Hôm nay,  

Luật Pháp Và Phát Triển Quốc Gia

26/12/200300:00:00(Xem: 5090)
LTS: Nguyễn Văn Đức hành nghề luật sư tại Úc từ năm 1994. Tốt nghiệp kinh tế, tài chánh và luật thương mại hạng tối ưu danh dự tại Đại Học Kỹ Thuật, Sydney (1991), tốt nghiệp luật tại Đại Học Sydney (1994), tốt nghiệp Cao Học Kinh Tế Phát Triển tại Đại Học Oxford, Anh Quốc (2002). Mọi liên lạc xin thư về Davidnewan@yahoo.com
Nhập Đề:
Phong trào "Luật Pháp và Phát Triển Quốc Gia" ("Law and Development") đã được bắt đầu từ thập niên 60 tại các trường Đại Học lớn tại Mỹ và thu hút được sự chú ý của các nhà kinh tế gia lo về phát triển cho các nước chậm tiến. Tuy nhiên phong trào được tuyên bố là "tự hủy" vào những năm cuối thập niên 70 vì không đạt được những ý nguyện nó đưa ra. Gần đây phòng trào này lại được tái lập mạnh mẽ dưới sự hướng dẫn của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (Asian Development Bank).
Mặc dầu ai cũng công nhận rằng luật pháp rất là cần thiết cho phát triển quốc gia, tuy nhiên nền tảng lý thuyết về sự liên hệ này rất mập mờ. Qua sự nghiên cứu tìm tòi và kinh nghiệm của những nước đã và đang phát triển trong nhiều thập niên qua, chúng ta ít nhất học được bài học là luật pháp không thể thay thế cho những sự lựa chọn khó khăn về cấu trúc chính trị và môi trường xã hội. Luật pháp chỉ có thể giúp chúng ta chọn lựa chứ không thay thế cho sự chọn lựa. Nếu chúng ta hy vọng dùng việc cải tổ luật pháp để tránh đương đầu với những cải tổ cần thiết về chính trị và kinh tế thì chúng ta sẽ khó thúc đẩy được sự phát triển toàn diện của quốc gia mình.
Luật Pháp và Phát Triển Toàn Diện
Phong Trào "Luật Pháp và Phát Triển Quốc Gia" mới hiện nay nên được xem xét trong một khung cảnh phát triển toàn diện ("Comprehensive Development Framework") . Cải Tổ luật pháp là một phần của Phát Triển Quốc Gia. Cải tổ luật pháp (legal reform) phải liên hệ mật thiết và gắn liền với tăng trưởng kinh tế (economic expansion reform), cấu trúc chính trị (political structure reform), và thăng tiến xã hội (social progress reform).
Những nhánh phát triển này bổ túc và nâng đỡ cho nhau mà nếu thiếu một nhánh hay một nhánh bị phát triển chậm thì quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Trong chiều hướng này, một quốc gia không thể được xem là phát triển thực sự nếu quốc gia đó đã cải thiện để không còn nạn chết đói hay nghèo túng nhưng người dân vẫn có thể bị bắt bớ vô cớ, không được tham gia vào chính trị hay bầu cử tự do, không có tự do ngôn luận, không có độc lập báo chí hay tư pháp, không có sự phân quyền, và chính quyền không có chính danh.
Khái Niệm về Luật Pháp, "Pháp Trị" và Cải Tổ Luật Pháp:
Khi nói đến "luật pháp" chúng ta có hai cách nhìn. Mt là lối nhìn khép kín về những điều luật và luật lệ có của xã hội để xã hội hoạt đng và có trật tự chẳng hạn như những luật hình sự, luật dân sự, luật thương mại, luật gia đình v.v... một cách nhìn rộng rãi hơn là luật pháp bao gồm pháp trị (rule of law) trong đó phải có sự độc lập tư pháp (judicial independence), sự phân quyền (separation of powers), sự độc lập của truyền thông (media independence), tái xét xem chính phủ có vi hiến hay không (constitutional review), xem xét và cân bằng quyền lực (checks and balances) qua đối lập chính trị (political competition).
