Hôm nay,  

Tìm Hiểu Về Hồi Giáo

05/07/200300:00:00(Xem: 5810)
LTS: Mặc dù Tổng thống Hoa Kỳ Geaorge W. Bush đã tuyên bố chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Iraq đã chấm dứt, nhưng sự phản kháng của dân Iraq vẵn còn khiến cho quân đội Hoa Kỳ vẫn bị tổn thất nhân mạng hàng ngày... và tình hình này không ai biết sẽ đến bao giờ mới thật sự chấm dứt" Để tìm hiểu thêmn về người dân Iraq, nhà báo Lê Hoàng nơi đây tóm lược căn bản về Đạo Hồi để thấy một đặc tính chung.
Đấng Muhammad - người sáng lập ra đạo Hồi giáo.
Năm 610, nằm trong thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên, tại Mecca - một thành phố nhỏ nằm trên bán đảo Ả Rập, một thương gia giàu có tên là Muhammad bỗng nhiên đứng lên tuyên bố với mọi người biết rằng ông ta vừa nhận được một thông điệp từ Thượng Đế ra lệnh cho ông ta phải dâng mình cho Chúa và từ đó ông ta sáng lập ra một giáo phái mới được mệnh danh là Hồi Giáo.
Hồi Giáo chính là một nền văn minh mới của thế kỷ thứ 7 bằng sự phát triển của một nền thi ca đầy màu sắc với tính cách trí thức cao sang.
Tuy ông Muhammad không sống lâu, đã qua đời năm 632, nhưng chỉ trong vòng một trăm năm kể từ ngày được xây dựng, Hồi giáo đã được nhiều nhóm dân chúng yêu thích và sùng bái, do vậy đã được phát triển một cách nhanh chóng - chinh phục cả một vùng rộng lớn từ Tây Ban Nha qua đến Pakistan và Uzbekistan. Có thể nói Hồi Giáo dù sinh sau đẻ muộn nhưng đã nhanh chóng thu phục toàn bộ khu vực vùng bán đảo Ả Rập vậy.
Nhìn vào lịch sử của khu bán đảo Ả Rập lúc bấy giờ vì hậu quả của chiến tranh liên tục của những dân địa phương nên đã bị kiệt quệ - Trong khi đó, lực lượng Hồi giáo dù mới ra đời, mới mẻ nhưng lại được dân chúng ủng hộ, nhất là người Hồi giáo lại khôn ngoan biết sử dụng chiến thuật Lạc đà để chinh phục sa mạc, do vậy việc bành trướng ngày càng nhanh chóng thêm lên.
Ngoài ra, Hồi giáo cũng đã chấp nhận những nhà tiên tri của các tôn giáo đã có từ trước như Do Thái giáo và Ki Tô Giáo- Kể cả Chúa Giêsu. Tuy nhiên, họ lại lý luận rằøng: Do Thái giáo và Ki Tô giáo là những tôn giáo đã làm hỏng những giáo lý của Thượng Đế, cho nên Đấng Đấng tiên tri Mohammad mới xuất hiện để chu toàn và làm sáng tỏ những lời dạy bảo này, nhờ vậy làm cho lời dạy của Thượng Đế dễ hiểu hơn, đến gần với người dân hơn, nhưng mặt khác Hồi giáo lại hướng cho tín đồ chỉ tin một Thượng Đế duy nhất và một Đấng Muhammad- là nhà tiên tri duy nhất và cuối cùng.
Căn bản đạo đức của Hồi giáo là: Sống trên đời mọi người phải biết giúp đỡ nhau, cụ thể là người giàu phải giúp đỡ kẻ nghèo và ai ai cũng phải tuân thủ một số giáo điều căn bản của Đạo. Ngoài ra mỗi ngày bắt buộc phải cầu nguyện 5 lần, dành một phần lợi tức kiếm được để san sẻ cho kẻ thiếu thốn đồng thời tuân theo một số giới luật về ăn chay và ít nhất phải thực hiện một lần trong đời là đi hành hương đến đền Thánh thành Mecca.Nếu ai ai cũng làm được như vậy thì sau khi chết sẽ được lên Thiên đàng và kẻ bất tuân sẽ xuống địa ngục.
