Hôm nay,  

Hòa Bình Kế Vô Thi

04/12/200300:00:00(Xem: 4264)
Một cuộc thương nghị dị thường đã đưa đến một thỏa hiệp dị thường: kế hoạch hòa bình không chính thức cho Israel và Palestine, một cuộc xung đột khó giải quyết nhất thế giới kéo dài từ mấy chục năm qua. Dị thường là vì những thương thuyết gia của cả hai bên đều là những người tự đứng ra làm, không được chính quyền bên nào ủy nhiệm và cũng không đại diện cho ai ngoài chính họ. Cuộc thương thuyết mật của họ đã diễn ra từ 2 năm ruỡi nay và trong một dạ tiệc đông đảo tối thứ hai vừa qua ở Geneva, trong số có 300 người Do Thái và Ả rập Palestine đến dự, một tài liệu gọi là kế hoạch hòa bình không chính thức đã được thông qua. Không một đại diện chính quyền nào tham dự nên đây chỉ là một thỏa hiệp của các vị phó thường dân, rút cuộc sẽ không có chính phủ nào thi hành nên gọi là "kế vô thi" chăng" Chúng tôi không nghĩ như vậy.
Lương tri con người đã thúc đẩy những người dân ở cả hai bên lằn tuyến Palestine chấp nhận một chân lý muôn thuở: bạo lực không giải quyết được gì hết, lấy bạo lực trả đũa bạo lực chỉ là một ác tuần hoàn xoay mãi không thôi, càng xoay càng ác liệt, máu càng đẫm, chẳng lẽ giết nhau đến ngày tận thế. Nhưng khi nói đến chữ "hòa" những phần tử cực đoan nhất của cả hai bên đều chống đối và không thiếu gì những đầu óc bảo thủ tuyệt đối ở nhiều nước khác cũng không vui. Bởi vì hòa giải không có nghĩa là một bên thắng một bên thua, mà giản dị là cả hai bên đều có phần thắng một ít và phần thua nột ít. Kế hoạch hòa bình tất nhiên phải chấp nhận một thực tế: người Do Thái có quyền có quốc gia Israel của họ, còn người Ả rập cũng có quyền có quốc gia Palestine của họ, mọi mưu đồ xóa tên quốc gia của nhau chỉ là ảo tưởng. Theo kế hoạch mới dài 50 trang, quốc gia Palestine sẽ phi quân sự bao gồm Tây ngạn và giải Gaza để chung sống hòa bình với Israel, còn Israel sẽ phải rút về ranh giới đã được quy định trước cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967. Vấn đề Jerusalem là cản trở lớn nhất, sẽ được chia đôi để thành thủ đô của mỗi bên. Lằn ranh của thành phố lịch sử này sẽ phân ra hai khu Đông và Tây. Người Palestine tiếp thu phần Đông, cả khu ngoại thành vùng này và có chủ quyền ở khu đền đài thiêng liêng (nhưng người Do thái vẫn được tự do đến) gồm đền Al-Aksa, một trong những địa điểm nơi thiêng liêng nhất của người Hồi giáo và đền Trên Đồi một nơi thiêng liêng của Do thái giáo. Nhưng Israel được giữ chủ quyền Bức tường Cổ thành, nơi thiêng liêng nhất của người Do thái. Về vấn đề di dân, bản văn kêu gọi Israel tháo gỡ một phần những khu định cư Do thái ở Tây ngạn kể cả khu định cư trong phần đất ngoại thành phía Đông Jerusalem thuộc chủ quyền người Ả rập. Những người dân Ả rập trước đây phải di tản ra ngoài lãnh thổ Israel sẽ được hưởng bồi thường, chỉ có một phần nhỏ, khoảng 30,000 người được trở lại đất cũ.

