Hôm nay,  

Hoàng Minh Chính Bào Chữa Cho Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

30/12/200300:00:00(Xem: 4198)
HANOI -- Dưới đây là thư của ông Hoàng Minh Chính, gửi lên tòa để bào chữa cho ông Nguyễn Vũ Bình. Toàn văn như sau.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, 25-12-2003
Kính gửi: - Hội đồng xét xử Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội
- Viện kiểm sát Nhân dân Thành phố Hà Nội
Tôi công dân Hoàng Minh Chính, sinh 16-11-1922, ngụ tại 26 Lý Thường Kiệt-Hà Nội, được gia đình bị cáo ký giả Nguyễn Vũ Bình đề cử làm Bào chữa viên Nhân dân, chiểu theo Bộ Luật tố tụng hình sự, điều 35, mục 1, tiết c. Và căn cứ Bộ Luật tố tụng hình sự có bổ sung ngày 9-6-2000, Điều 36, mục 2 có ghi: "Người bào chữa có quyền tham gia... tranh luận tại phiên toà", và mục 3 có ghi: "Người bào chữa có nghĩa vụ dùng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị can, bị cáo vô tội, ... giúp bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ". Với tư cách hợp pháp là Bào chữa viên Nhân dân của bị cáo ký giả Nguyễn Vũ Bình sẽ đưa ra xét xử tại phiên toà sơ thẩm Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội ngày 31-12-2003, tôi trân trọng đề nghị Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội gửi cho tôi, theo luật định, Gíây mời dự phiên toà sơ thẩm ngày 31-12-2003 để tôi làm trách nhiệm Bào chữa viên Nhân dân như luật định.
Kính thưa Hội đồng xét xử,
Tôi xin phép gửi trước quí Toà bài Bào chữa của tôi về thân chủ là bị cáo ký giả Nguyễn Vũ Bình.
Cáo trạng Toà án quy kết bị cáo Nguyễn Vũ Bình vào khung hình phạt của Bộ Luật hình sự, Điều 80 -Tội gián điệp. Mục 1, điều 80 qui định phạt tù từ mười hai năm tới chung thân hoặc tử hình.
Trước hết, tôi đề nghị, cần khẳng định một nguyên tắc căn bản cho việc xét xử và tranh tụng, đó là:
1- Phải tôn trọng Luật pháp và Hiến pháp quốc gia và các luật quốc tế cùng các công ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký.
2- Phải tôn trọng sự thật khách quan, mọi kết luận đều phải dựa trên chứng cứ cụ thể, không được tuỳ tiện chụp mũ, tuỳ tiện áp đặt, bất cần lẽ phải.
3- Phải tôn trọng nguyên tắc công bằng, dân chủ, công khai, văn minh trong xét xử và tranh tụng.
Có lẽ không thừa nếu tôi nhắc lại rất vắn tắt vài điều quan trọng của phiên toà phát xít Hítle xét xử nghị sĩ cộng sản Bungari Dimitrov (thập niên 30 thế kỷ trước). Trong các bài góp ý với các phiên toà trước đây xử các nhà dân chủ, tôi đã dẫn chứng khá rõ vài điều đáng suy ngẫm của phiên toà đó nhưng tiếc rằng cácơ quan toà đã làm ngơ như không biết, đó là:
