Hôm nay,  

Vấn Đề Tôn Giáo…

02/04/200600:00:00(Xem: 5864)
- Có thật là có một vấn đề nào gọi là "vấn đề tôn giáo" tại Việt Nam hay không" Hay chỉ đơn giản, "vấn đề" thực ra nằm ở chỗ Đảng Cộng Sản Việt Nam, chứ tôn giáo thì tự thân chẳng mang vấn đề gì" Bài viết nhan đề "Vài ý kiến về vấn đề tôn giáo hiện nay" của Giáo Sư Tiến Sĩ Đỗ Quang Hưng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo, đăng trên báo Nhân Dân ngày 29-3-2006, vài ngày sau khi kết thúc Hội Nghị Trung Ương 14, đã mang dấu chỉ nào về cách Đảng CSVN nhìn về tôn giáo hay không" Có phải CSVN đã bỏ quan điểm nhìn tôn giáo như thúôc phiện, như kẻ thù" Điều kỳ lạ, bài này lại có ngôn ngữ hết sức là mù mờ, nhưng rồi có chỗ giữa đống chữ tối tăm cũng tiết lộ rằng Đảng có thể đang cứu xét cho tôn giáo mở trường tư, bệnh viện tư...

Một bài viết trên báo Nhân Dân - nơi dán nhãn hiệu là cơ quan trung ương của Đảng CSVN, tiếng nói của Đảng, Nhà Nứơc và Nhân Dân VN - của một ông Viện Trưởng ngay sau một hội nghị tất nhiên là phải mang một thông điệp. Trên cơ quan này, người ta không bao giờ nhìn thấy tiếng nói ngoài luồng nào. Thậm chí, chúng ta cũng không thấy những cuộc tranh cãi cần thiết trên trang báo. Trong khi phía chính phủ Mỹ, những cuộc tranh luận về quan điểm liên tục xảy ra: giữa lúc Bộ Ngọai Giao Mỹ ca ngợi CSVN đã thành khẩn cải thiện cách đối xử về tôn giáo, thì nhiều dân biểu Mỹ vẫn chỉ trích là CSVN vẫn còn khiếm khuyết trầm trọng về nhân quyền và tự do tôn giáo - như đã thể hiện ra trong cuộc điều trần hôm Thứ Tư 29-3-2006 trứơc 2 tiểu ban Hạ Viện Hoa Kỳ. Cũng cùng một ngày đó, bài báo về tôn giáo nói trên xuất hiện ở Hà Nội.

Năm nay, năm 2006, được Bộ Ngọai Giao Mỹ xem là năm "chuyển biến lịch sử" trong quan hệ Mỹ-Việt, theo quan điểm Bộ Ngọai Giao Mỹ, vì quyền lợi chung, nhưng cũng áp lực cần có khuôn mặt "dễ thương" về nhân quyền và tự do tôn giáo trứơc khi TT Bush tới Hà Nội vào tháng 11-2006 để dự Hội Nghị APEC. Trong các điều kiện đó, Mỹ đòi thả hai nhà dân chủ Phạm Hồng Sơn và Nguyễn Vũ Bình.

Nhưng cũng vì thế, một số vị dân cử múôn đây là cơ hội để tăng áp lực cho nâhn quyền tại VN.

Dân Biểu James Leach (Cộng Hòa - Iowa), chủ tịch Tiểu Ban Quan Hệ Quốc tế Hạ Viện về Á Châu Thái Bình Dương, hôm 29-3 đã lên án hồ sơ nhân quyền CSVN đầy các bất toàn, rằng nhânq uyền cần chú ý hơn năm nay trong khi chính phủ Bush cứu xét xem có nên nới hạn VN trong bảng các nứơc CPC vì vi phạm tự do tôn giáo, và khi Quốc Hội xét về quy chế mậu dịch bình thường với VN, và liên hệ tới việc CSVN muốn gia nhập WTO.

