huế. Tập sách nhỏ gồm ba phần chính và được soạn như một bài học cho sinh-viên năm thứ nhất về môn "Văn chương Việt-Nam": 1) định nghĩa, bằng 2 thứ tíêng Anh và Pháp, của "Nghệ thuật ngâm thơ" rất đặc thù của dân tộc Việt, 2) 330 câu thơ tuyển trích từ truyện Kiều, bằng 3 thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, 3) thân thế và sự nghiệp Nguyễn Du, kèm theo một trích dẫn từ tác phẩm "Fire In The Lake" (giải thưởng Pulitzer) của nữ sĩ Frances Fitzgerald nói về truyện Kiều: "Not only the work best-known and best-loved by the Vietnamese, it ranks among the masterpieces of world literature." Đây là một nhận xét đáng kểù, vì triết-gia Phạm Công Thiện đã xác-định bản-chất dân-tộc tính "tuyệt đỉnh" của truyện Kiều là "chưa thấy người ngoại quốc nào hiểu Nguyễn Du hơn người Việt-Nam." Nhất là khi họ chỉ có thể đọc Kiều qua các bản dịch.

Ai cũng biết Nguyễn Du là một công tử Hà Nội thường lui tới những nơi có ả đào ca trù, ngâm sa mạc, thì suy luận hiển nhiên là những câu thơ lục bát trong truyện Kiều khó có thể "xuất thần" được trong các bản hợp xướng, hay qua nét nhạc Tây phương. Như khi ăn một tô phở tuyệt ngon mà lại dùng dao, nĩa thay vì dùng đôi đũa tre thắm tình dân-tộc. Và ai cũng biết bản chất "toàn diện" hỉ, nộ, ái, ố của 15 năm lưu lạc của Thúy Kiều không thể được thể hiện trung thực qua một điệu ngâm "Hồ Điệp" duy nhất cho toàn thể 3254 câu thơ Kiều. Hai điều-kiện này làm nổi bật sự thông-minh một cách rất có nghệ thuật của cô Lệ Ba khi chọn lựa từng thể ngâm đặc thù dân-tộc, thích ứng riêng biệt cho tình tiết của mỗi một trích đoạn của áng văn chương tuyệt tác nhất Việt-Nam.
Chẳng hạn như bốn câu đầu tiên của truyện Kiều nói về một nhân sinh quan khắc nghiệt "trong cõi người ta" mênh mông bát ngát, thì chỉ có điệu ngâm Sa Mạc (mà giáo sư Trần văn Khê cho là có nguồn gốc từ vùng Trung Đông ngút ngàn gió cát) mới chuyên chở được cái bao la vời vợi của triết lý sống này. Chẳng hạn như trích đoạn Từ Hải đem "giáp binh kéo đến" rước Thúy Kiều về doanh trại "dựng cờ, nổi trống" làm lễ vu-quy thì chỉ có điệu Hát Bội mới bày biện hiển hiện ra được trước mắt người nghe hình ảnh "Hoa quan chấp chới, hà y rõ ràng". Một nét son cho cô Lệ Ba là đã xử dụng cả thể Ngâm Hà Tĩnh (quê nhà của cụ Nguyễn) để trình bày căn cơ của số phận nàng Kiều, và cũng là tâm-sự sắt-son "đứt ruột" (đoạn trường) nhất của tác giả.
Trên đây mới chỉ là những quyết-định "tày trời": Trích câu thơ nào" Ngâm thể thơ gì cho hợp với cả lời lẫn ý của câu thơ ấy" Anh hoa cuối cùng mà tôi phải nói đến trong bài này là khả năng điêu-luyện của cô Lệ Ba khi diễn tả các thể ngâm rất khác biệt từ Nam Ai "gió thảm mưa sầu" cho đến Tao Đàn "như gió thoảng ngoài". Để được công bằng thì ở đây xin cắt lời khen đi một nửa, vì chỉ có quyết tâm học hỏi dù "giá đắt bao nhiêu" là đáng kể, còn "nội lực" ca ngâm thì chỉ là một ưu đải của Hóa Công mà thôi. (Thế mới thấy Ông Trời có mắt, biết thưởng cho người xứng đáng.) Để chấm điểm giọng ngâm Bắc-Trung-Nam của cô Lệ Ba, tôi đã cầu viện ý kiến của ba "chuyên-gia" mà tôi rất tin-tưởng: Bà mẹ ruột gốc "Nghệ-Tĩnh-Bình", bà mẹ vợ là "gái hàng Đào" của Hà Nội những năm 30 và một người bạn nối khố, cựu công tử Bạc Liêu. "Hội-đồng giám- khảo" này đã "nhất trí" cho 10 điểm trên 10, công nhận đây là một công trình xướng ngâm tuyệt vời. Tuyệt vời từ giọng ngâm đến cách chọn câu thơ, đến những tiếng đàn tranh, đàn cò, . . . phụ họa một cách nhịp nhàng và chuẩn xác để cho mỗi câu thơ ngâm lên, thanh thoát chơi vơi "như cánh vạc về chốn xa xôi" của thiên-đàng văn-chương dân-tộc.
Từ kết quả tuyệt vời này tôi xin đi đến kết luận của riêng tôi và cũng là chủ đích của bài viết này. Nhưng đầu tiên phải là một thanh-minh cho "trong ngọc trắng ngà": Tôi không quen biết gì với cô Tôn Nữ Lệ Ba này cho đến khi mua cái CD qua lời giới thiệu của một người thầy ở Viện Việt Học. Sau hết là một nhận định và một kêu gọi. Nhận định rằng CD "Kiều" này là hình-thành của một cố gắng văn hóa vượt bực để trân quý truyện Kiều, một quốc bảo của văn hóa nước ta. Vì vậy bài này viết để kêu gọi người đọc nên liên-lạc để mua CD này dù "giá đắt bao nhiêu" vì hai lý do. Lý do phụ là để ủng hộ (tinh-thần, người nha-sĩ này có đủ vật chất rồi!) và lý do chính là để cho người nghe và con cháu người nghe (đây mới chính là điều quan trọng nhất) có một tích-vật cụ thể để hãnh diện với bà xẩm ở Tứ Xuyên, với người lính Mỹ ở Pendleton rằng tôi là một người Việt-Nam đang "bảo toàn cho trọn vẹn" văn hóa của dân-tộc tôi.
HàGiangLinh - Garden Grove.
Địa chỉ liên-lạc để mua CD "Kiều":
Cô Tôn Nữ Lệ Ba
HỒNG LẠC VIETNAMESE MUSIC & DANCE ENSEMBLE
772 A Dundas St., West, 2nd Floor, Toronto, Ontario, MJ 1V1, Canada
Tel: (416)603-6060 / Fax: (905)566-5594 / honglac@canada.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.