Muốn cải tổ pháp luật toàn diện và hiệu quả thì chúng ta phải cần nhìn đến khái niệm lớn hơn của luật pháp. Pháp Trị (rule of law) không đơn giản chỉ là so sánh với pháp quyền (rule of man), hay là một nước trị theo luật (a country ruled according to law hay là luật pháp chí công). Pháp Trị phải có sự độc lập tư pháp (judicial independence), mà độc lập tư pháp không hẳn chỉ là không chi phối đến những quyết định của tòa án (non interference with judicial decision making), mà còn phải là công nhận và thực thi bản lệnh của tòa án (enforcement of judicial decisions). Sự công nhận và thực thi bản lệnh của tòa án chỉ có thể có thực nếu có sự phân quyền (separation of powers) và cạnh tranh quyền lực (political competition).
Cải Tổ Luật Pháp (Legal Reform) do đó sẽ mang tính cách cải tố cấu trúc nền tảng kinh tế, hệ thống chính trị, và môi trường xã hội chứ không phải là chỉ cải tổ luật pháp đơn thuần.
Cải Tổ Luật Pháp Từng Phần: khó khăn của "vết dầu loang" hay "the Trojan Horse Approach"
Một số nghiên cứu gia và bình luận gia của phong trào Cải Tổ Luật Pháp để Pháp Triển Quốc Gia lý luận là chúng ta chỉ cần cải tổ luật pháp ở một phần nào đó rồi nó sẽ lan ra tất cả những phần khác của xã hội cũng giống như mt vết dầu loang trên hồ nước, hay một Trojan Horse. Tuy nhiên cách nhìn này có vẻ không thực tế lắm. Phần còn lại của bài luận này sẽ bình luận về 3 điểm lý luận của việc Cải Tổ Pháp Luật Từng Phần.
1. Vì Luật Pháp là một hệ thống tương quan và lệ thuộc (intergrated and interdependent) nên một sự thay đổi ở một phần sẽ dẫn đến sự thay đổi toàn diện: Theo lý luận này thì một sự thay đổi luật pháp về quan hệ thương mại, chẳng hạn như cải tổ luật pháp để chính phủ không chi phối đến những quyết định của tòa án về tranh chấp thương mại sẽ dẫn đến những sự thay đổi khác hệ trọng hơn về chính trị hay nhân quyền. Một khi tòa án được quyền quyết định độc lập, họ sẽ không chấp nhận chính phủ xen vào những quyết định khác hệ trọng hơn. Cũng giống như hệ thống 'internet', chính phủ không thể ngăn chặn dân chúng tìm tòi học hỏi về thế giới bên ngoài một khi cho họ quyền vào 'internet' tự do.

Lý luận nêu trên mặc dầu có vẻ hợp lý nhưng không đúng vì hiện nay tại Việt Nam và Trung Quốc những tòa án về tranh chấp thương mại (Courts of Commercial Arbitration) đã được hoạt động trong nhiều năm dựa trên những yếu tố của đc lập tòa án (judicial independence), và không thiên vị khi phân xử (impartiality), ít khi chính phủ liên quan đến những quyết định của tòa án. Nhưng những điểm son này đã hoàn toàn không lan ra bất cứ những nơi khác. Việc xử và kết án anh Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn chỉ vì anh ta dịch khái niệm "dân chủ" trên internet nhưng lại bị xử và kết án vì tội :"tiết lộ bí mật quốc gia". Tòa án xử anh đã không hề dựa vào bất cứ một nền móng luật pháp nào cả. Một ví dụ thứ hai là ở Nam Phi trong thời "Apartheid". Tòa án Nam Phi rất độc lập khi xét xử trong mọi vấn đề luật pháp thông thường nhưng họ không hề dám liên quan gì đến những chuyện cải tổ luật pháp có tầm quan trọng chẳng hạn như bảo vệ nhân quyền, việc chính phủ vi hiến v.v..
2. Cải tổ luật pháp từng phần sẽ dẫn đến cải tổ luật pháp toàn diện vì truyền thống luật pháp và ý thức luật pháp (legal culture and institutions) sẽ bị thay đổi: lý luận này biện hộ rằng luật pháp dựa vào những thẩm phán, luật sư, công tố viện và những nhân viên tòa án để hoạt động. Nếu cải tổ luật pháp để những người này học được và thi hành những khái niệm luật pháp như độc lập tư pháp (judicial independence), không thiên vị (impartiality), mọi người bình đẳng trước pháp luật (equality before the law), thì dần dần truyền thống luật pháp (legal culture) sẽ được tái lập và qua đó dẫn đến thay đổi toàn diện.