Kinh KORAN
Thánh kinh Koran là kim chỉ nam của tín đồ Hồi giáo chẳng khác gì Kinh thánh của Thiên Chúa Giáo va Do Thái giáo, thế nhưng Hồi giáo cho rằng Thánh kinh Koran là lời nói của chính Thượng Đế còn Ki Tô giáo thì xem Kinh thánh Tân Ước là lời của những tông đồ của chúa Giêsu và Do Thái Giáo xem Cựu Ướng là lời Thượng Đế. Do vậy, người Hồi Giáo không chấp nhận bất cứ ai phê bình hay chỉ trích Thánh kinh của họ, con người Kitô hay Do Thái giáo có thể chấp nhận sư phân tích hay phê bình của thế gian. Sụ kiện này đã xảy ra trong thời gian qua như đã có vài văn sĩ vì vô tình hay cố ý viết sách đụng chạm đến Thánh kinh Koran đã bị người Hồi giáo lên án và cả tuyên án tử hình...
Tín đồ Hồi giáo tin rằng Thượng Đế đã truyền lại những lời răn dạy bằng tiếng Ả Rập thông qua Nhà tiên tri Mohammad bởi trung gian là Thiên thần Gabriel. Cho nên ngôn ngữ trong Thánh kinh Koran chính là một vấn đề quan trọng và tế nhị.
Hãy nghe những lời trong Thánh kinh Koran như: "Khẩn cầu Thượng Đế từ bi. Chúng con xin tôn vinh Ngài là chu tể của tất cả sinh linh trên thế gian này, Ngài là Đấng từ bi vô biên và là chủ tể của ngày tận thế. Chúng con xin một lòng thờ phụng Ngài, cầu xin Ngài ra tay cứu rỗi chúng con hướng về đường ngay, nẻo chính, xin đừng để chúng con lầm đường lạc lối hay sa ngã vào tay những kẻ sa đọa đã làm cho Ngài giận dữ."
Và, kinh Koran lấy tiếng Ả Rập làm tiêu chuẩn, do vay bất cứ tín đồ Hồi giáo nào cũng phãi học tiếng Ả Rập mới có thể thấu đáo kinh Koran vậy.
Lịch sử đã chứng minh rằng, trước khi Đạo Hồi giáo bắt đầu phát triển - Khoảng từ năm 640 trở về trước, ở các vùng Ai Cập, Syrie, Iraq và Bắc Phi không ai nói tiếng Ả Rập, nhung từ năm đó trở về sau, có nghĩa là trong thời kỳ Hồi giáo phát triển thì tiếng Ả Rập đã đến với các nước này như một ngôn ngữ của kẻ đến thống trị, ngôn ngữ của tầng lớp lãnh đạo, tôn giáo và dần dần loại trừ các ngôn ngữ khác đã có tại đây.

Chữ viết của tiếng Ả Rập là những đường cong tạo hình thẩm mỹ và lã lướt, phải chăng nó đã thể hiện nét đặc trưng của nền văn minh Hồi giáo" Người Hồi giáo thường viết chữ lên những cái bình, cái khay, khăn bàn và kể cả trên nhà cửa...Trong văn chương Hồi giáo, hầu hết các tác phẩm văn chương đều là Thi Ca và trong thời kỳ đầu những nhà thơ thường là những nhân vật có địa vị và danh vọng trong xã hôi.
Thế nhưng, Hồi Giáo cũng đã không lấn át được nền văn hóa đã có sẵn trong nước như ở Persia và Ba Tư - Ngày nay là Iran .
Văn Chương truyền khẩu và Ngôn ngữ:
Nền Thi ca của Hồi giáo phát xuất từ dân du mục Bedouin sống trong Sa mạc.
Người Bedouin thích dùng thi ca để diễn tả và ca tụng bằng những trận đánh trên Sa mạc bằng Lạc Đà hay những chuyến viễn du bang ngang những sa mạc ngút ngàn và để ca tụng những người con gái Bedouin mà các thi sĩ đã yêu và đã bị thất tình!
Chúng ta hãy nghe một bài thơ tiêu biểu của Abbas Ibn Al-Ahnaf, một thi sĩ si tình đã viết:
Anh muốn thành tấm áo,
Quấn thân em nuột nà,
Nếu em là khăn lụa
Mơn mỡn bờ vai anh,
Anh mơ em là giọt mưa
Rơi vào trong chén ngọc.
Giọt rượu màu óng ánh,
Đem men tình say mê,
Giật mình trên sa mạc
Chỉ có anh và em,
Như đôi chim lưu lạc
Giữa biển cát vạn sầu.