1/ Phiên toà phát xít Hitle xử cộng sản Dimitrov có tới 42 nhà báo trong nước và 82 nhà báo quốc tế dự đưa tin và bình luận suốt 100 ngày xét xử. Còn các phiên toà Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xét xử những nhà dân chủ Việt Nam thì không có một nhà báo nào được đự, chỉ xử vội vã trong có một ngày, thậm chí nửa ngày là tuyên án rồi đưa về nhà giam, chẳng khác gì làm thịt một gia cầm, gia súc. Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từng tuyên bố Dân Chủ gấp triệu lần chủ nghĩa tư bản, vậy phiên toà này có cho dăm bẩy nhà báo vào dự không" Phiên toà xử bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Toà án không cho một người nào của gia đình bị cáo được dự, không một nhà báo nào được có mặt, xét xử kín mỉt mà chánh án cứ lớn tiếng nói như vậy là phiên toà công khai. Buộc bị cáo Phạm Hồng Sơn phải "phản đối phiên toà phạm pháp xử kín, yêu cầu huỷ bỏ phiên toà", rồi bị cáo Phạm Hồng Sơn bỏ đi ra ngoài không chấp nhận phiên toà đó.Vậy mà Toà vẫn cứ tuỳ tiện xử án, không có mặt bị cáo, rồi bắt bị cáo vào nghe tuyên ân. Bị cáo tuyên bố: "Phản đối bản án phi pháp!" Phiên toà kết thúc! CA đưa tù nhân vô tội Phạm Hồng Sơn về nhà tù. Thật là một phiên toà trò hề đầy tội lỗi! Liệu phiên toà xét xử bị cáo Nguyễn Vũ Bình ngày 31-12 sắp tới có tránh được vết xe đổ đó không" Có tôn trọng pháp luật nhà nước và quốc tế không"
2/ Phiên toà phát xít Hítle xử người cộng sản Dimitrov có tranh tụng bình đẳng, tự do, theo phong cách dân chủ Tây Âu. Thí dụ bên nguyên đơn là Nhà nước phát xít Đức có một loạt nhân chứng nổi cộm như: Gơrinh -Thủ tướng kiêm Bô trưởng Nội vụ, Gơben - Bộ trưởng Tuyên truyền, và một số nhân vật chóp bu khác cu chính quyền, họ có nhiệm vụ trước toà đưa ra các bằng chứng để buộc tội Cộng sản Dimitrov, nhằm kết tội Dimitrov là chủ mưu đốt trụ sở Quốc hội, phải nhận án treo cổ, qua đó để buộc tôi Đảng cộng sản Đức và Chủ nghĩa cộng sản là tổ chức tội phạm, phản động đáng trừ khử. Bên bị đơn là: người cộng sản Dimitrov với tội danh kẻ chủ mưu cầm đầu vụ đốt Trụ sở Quốc hội, và một tên vô sản lưu manh bán mình làm tay sai cho chính quyền Quốc xã Đức tự nhận là kẻ đồng loã chịu sự chỉ đạo của Dimitrov trong vụ trọng án này... Thủ tướng Gơrinh đã công khai tuyên bố trước phiên toà với Dimitrov rằng "cái giá treo cổ đang chờ sẵn!” Nhưng .Hitle muốn tỏ với thế giới rằng chế độ Đức Quốc xã là một chính thể dân chủ tự do chẳng kém gì Tây Âu nên đã lệnh cho Chính quyền quốc xã là phải tổ chức phiên toà theo đúng thể thức dân chủ Toà án châu Âu. Như vậy, phiên toà phải đạt các tiêu chuẩn: công khai hoàn toàn, tự do tranh tụng, tự do chất vấn, bình đẳng giữa hai bên bị đơn và nguyên đơn, Chánh án chỉ làm chức trách giữ trật tự theo luật và tôn trọng thể thức dân chủ. Do đó, bị cáo Dimitrov được quyền chất vấn tất cả các nhân chứng bên nguyên đơn kể trên theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng và được tự do biện luận tự bào chữa, bảo vệ Chủ nghĩa cộng sản, tự do phê phán đối phương, chứng minh sự vô tội của mình. Cuộc tranh luận nẩy lửa kéo dài nhiều ngày giữa một bên là Dimitrov với bên kia là Gơrinh, Gơben và bộ sậu trùm phát xit.
Sau hơn 3 tháng xét xử và tranh tụng, ngày 23 tháng 12 năm 1933 toà án Đức quốc xã phải tuyên bố "tha bổng Dimitrov", với lý do "không đủ chứng cớ".
