Hôm nay,  

Tình Nghĩa Thầy Trò

25/09/200300:00:00(Xem: 5090)
Tình nghĩa thầy trò tôi ghi ra dưới đây là lấy trong cuộc sống hiện thực, trong năm nay, trong mùa này, những học trò cũ đã 30 năm còn ở lại trong nước, còn biết nhớ ơn thầy. Khi thầy còn sống họ tìm hiểu học hỏi đã đành, cả khi thầy qua đời họ cũng nhờ chỗ này chỗ nọ tìm kiếm giúp những công trình của thầy để học tiếp, cho dẫu họ đã già, hầu hết thì giờ dành cho kế sinh nhai.
Chẳng hạn chị Lâm thị Đức, một cựu học sinh trường Văn Học Đà lạt đã viết thư bày tỏ:
“Đọc tờ báo Tuổi Trẻ ngày 13.9.2003 tôi nhận được tin thầy của chúng tôi là giáo sư Hứa Hoành đã qua đời vì căn bệnh nan y : ung thư. Tôi thật bàng hoàng và thật buồn nhưng tôi cũng thấy thật vinh dự và hãnh diện về người Thầy của mình trong những ngày cuối cuộc đời trong cơn đau vật vã vì bệnh hoạn. Thầy đã để lại cho đời, cho thành phố Đà lạt, cho chúng ta những nghiên cứu khoa học thật quý giá.
“Bây giờ là tháng Chín, tháng tựu trường…Chúng con giờ đây đã là những người làm cha, làm mẹ, cũng có những đứa con đang cắp sách đến trường…làm sao chúng con không khỏi chạnh lòng khi nghĩ đến trường xưa" Trường VĂN HỌC số 4 Hoàng Diệu Đà lạt.
“Hôm nay con xin thay mặt các anh chị , các bạn, các thế hệ đã được làm học trò của Thầy, kính gửi đến hương hồn của các Thầy Chữ bá Anh, Thầy Phan văn Vĩnh, Thầy Hứa Hoành…lòng kính yêu sâu sắc nhất. Có thể nói cuộc đời chúng con , của những học trò Thầy, cơm áo gạo tiền là do cha mẹ nuôi nấng, nhưng cuộc đời mà hôm nay chúng con có được là do sự dạy dỗ và chỉ bảo của qúy Thầy. Sự dạy dỗ và chỉ bảo ấy nay là vốn sống , là bản lĩnh để sống: “Sống như thế nào để trở thành con người chân chính , đạo đức, trong một xã hội mà vật chất là thước đo giá trị con người”.
“Con nhớ trong một giờ kiểm tra, Thầy Hứa Hoành đã nói: “Các anh chị có thể quay cóp, nói dối tôi, nói dối cha mẹ các anh chị, nhưng các anh chị hãy nhớ cho tôi một điều là các anh chị sẽ không nói dối được chính cuộc đời của anh chị.” Và giờ đây con vẫn lấy bài học qúy giá ấy để dạy dỗ lại cho các con của chúng con.
“Kính thưa Thầy, cho dù chúng con đang ở đâu, bất cứ phương trời nào, làm nghề gì, đang vinh quang hay có khó khăn trong cuộc sống, đang ấm no hay nghèo khó…chúng con cũng luôn luôn nghĩ đến Thầy, vì những bài học của Thầy luôn sống cùng chúng con trong cuộc sống, và tấm gương sáng của Thầy là nguồn động viên lớn nhất cho chúng con.” (chị ấy chuyển gởi cho tôi, có lẽ nhờ tôi chuyển đến thân nhân thầy Hoành ở Mỹ).
Một học sinh khác, anh Lê văn Dũng ở Dalat viết cho tôi về thầy Hứa Hoành :
“…Tình cờ chúng em đọc được bài viết Sự Hình Thành Và Phát Triển Thành Phố Đà Lạt của tác giả Hứa Hoành trên website mà chúng em vừa mới tập tành làm thử để thỏa mãn nhu cầu hiếu tri của mình. Không rõ do một linh tính nào đã khiến em liên tưởng ngay đến một thầy giáo cũ mà em đã từng học tại trường tư thục Văn Học trước đây, cách đây đã trên 30 năm với biết bao đổi thay.
“Vào những năm 1972-1975, khi còn là cậu học trò đang học những năm cuối của bậc trung học, lúc bấy giờ đa phần giáo sư dạy tại trường Văn Học và một số trường tư thục khác của Đà lạt có nhiều nguồn từ các nơi đến giảng dạy tại Đà lạt. Đây là một trong những thế mạnh của giáo dục Đà lạt, trong đó phải kể đến đội ngũ Giáo sư trường Võ Bị Đà lạt.