Lý luận này cũng không vững vàng lắm vì ý thức hệ (mindset) và truyền thống luật pháp (legal culture) hoàn toàn bị chi phối bởi hệ thống luật pháp hiện hành (existing system) hơn là hệ thống nên có (desirable). Tại Nam Phi, truyền thống luật pháp (good legal culture) đã có từ hàng trăm năm nhưng không hề được thay đổi trong giai đoạn kỳ thị chủng tộc 'apartheid'. Chúng ta không thể hy vọng nhiều vào truyền thống luật pháp để thay đổi những nền tảng của kinh tế, chính trị và xã hội. Những khái niệm như 'mọi người bình đẳng trước pháp luật', 'xét xử không thiên vị', 'chính quyền không được chi phối thẩm phán khi xét xử' đã có từ lâu trong văn hóa của Việt Nam và của Trung Quốc. Nhưng nếu không có một cải tổ hệ thống (institutional change) để giúp thi hành những khái niệm này thì chúng chỉ là những khái niệm trừu tượng và sẽ không có cơ hội để được áp dụng.
3. Cải tổ luật pháp từng phần sẽ dần dần nâng cao 'dân trí' và 'ý thức' của dân chúng (eventually building up a civic society) và do đó sẽ dẫn đến cải tổ luật pháp toàn diện: Theo lập luận này thì những cải tổ luật pháp độc lập từng phần, bắt đầu trong lãnh vực kinh tế rồi sang những lãnh vực khác như xã hội, sẽ dần dần sẽ dẫn đến cải tổ luật pháp có nền tảng hơn như thay đổi mô hình chính trị. Một khi dân chúng có dân trí cao hơn và có ý thức về cấu trúc kinh tế, chính trị, xã hội v.v.. thì việc cải tổ luật pháp toàn diện và có hệ thống sẽ là điều tất yếu.
Đây có thể là lập luận dễ dàng chấp nhận được, tuy nhiên khi nhìn vào thực tế thì chúng ta sẽ không thấy có hy vọng nhiều. Nếu những người có liên quan đến và trực tiếp gây ảnh hưởng cũng như bị ảnh hưởng của việc cải tổ luật pháp từng phần như quan tòa (judges), nhân viên tòa án (judicial officers), luật sư (lawyers), nhân viên công tố (public prosecutors) còn không thay đổi được ý thức thì làm sao chúng ta có thể hy vọng là dân chúng sẽ có ý thức để thúc đẩy những cải tổ luật pháp nền tảng (fundamental legal reforms) trừu tượng hơn nhiều.
Chúng ta chắc chắn không thể mường tượng được việc những quốc gia tiến bộ mới (new world countries) như Mỹ, Úc, Canada, các nước ở Châu Âu có thể phát triển mà trong hiến pháp và hệ thống của họ không có những khái niệm và nền tảng căn bản về phân chia quyền lực (separation of powers), độc lập tư pháp (judicial independence), cạnh tranh quyền lực (political competition), độc lập truyền thông (media independence), kinh tế thị trường (market economy), tôn trọng nhân quyền (human rights), pháp trị (the rule of law chứ không phải đơn thuần a country ruled by law).
Kết luận:
Chúng ta chắc chắn không thể đòi hỏi một sự thay đổi toàn diện về cấu trúc xã hội trong một sớm một chiều để phát triển quốc gia. Đòi hỏi như vậy thì không hợp lý và cũng không thực tế. Tuy nhiên nếu chúng ta không công nhận là việc cải tổ bao gồm việc tái cấu trúc lại nền tảng xã hội thì sẽ không bao giờ đạt được mục đích là phát triển đất nước.
Cải tổ luật pháp phải hơn là cải thiện luật pháp. Pháp Trị phải là chấp nhận không những những thay đổi đơn thuần trong bộ luật nào đó nhưng còn phải nhìn rộng về thay đổi nền tảng của luật pháp. Cải tổ luật pháp cần phải tương quan đến những cải tổ về xã hội, kinh tế và chính trị. Cũng giống như nước đã phát triển, có một nền tảng xã hội vững vàng là yếu tố quyết định tiên quyết của một xã hội pháp triển. Chúng ta cần phải mạnh dạn đương đầu với những cải tổ luật pháp thực sự.
* NGUYEN VAN DUC
(Hoi thao tai AEI, Dec. 08, 2003)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.