Còn tại phiên toà xử nhà giáo cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn, chánh án không cho bị cáo biện minh sự vô tội của mình, không cho phê phán phản bác các điều luận tội vô căn cứ, tuỳ tiện chụp mũ vu khống của toà án. Quan toà liên tục lắc chuông, yêu cầu trả lời các câu hỏi của quan toà chỉ bằng mỗi một từ cụt ngủn là "Có" hoặc "Không " mà thôi. Cuối cùng bị cáo nhà giáo vô tội Nguyễn Khắc Toàn phải tuyên bố: "Nếu toà không cho tôi biện luận, phản bác những lời buộc tội vô căn cứ đối với tôi thì Toà án chỉ việc đưa tôi về trại giam rồi đem bản án tới tuyên bố án tù, hà tất bày ra phiên toà xét xử làm gì!" Chánh án lạnh lùng cho nghỉ phiên toà, vào luận tội rồi Hội đồng xét xử ra tuyên bố phạt bị cáo (nhà giáo cựu chiến binh) Nguyễn Khắc Toàn án tù 13 năm tù giam và 3 năm quản chế. Phiên toà không tới một ngày. Chân lý toà án xã hội chủ nghĩa như vậy đó! Liệu dư luận quốc tế và trong nước có thể chờ đợi điều gì khác ở phiên toà xử bị cáo Nhà báo Nguyễn Vũ Bình hôm 31-12 này không"
Thưa quí Vị Hội đồng xét xử
Tôi xin có ý kiến về bản cáo trạng của Toà án . Trước hết Cáo trạng qui kết bị cáo Nguyễn Vũ Bình vào "tội gián điệp".
1- Theo "Bộ Luật Hình sự, điều 80, mục 1a ghi: - tội gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam"
Nếu qui kết vào tội này thì Cáo trạng phải đưa ra được những chứng cớ cụ thể rõ ràng, chứ không thể chỉ dùng một cụm từ chung "tội gián điệp" để tuỳ tiện chụp mũ, gán ghép tội vô căn cứ. Toà phải đưa ra được chứng cứ là Nguyễn Vũ Bình đã gây dựng cơ sở nào, ở đâu, bao gồm những cá nhân nào, họ hoạt động tình báo như thế nào và phá hoại chống nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam như thế nào, bằng những biện pháp cụ thể gì, v.v... Nếu không đưa ra được các dẫn chứng cụ thể như vậy thì Toà chỉ làm mỗi một việc chụp mũ bất kỳ ai vào trọng tội gián điệp, và là phiên toà phi pháp, phản đạo lý nhân văn.
2- “Điều 80, mục 1b ghi: - tội hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài, giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại."
Cáo trạng qui kết Nguyễn Vũ Bình vào tội này thì Toà phải chỉ ra được yếu tố "nước ngoài" đó là nước nào: Hoa Kỳ" Pháp" Anh" Nhật" hay nước nào khác cụ thể" chứ không thể dùng cụm từ trừu tượng chung chung "nước ngoài" để kết tội vô căn cứ. Còn nếu như lấy “Bản điều trần về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam" của Nguyễn Vũ Bình gửi Uỷ ban nhân quyền Quốc h ội Hoa Kỳ làm lý do lộ bí mật hoặc xúc phạm Nhà nước thì lại càng vô căn cứ " vì bản Điều trần này đề ngày 19-7-2002, mà nội dung về căn bản giống với bản Kiến nghị của tập thể 17 người dân chủ cùng ký tên đề ngày 6-7-2002 trong đó có chữ ký của nhà báo Nguyễn Vũ Bình, tức sớm hơn gần nửa tháng bản Điều trần của Nguyễn Vũ Bình. Mà cả hai bản này cũng đều là cùng nội dung lên án các vụ đàn áp giam cầm các nhà dân chủ, và yêu cầu trả tự do cho các nạn nhân vô tội đó. Cả hai bản "Kiến nghị" và "Điều trần" này là thực thi theo đúng Hiến Pháp, tại điều 53 ghi “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và kiến nghị với cơ quan Nhà nước". Vả lại, ngay từ năm 2000 tập thể các nhà dân chủ Hà Nội cũng đã ký tập thể nhiều đơn tố cáo các vụ đàn áp vi phạm dân chủ và quyền con người bởi cơ quan công quyền và kiến nghị với lãnh đạo Nhà nước. Các đơn đó được gửi cho cấp cao Đảng-Nhà nước, các cơ quan thông tấn báo chí và lên mạng internet.