“Thưa thầy, em nhớ rõ từng Thầy mà tụi em đã từng học: thầy Hứa hữu Hoành là giáo sư Sử Địa, dạy Sử Địa các lớp đệ Tam, đệ Nhị. Thầy phát âm giọng nam hào sảng. Thầy hay mặc quân phục kaki vàng của Võ Bị, không mang lon quân đội, đầu đội beret đen. Còn Thầy Nguyễn minh Diễm là giáo sư Việt văn đệ Tam (10), đệ Nhị (11), Triết Luận lý học đệ Nhất (12). Thầy Diễm trong lúc giảng bài hay hút pipe, mùi thơm khói thuốc 79 thơm ngát, mịt mù. Thầy Hoàng văn Thạnh, người Huế, dạy Hóa Học. Thầy Nam dạy Toán các lớp đệ Tam (ban A và B). Thầy Tuệ dạy Pháp văn cho các lớp đệ Tam , đệ Nhị ban C, ban B. Thầy Đan đình Soạn dạy Công Dân. Thầy Vĩnh Đương dạy Công Dân. Thầy Cường dạy Anh văn. Thầy Thuận dạy Lý Thuyết Thống Kê Xác Suất. Thầy Lưu văn Nguyên dạy Toán (hiện còn sống, ở Đà lạt). Thầy Phạm kế Viêm dạy Toán. Thầy Thân trọng Bình dạy Lý Hóa. (Các cours Toán Lý Hóa nổi tiếng của thầy Viêm, thầy Bình tại Đà lạt đến nay các thế hệ học trò Đà lạt vẫn thường hay nhắc đến với lòng kính trọng và ngưỡng mộ)…
Hơn ba mươi năm đã qua đi với biết bao đổi thay mà các Thầy Giáo sư Võ Bị từ khắp nơi về dạy học tại Đà lạt trước 1975 vẫn để lại nhiều ấn tượng sâu đậm cho nhiều thế hệ học trò tại Đà lạt.
Ngoài khối lượng kiến thức phong phú còn có cả những bài học về tư cách làm người, những bài học mà trong sách giáo khoa hiện nay chưa được cập nhật. Chúng em được như ngày hôm nay , thật tình trong đó có công lao dạy dỗ của các Thầy từ những năm tháng đó, những năm còn cắp sách đến trường.
Nay em tình cờ gặp lại, dù chỉ là một bài viết qua trang web, nhưng em vẫn nghĩ đó là một bài học của Thầy Hoành, chứa đựng nhiều thông tin hết sức qúy báu. Ngoài thông tin về Đà lạt năm xưa còn gói ghém cả tình cảm mà Thầy Hoành đã có từ những lúc ban đầu khi đặt chân lên Đà lạt để dạy học. Tình cảm của Thầy đối với Đà lạt (về cảnh và người) trước sau như một. Xin Thầy giúp em hiểu rõ hơn về những ngày cuối của Thầy Hoành.

Nay được biết tin Thầy Hoành đã đi xa ở một nơi xa xứ, khá đột ngột, nên em viết những dòng này để tưởng nhớ đến Thầy Hứa Hữu Hoành; cầu xin hương hồn Thầy sớm về miền cực lạc. Và kính nhờ Thầy chuyển hộ chúng em những lời chia buồn của các thế hệ học trò của Thầy Hứa Hữu Hoành tại Đà lạt đến với gia đình Thầy Hoành.
Cũng nhân đây, rất mong Thầy, qua các tài liệu của Thầy Hoành (các bài viết về Đà lạt, về Đào duy Từ v.v..) xin Thầy vui lòng giúp cho chúng em rõ thêm các chi tiết sau đây :
1/.- Tác giả Gereald C. Hickey mà Thầy Hoành có trích lục đã viết tác phẩm The Sons of Mountains xin cho em biết nhà xuất bản và năm xuất bản. Nếu được thầy giúp cho tụi em một bản copie thì quá hay.
2/.- các sách báo và tạp chí cũ : Indochine năm 1943-1944 số mấy "
3/.- Monographie de la province Dalat, năm" số"
4/.- Các tạp chí Amis du vieux Huế, các năm…
5/.- Henri d’Orlean mort à Saigon của A. Baudrit viết năm " nhà xuất bản "
6/.- Trong bài viết của Thầy Hoành có những chi tiết đắt giá, ở Việt nam hiện nay không có, , rất mong Thầy giúp và nói rõ hơn : về nguồn hoặc các địa chỉ có thể liên lạc làm rõ về bà Nguyễn thế Truyền (Madelen Marie Clarisse Latour)-là nhân viên y tế của Lycée Yersin từ năm" đến năm" Nếu bà mất tại Đà lạt thì mộ chí" và gia đình bà ở tại Đà lạt" Nếu có được ảnh, nhất là ảnh bà làm việc tại Lycée Yersin thì hay quá.
7/.- Các chi tiết quanh các trường học đầu tiên của Đà lạt, như trường của cụ Bùi thúc Bàng, trường Petit Lycée, trường Nazareth…(ảnh " bài viết " các tài liệu liên quan ")
8/.- Lai lịch cầu Ông Đạo, các Quản đạo Đà lạt : Tôn thất Toại, Tôn thất Hối, Phạm khắc Hoè, Trần văn Lý.. (ảnh và chi tiết liên quan).