Mở đầu bài, GS Đỗ Quang Hưng viết: "Vì những lý do lịch sử và thói quen trong tư duy chính trị, ở Việt Nam, nói chung các tổ chức tôn giáo, dù đã có tư cách pháp nhân nhưng vẫn chưa thật sự được coi như những "tổ chức xã hội" thông thường về mặt dân sự. Điều này khiến Luật pháp về Tôn giáo ở Việt Nam còn có những điểm khác với thông lệ quốc tế."

Tại sao thế" Tại sao các tổ chức chưa được xem là "tổ chức xã hội thông thừơng về mặt dân sự"" Có phải là vẫn còn lệ thuộc vào Mặt Trận Tổ Quốc, vào các Đảng Uy địa phương, vào Ban Tôn Giáo Trung Ương" Thế là ông Giáo Sư này, sau khi rào đón, ca ngợi Đảng đủ thứ, rồi làm một màn góp ý:

"Tuy nhiên để tiếp tục sự nghiệp đổi mới, trong khuôn khổ toàn dân góp ý Văn kiện Đại hội X (Dự thảo), chúng tôi xin có thêm một số ý kiến sau:

Để tiếp tục đổi mới tư duy về tôn giáo và công tác tôn giáo, phải chăng trước mắt chúng ta đề cập những vấn đề dưới đây"

Thứ nhất, chúng ta đã thừa nhận tôn giáo còn là một thực tại xã hội, thậm chí nó có thể đồng hành lâu dài với dân tộc và với Chủ nghĩa Xã hội. Tư duy lý luận của chúng ta phải tiến thêm một bước quan trọng khác, một luận đề có tính "đột phá" khác là, để tôn giáo - "thực thể xã hội" ấy có thể thích ứng với Chủ nghĩa Xã hội (phải tạo cho nó khả năng tham gia tích cực hơn vào một số lĩnh vực xã hội thích hợp, đóng góp vào việc xây dựng phát triển đất nước và thỏa mãn nhu cầu của đời sống tôn giáo."

Đó, các bạn thấy chưa. Ong Giáo Sư của Đảng này nói lên một sự thật cực kỳ nguy hiểm: rằng tôn giáo được xem là cái gì nằm ngoài dân tộc (không hiểu chữ "dân tộc" nơi đây ám chỉ cái gì, có phải dân tộc mình trứơc giờ "phi tôn giáo"") và nằm ngòai Chủ Nghĩa Xã Hội (khái niệm này càng tối tăm hơn nữa - mô hình CNXH nào, kiểu Liên Xô, Bắc Hàn, Cuba, Trung Cộng").

Tại sao không đặt vấn đề cái gọi là "Chủ Nghĩa Xã Hội" mà CSVN muốn đưa làm bánh vẽ cần phải "đồng hành lâu dài với dân tộc và tôn giáo" Và bao giờ thì hết đồng hành"

Tuy nhiên, ông Giáo này nói đủ thứ tối tăm, mù mờ có vẻ như là thủ tục cần thiết, coi như vài đường quyền bái tổ của Đạo Mác-Lê để sẽ dẫn tới chuyện khác. Ong Giáo viết:

"… ở Việt Nam, nói chung các tổ chức tôn giáo, dù đã có tư cách pháp nhân (hiện đã có 15 tổ chức tôn giáo thuộc 6 tôn giáo lớn) vẫn chưa thật sự được coi như những "tổ chức xã hội" thông thường về mặt dân sự, và chưa thật hòa nhập vào các lĩnh vực hoạt động như giáo dục, y tế, từ thiện, kinh tế... với tư cách một chủ thể pháp nhân. Mức độ được tham gia hiện nay của các tôn giáo là vẫn còn khiêm tốn. Điều này khiến Luật pháp về Tôn giáo ở Việt Nam còn có những điểm khác với thông lệ quốc tế…

… Nhà nước cần tính đến khả năng "nới rộng" hơn một cách thích hợp.