Việc làm này là thực thi đúng Hiến pháp điều 69 ghi rõ “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin”. Hơn nữa, Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền (của Liên Hợp Quốc mà Việt Nam là một thành viên), điều 19 ghi rõ: "Mọi người đều có quyền tự do về ý kiến và ngôn luận, quyền này bao gồm cả quyền không bị lo ngại về những ý kiến của mình và quyền tìm kiếm, thu nhận và phổ biến những thông tin và những ý tưởng bất cứ bằng phương tiện diễn đạt nào, không kể tới các biên giới". Thêm nữa, Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (Việt Nam gia nhập 24-9-1982) tại Lời Nói Đầu ghi rõ "Theo Hiến chương Liên Hợp Quốc thì các Quốc gia có nghĩa vụ thúc đẩy sự tôn trọng và bảo đảm mọi mặt các quyền và các tự do của con người".Và Văn kiện này tại Điều 19, mục 1 ghi “Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp vào". Mục 2 ghi "Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt biên giới, hình thức tuyên truyền miệng, hoặc bằng bản viết, in, hoặc thông qua mọi phương tiện đại chúng khác tuỳ theo sự lựa chọn của họ".

Như vậy, căn cứ vào Hiến pháp, Hiến chương Liên Hợp Quốc, và các văn bản Luật pháp quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết như vừa nói trên thì bản Điều trần của ký giả Nguyễn Vũ Bình là hoàn toàn hợp hiến, đúng với luật pháp nhà nước và luật pháp quốc tế. Từ đó thấy rõ rằng việc lấy bản Điều trần để buộc tội Nguyễn Vũ Bình phạm tội gián điệp là chính Viện Kiểm sát Hà Nội đã vi phạm Hiến pháp và các luật pháp quốc tế, và như vậy là Viện Kiểm sát đã mặc nhiên vi phạm Luật Hình sự tại Điều 122 là tội vu khống và phải đưa ra truy tố trước pháp luật.
Nếu toà cố tình quy tội gián điệp cho bản Điều trần của Nguyễn Vũ Bình thì phải mời các nhân chứng 17 người dân chủ đã viết bản Kiến nghị gửi lãnh đạo Đảng-Nhà nước ngày 6-7-2002 vì đó cũng chính là nội dung căn bản mà Nguyễn Vũ Bình lấy đưa vào bản Điều trần của mình. Hơn nữa, toà cần mời bà nghị sỹ Loretta Sanchez tới phiên toà làm nhân chứng xem có phải Quốc hội Hoa kỳ đã lấy được tài liệu bí mật quốc gia Việt Nam từ bản Điều trần đó của Nguyễn Vũ Bình không" Theo luật pháp quốc tế, phiên toà đưa bị cáo ra xét xử vấn đề nào có liên hệ tới những ai thì nhất thiết phải mời những người đó tới dự làm nhân chứng khách quan, và cũng có thể là những người có liên quan trách nhiệm.
Tôi, công dân Hoàng Minh Chính với tư cách là người ký trong bản Kiến nghị của 17 người dân chủ gửi lãnh đạo Đảng-Nhà nước ngày 6-7-2002 yêu cầu được có mặt tại phiên toà làm nhân chứng cùng với tất cả 17 nhà dân chủ đó.
Trong bản Cáo trạng có ghi "Nguyễn Vũ Bình có quan hệ với 4 phần tử xấu là: Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương, Lê Chí Quang và Nguyễn Thanh Giang". Tôi, công dân Hoàng Minh Chính tố cáo Viện Kiểm sát Hà Nội vào tội vu khống phải đưa ra xét xử trước pháp luật. Chiểu theo "Bộ Luật hình sự, điều 122 " Tội vu khống (mục 1 và 2): Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự người khác thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm". Tôi chính thức tố cáo Viện Kiểm sát Hà Nội mắc tội vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm công dân Hoàng Minh Chính và phải đưa ra toà án xét xử theo điều 122 của Bộ Luật Hình sự về Tội vu khống.