9/.- Tài liệu liên quan về đồng bào thượng đòi hỏi Pháp để cho con em họ được đi học và mở trường riêng cho con em họ.
Lai lịch và thân thế của Yagút; các tác phẩm văn học của Yagút (chữ viết hay truyền khẩu). Các tài liệu viết về Yagút (hình ảnh, sách báo…). Hiện nay Đà lạt vẫn có con đường mang tên Yagút nhưng những chi tiết về cuộc đời ông thì chưa ai biết đến; cũng như các chi tiết về các nhân sĩ người Churu, người Lạch, người K’hor…trên đất Đà lạt đã góp phần hình thành và phát triển thành phố này.
10/.- Em có nghe nói về dòng họ Tounch, một họ lớn của người Churu vẫn còn sống tại Diom A, Diom B, Lạc xuân, Đơn dương. Rất mong Thầy nói rõ hơn về các nhân sĩ Tounch Hàn Thọ, Tounch Hàn Đang…
Các trường học của người thượng trong các buôn người Lạc, số học sinh" số thầy giáo" nội dung học" “…
Ở bên nay, mùa hè và mùa tết, cựu học sinh các trường Việt nam mời các thầy cô cũ tụ họp tâm tình, tỏ lòng biết ơn và phân phát đặc san kỷ niệm định kỳ. Những học sinh già vừa an ủi làm vui lòng thầy, vừa lo duy trì nét đẹp dân ta trong lớp con cháu. Những thầy cũ nhìn trò cũ qua nhân cách ngày nay của họ hơn là qua sự thành đạt giàu sang. Nếu “một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy”thì trong trường học và ngoài trường đời chúng ta nợ lẫn nhau, thầy cũng nợ trò và bạn nợ bạn, trong biết bao điều học hỏi ở nhau, ở kẻ xa lạ, ở người đã khuất… để hoàn thiện bản thân mình.
Từ đại học sư phạm, tôi dạy thực tập trong trường Đồng Khánh năm 1958 rồi đi vào các nhiệm sở Đà lạt, Nha trang, Qui nhơn, Sài gòn. Năm học cuối 74-75 tôi giảng dạy về Communication ở 3 phân khoa Kỹ thuật Phú thọ Sài gòn, Nông nghiệp và Giáo dục ở Thủ đức. Mười năm lao lung tôi học ở bạn tù, giám thị tù, ở dân vùng tiếp cận, ở anh tài xế và bà con đi thăm nuôi.
Không kể những đắng cay tạo nên bài thuốc, ở đâu phải sống, phải tiếp xúc, phải cọ xát với cỏ cây, máy móc, đất đá, khí hậu và con người (với biết bao thành kiến)…tôi đều hái lượm được cho mình chút hương thơm hoa quả, chút ánh mắt nụ cười thơ dại trong sáng vô tư, chút mùi vị của quê hương vườn cau nương chuối khói chiều sương sớm. Trong cái khổ hạnh tự tạo được niềm vui, đó là bài học lớn cho tôi sống ở đời.
Trở lại với các “em học trò già” với lòng biết ơn và tin cậy ở thầy, tuy tôi không có khả năng đáp ứng 10 câu hỏi của anh Dũng thì tôi vẫn có tấm lòng nhờ báo chí chuyển đến gia đình Chị Hứa Hoành lời chia buồn và biết ơn sâu xa của đám học trò cũ của Anh. Qua Chị và qua uy tín của Anh, tôi nghĩ các bạn thân và bạn văn của Anh có thể giúp chỉ dẫn giảng giải 10 điểm hỏi của Dũng, xin gửi email về địa chỉ của tôi seapham@hotmail.com hay của anh Đặng tiết Rũng TBTHOIBAO@aol.com , chị Đỗ Mùi VNTDNEWS@aol.com , chị Quỳnh Thi vnnb@vietnamdaily.com để tôi có thể in ra và gửi về cho học sinh cũ của anh Hoành. Anh đã vĩnh biệt chúng ta sáng sớm ngày 11 tháng 7 năm 2003 (12 tháng 6 Qúy Mùi) nhưng khi danh tiếng Anh còn thì Anh vẫn chưa thực sự qua đời.
Tôi rất mong các anh Xuân Vũ, Lý minh Hào, Phương Triều, Phan Phi Hùng, Lê Bình, Vương trùng Dương và chị Ngọc Lan (nhật báo Việt nam) có điều kiện xin giúp đỡ kiến thức học thêm của học trò anh Hoành. Qua đó, những người học trò khác trong nước cũng sẽ học ké được nhiều điều.
Trong từng vấn đề nhỏ, các anh chị viết có chiều sâu, có khảo cứu chân xác, tập họp lời xưa, mưa dầm thấm đất, dựng lại và củng cố tâm hồn kiến thức giới trẻ cho tương lai dân nước khá hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.