Dĩ nhiên, từng bước một. Chẳng hạn, tới đây các tổ chức tôn giáo có thể tham gia mở trường phổ thông dân lập ở các cấp thấp, bệnh viện tư (loại chữa trị các bệnh đặc biệt)...

… đây là con đường hiệu nghiệm để chứng tỏ Đảng và Nhà nước ta thực sự tạo cho tôn giáo một đời sống xã hội bình thường, tôn giáo là việc tư nhân và các tổ chức tôn giáo phải được xem là "các tổ chức xã hội đặc biệt" như những hiệp hội... theo lối nhìn của nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới…"

Xin ghi nhận, các dấu ba chấm trên là các đọan cắt bỏ. Các câu trích dẫn trên cho thấy rằng CSVN sẽ cứu xét (mới cứu xét thôi) cho tôn giáo mở trường, mở bệnh viện tư. Cũng cần ghi nhận, 2 lĩnh vực này thì cán bộ không cần tới, vì không thể tham nhũng gì nhiều được, không rút ruột công quỹ bao nhiêu. Có phải đó là lý do phải mở 2 lĩnh vực này" Có phải đó là lý do để cho tôn giáo "đời sống xã hội bình thường… theo lối nhìn của nhiều nứơc""

Thế còn "đời sống xã hội bất bình thừơng" trứơc giờ của tôn giáo VN là gì" Hya đây là lời tự thú mới nhất của Đảng CSVN về khuyết tật bẩm sinh của Đảng trong cách đối xử với tôn giáo"

Đó là lời của người ký tên là Giáo Sư Tiến Sĩ Đỗ Quang Hưng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo.

Một ông Giáo khác cũng lên tiếng, nhưng ở tư cách ngừơi bị trị. Giáo sư Nguyễn Chính Kết nói với Đài Á Châu Tự Do RFA hôm 30-3-2006 cũng về vấn đề đàn áp tôn giáo ở VN như sau:

"…hiện nay Việt Nam đang muốn vào WTO nên phải đáp ứng yêu cầu của tình thế là nới rộng dân chủ, tự do tôn giáo v.v. Nhưng bản chất đó chỉ là điều bất đắc dĩ, ngược lại chủ trương của họ… nếu mà có thay đổi về bản chất thì sự đối xử với tôn giáo đã khác rồi. Tôi nhận thấy nếu theo phuơng cách cai trị cũ thì chỉ làm cho đất nước băng hoại, tụt lùi, không ngóc đầu lên được và làm hại cho nguời dân Việt Nam… Pháp lệnh Tôn gíáo cũng chỉ là thòng lọng để quản lý các tôn giáo thôi. Các điều lệ trong đó có những mâu thuẫn như trong hiến pháp và luật pháp. Hiến pháp nói mọi nguời dân có tất cả mọi quyền tự do nhưng sau đó lại có câu là tự do trong khuôn khổ luật pháp. Pháp luật lại hạn chế đến mức không còn tự do gì. Đối với tôi Pháp lệnh Tôn giáo cũng chỉ là một biện pháp đối phó thôi, chứ bản chất không có gì thay đổi cả… Trước tiên phải chấp nhận thay đổi chính sách: bỏ độc tài đảng trị, cho dân chủ đa nguyên đa đảng. nếu không thay đổi cái gốc đó thì những thay đổi nào khác có hay ho mấy thì cũng bị cái gốc đó làm hư hại thôi."

Bây giờ đề nghị thế này: xin ông giáo Đỗ Quang Hưng mời ông giáo Nguyễn Chính Kết lên đài truyền hình tòan quốc để tranh luận, trực tiếp truyền hình - theo đúng thông lệ qúôc tế - để cho cả nứơc theo dõi "vấn đề tôn giáo."

Ông giáo Hưng dám cãi tay đôi với ông giáo Kết không" Có bảnh thì tới luôn đi chứ. Đúng theo thông lệ quốc tế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.