Cáo trạng còn dựa vào điều 80, mục 1b có nói tội "giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại" để kết tội Nguyễn Vũ Bình thì Toà phải chỉ ra được yếu tố "người nước ngoài" đó là ai, tên là gì, thuộc quôc tịch nào" Không thể nhập nhằng coi Việt Kiều là "người nước ngoài" được. Về điểm này các phiên toà xử các nhà dân chủ trước đây đã cố tình vi phạm pháp luật, cứ nhập nhằng coi bừa đồng bào ở hải ngoại là "người nước ngoài", rồi nghi ngờ ai trong số đó là vu cáo bừa cho người đó là "kẻ phản động người nước ngoài" để trút tội lên đầu bị cáo " như trong các vụ xử bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Nhà giáo cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn, v.v... Còn việc giao lưu qua internet giữa đồng bào hải ngoại với người trong nước là chuyện bình thường trên thế giới ngày nay, không thể coi là phạm pháp được, như tôi đã dẫn chứng tại phần trên về luật pháp quốc tế (của LHQ) và Hiến pháp Việt Nam.
Cáo trạng còn viện dẫn việc Nguyễn Vũ Bình nhân tiền của "người nước ngoài". Thì sự thật vẻn vẹn chỉ có thế này: nhân ngày lễ tết, bà con Việt kiều hải ngoại quý trọng ký giả Nguyễn Vũ Bình nên đã gửi quà về tặng gia đình với tình cảm thân yêu giúp cho hai cháu bé (cháu lớn mới 5 tuổi và cháu bé mới 2 tuổi trong lúc bố cháu bị bắt giam suốt 15 tháng trời, còn mẹ cháu mới ngoài 30 tuổi, một nách hai con nhỏ thường hay đau yếu . Mà thu nhập của mẹ cháu còn xa mới tới 1 triệu rưởi đồng / tháng, phải nuôi 4 miệng ăn kể cả bà mẹ già). Tổng số tiền gửi giúp đó cả tiền Việt và tiền ngoại tính thành đôla thì chỉ không trên 500 USD " ngang tiền tiêu một tối bù khú của một VIP. Thật là đáng xấu hổ và nhẫn tâm khi đem số tiền quà nhỏ này của hai con nhỏ để vu cho bố cháu là dùng vào việc "hoạt động tình báo, phá hoại, chống nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" (theo điều 80-Tội gián điệp. Mục 1a). Đây đúng là triết lý cộng sản "Vì mục đích tối cao, dùng biện pháp, thủ đoạn nào cũng đều tốt!" Xin miễn bình luận.
3- Cuối cùng, một tội lỗi mà Cáo trạng qui kết là nghiêm trọng bậc nhất: Tội gửi "Đơn xin thành lập Đảng Tự do-Dân chủ" . Giả thử như tác giả của Đơn này có tiến hành thành lập Đảng Tự do-Dân chủ thì cũng chẳng tội lỗi gì - vì Hiến pháp điều 69 ghi " Công dân có quyền tự do ngôn luận,... có quyền hội họp, lập hội." Tuy nhiên Nguyễn Vũ Bình sau khi gửi đơn cho cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng-Nhà nước thì, một mặt kiên tâm chờ đợi Nhà nước cấp giấy phép hợp pháp, mặt khác chạy long tóc gáy kiếm việc làm cho có đồng thu nhập để nuôi con. Tuy chạy vạy mãi Nguyễn Vũ Bình mới kiếm được chân đưa báo thu nhập 700 đồng / tháng. Suốt từ ngày thôi việc Tạp chí Cộng Sản cho tới ngày bị bắt giam 25-9-2002 Nguyễn Vũ Bình chưa hề làm một động thái gì dính với việc lập Đảng Tự do-Dân chủ vì chưa được Nhà nước cấp giấy phép. Như vậy là Đảng Tự do-Dân chủ vẫn chỉ nằm mốc trên giấy xin phép, chưa hề có bóng dáng tí gì trong thực tế. Vây thì cái "trọng tội" mà Cáo trạng buộc cho Nguyễn Vũ Bình về tội "lập đảng" là môt sự vu khống trắng trợn, mắc vào Điêù 122, mục 1 và 2b, là Tội vu khống, thuộc Bộ Luật hình sự (tôi đã dẫn chứng trong phần trên).