Ngoài ra, văn chương truyền khẩu trong người Hồi giáo cũng rất quan trọng vì họ rất thich truyền miệng với nhau. Vi dụ như cuốn Hadith là gồm những lời tiên tri, người Hồi giáo xem đây là lời dạy của Thượng Đế mà không được truyền bá qua hình thức chữ viết mà phãi được truyên nhau bằng lời giảng của người thầy già truyền qua thầy trẻ .....và cứ như thế truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Người Hồi giáo rất ưa thích đồ dệt và họ sẳn sàng đi khắp nơi để mua về dùng. Giới trí thức Hồi giáo biết kính trọng đồng thời nghiên cứu và học hỏi nền văn minh cổ Hy Lạp hay những nền văn minh khác kể cả những nền văn minh đã bị họ chinh phục.
Người Hồi giáo thành lập những ngôi trường được mang tên là Madrassah. Trường này thực hiện do tiên quyên góp của tìn đồ nhằøm mục đích đào tạo những tín đồ cho giáo hội do vậy mục tiêu chính của các trường này là dạy về Luật Hồi Giáo.
Đặc điểm của ngôn ngữ Ả Rập là không chỉ để dùng cho tình ái mà để đọc kinh Koran, nhất là đọc bộ sách Suna ghi chép về cuộc đơì của nhà tiên tri Mohammed.
Luật Hồi Giáo và nền Y học:
Như chúng ta đã biết, chính bản thân Nhà tiên tri Muhammad là một nhà buôn, do vậy Luật Hồi giáo đã có một mắt xích với tôn giáo lẫn thương mại. Đó là một bộ luật được dành cho mọi lĩnh vực trong cuộc sống và chính điểm nay khiến cho chúng ta hiểu rõ về nhân sinh quan của người Hồi Giáo. Cụ thể như bên phía Kito giáo thì vẫn cho xem rằng tôn giáo va thương mại là đối nghịch nhưng bên Hồi giáo thì một nhà buôn khá giả nếu làm ăn lương thiện thì vẫn trở thành một tín đồ Hồi giáo ngoan đạo vậy. Chính luật thương mại của Hồi giáo đã dược các nước khác dựa vào để hợp dồng làm ăn như Ấn Độ va Hòa Lan...
Phải nói là nền Y học của Hồi giáo đã được tiến rất xa so với các nước Âu Châu lúc bấy giờ. Có những dụng cụ y khoa, nhất là về nhãn khoa người Hồi giao đã chế tạo ra trong luc người Âu Châu chưa hề biết đến. Hệ thống bệnh viện của Hồi giáo luôn đứng hàng đầu ở Châu Âu.
Công trình kiến trúc và Mỹ thuật Hồi giáo:
Về kiến trúc, người Hồi giáo cũng đã xây dựng những lâu đài, dinh thự vĩ đại mà sử sách đã nói đến qua chuyện tieu biểu như " Một ngàn lẻ một đêm" về các xứ Hồi giáo Iran và Iraq. Tiêu bieỷ như đền Taj Mahal - Đó chính là ngôi mộ tráng lệ huy hoàng được xây vào thế kỷ 17 do một vị vua Ấn Độ xây cho một người vợ của ông ấy.
Về mỹ thuật thì người Hồi Giáo thương thích dùng những màu sắc rực rỡ, và màu xanh nước biển đậm được dùng cho những viên ngói trong các đền đài, làm nổi bật những mái nhà dinh thự. Đặc biệt người Hồi giáo rất thích dùng thảm và nghệ nhân dệt tham rất khéo tay va tài giỏi, họ đã dệt ra những tấm tham lớn như một cái vườn thật với đầy đủ cây trái hoa quả...
Thiên đuờng :
Đây là chữ của người Persia dùng để diễn tả một ngôi vườn xinh đẹp rồi người Hy Lạp đã đưa vào Âu Châu để trở thành danh từ “Paradise" có nghĩa là thiên đường.
Danh từ này các Đạo Do Thái, Ki Tô hay Hồi giáo đều dùng nó để diễn tả một nơi tuyệt đẹp, đầy thơ mộng....Nhung Hồi giáo lại còn cho rằng nơi đây là một khu vườn xinh đẹp không thiếu một bông hoa cây cỏ tươi đẹp nào va nhất là đầy những trinh nữ xinh đẹp như thiên thần... mà là nơi tín đồ Hồi giáo nào ngoan đạo khi chết đi sẽ được đến nơi đó để hưởng những lạc thú mà cõi trần không có! Phải chăng đây chính là cực điểm về tâm linh mà người Hồi giáo mơ tưởng" Va rồi những cảnh biểu tượng cho thiên đường hay được trang trí lên giáo đường, dinh thự hay đền đài ... Cụ thể như giáo đường Dome of the Rock hay Thánh đường Damacus ở Syria ...
Viết tại California tháng 6/2003

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.