Ngay sau khi tài liệu được công bố, các phần tử cực đoan nhất của cả hai phe Do Thái-Ả rập đều chống đối gắt gao, và lạ lùng thay cùng dùng một chữ tố phe của bên mình là "đầu hàng". Sau khi kế hoạch được thông qua, người cầm đầu nhóm Israel là Yossi Beilin, trước đã từng làm Bộ trưởng Tư pháp Israel và người cầm đầu nhóm Palestine là Yasser Abed Rabbo, cựu Bộ trưởng Thông tin, đã bắt tay nhau chặt chẽ. Trong khi đó, chính phủ Israel hiện nay của Thủ tướng Ariel Sharon đã chống đối ra mặt. Phó Thủ tướng Olmert của Israel đã chính thức phản đội việc Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell dự định hội kiến với những người cầm đầu sáng kiến hòa bình thường dân ở Geneva. Đây là một hành động khá hiếm hoi của Israel chỉ trích Mỹ. Chính phủ Bush cho đến nay vẫn ủng hộ mạnh Sharon, chỉ có ông Powell và Bộ Ngoại giao của ông là không mấy tích cực.
Về phía Palestine, các tổ chức Thánh chiến Hamas, Islamic Jihad và các nhóm cực đoan khác đã chống đối sáng kiến Geneva. Riêng Yasser Arafat, lãnh tụ Palestine lại có thái độ nhuần nhuyễn hơn. Tuy không nói hoàn toàn ủng hộ, Arafat đã gửi một thông điệp cho cuộc họp Geneva, nói thỏa hiệp đạt được là "một sáng kiến mạnh bạo mở ra cánh cửa hòa bình". Yasser Arafat là người trước đây bị Tổng Thống Bush dè bỉu, không chịu gặp. Thủ tướng Sharon muốn loại trừ Arafat bằng cách bắt cho đi lưu vong nước ngoài hoặc nếu cần sẽ giết. Tổng Thống Bush đã cản trở bớt sự hăng say của Sharon, nhưng vẫn muốn Arafat chỉ đứng ra làm vì chớ không có thực quyền trong chính phủ Palestine. Thế nhưng từ ngày chính phủ mới của Palestine ra đời mấy tháng trước với Ahmed Qureia làm Thủ tướng, người ta thấy tư thế của Arafat đã nổi bật, ông ta hoàn toàn làm chủ, kể cả những vấn đề an ninh.
Thủ tướng Sharon gọi thỏa hiệp Geneva là một sự phá hoại ngầm "lộ đồ hòa bình" của Mỹ. Ông không phải chỉ phản đối bằng lời. Ngay từ lúc cuộc họp bắt đầu tụ tập ở Geneva, bạo lực đã bùng nổ ở Tây ngạn sau một thời gian lắng dịu. Hôm thứ hai đầu tuần, lính Israel đã bắn và giết chết 3 thành viên Hamas cùng một đứa trẻ lên 9 tuổi. Ngày hôm sau, lính Israel giết một tay súng Palestine và phá hủy hai căn nhà ở Tây ngạn. Trong khi đó bộ Ngoại giao Mỹ dự tính tiếp xúc với các nhóm thương thuyết không chính thức ở Geneva. Trước khi ông Powell đến, ông Willam Burns, phụ tá Ngoại trưởng chuyên về các vấn đề Cận Đông và ông Elliot Abrams, viên chức cao cấp trong Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ chuyên về Israel-Palestine sẽ gặp hai ông Beilin (Israel) và Rabbo (Palestine). Báo Washington Post cho biết Mỹ có thể sẽ thúc ép Sharon về vấn đề hòa bình vì khi Tổng Thống Bush viếng thăm London tháng trước, Thủ tướng Anh Tony Blair đã nêu vụ họp hòa bình ở Geneva trong cuộc thảo luận.
Sáng kiến hòa bình Geneva sẽ được sự chú ý của dư luận quốc tế và nhiều chính phủ liên hệ đến cuộc xung dột Trung Đông, vì tuy là một văn kiện không chính thức nhưng nó đã được đặt trên nền móng vững chắc cho giải pháp về một loạt những vấn đề cụ thể. Ít ra nó cũng hơn những "lộ trình hòa bình" vẽ trên cát chỉ một trận gió sa mạc cũng xóa nhòa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.