Tóm tắt toàn bộ những điều luận tội của bản Cáo trạng, có thể kết luận như sau:
1/ Đơn xin thành lập Đảng Tự do-Dân chủ của Nguyễn Vũ Bình là hoàn toàn hợp hiến, hợp pháp. Nguyễn Vũ Bình bất động chờ đợi là rất kiên nhẫn. Cáo trạng quy kết Đơn xin thành lập Đảng Tự do-Dân chủ là trọng tội " là sự vu khống cho Nguyễn Vũ Bình. Việc vu khống này của Viện kiểm sát Hà Nội phải được đưa ra xét xử công minh trước toà án công khai để giữ nghiêm phép nước.
2/ Bản “"Điều trần về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam" của Nguyễn Vũ Bình là hoàn toàn hợp hiến (chiểu theo Hiến pháp các điều 53 và 69), và đúng với công pháp quốc tế mà Việt Nam đã ký kết (như Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, v.v...)
3/ 500 đôla của bà con Việt kiều hải ngoại gửi cho gia đình Nguyễn Vũ Bình làm quà cho hai cháu bé là chuyện tình cảm nhân văn, không được xuyên tạc thành chuyện chính trị gián điệp.
4/ Cáo trạng có nêu những vấn đề của bị cáo mà có liên quan tới những người khác thì Toà phải mời các người đó tới phiên toà làm nhân chứng, thí dụ như: 17 người dân chủ ký đơn tập thể gứi nhà nước ngày 6-7-2002 có nội dung khớp với Bản Điều trần của Nguyễn Vũ Bình, công dân Hoàng Minh Chính yêu câu có mặt tại phiên toà làm nhân chứng và chất vấn việc bị vu khống, Bà nghị sỹ Loretta Sanchez được nhắc tới trong bản Điều trần có quyền dự phiên toà, cùng các người khác có tên trong Cáo trạng, v..v...
5/ Xét tất cả các điều luận tội "làm gián điệp" quy kết cho Nguyễn Vũ Bình như Cáo trạng đã nêu ra là vô căn cứ, tuỳ tiện chụp mũ, vu khống trắng trợn.
Công dân Hoàng Minh Chính với tư cách là Bào Chữa Viên Nhân Dân hợp pháp của thân chủ là bị cáo Nguyễn Vũ Bình, tôi dựa vững chắc vào Hiến pháp và luật pháp Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, và dựa mạnh mẽ vào Hiến chương Liên Hợp Quốc và công pháp quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tôi phản bác toàn bộ bản Cáo trạng của toà án là vô căn cứ và trái với Hiến pháp và công pháp quốc tế, tôi lớn tiếng tuyên bố bị cáo Nguyễn Vũ Bình là hoàn toàn vô tội, tôi yêu cầu trả tự do vô điều kiện cho Nhà báo Nguyễn Vũ Bình và phải bồi thường danh dự cùng những thiệt hại về tinh thần và vật chất đúng như luật định.
Đôi điều quan trọng cần phải nói ngay kẻo thiếu:
+ Cựu chiến binh Quyết tử Trần Dũng Tiến sau 10 tháng tù được trả về nhà hàn huyên với tôi. Ông bị giam tại buồng số 1 tại Nhà tù Hoả lò Mới ở Cầu Diễn. Những tháng bị giam đầu tiên Trần Dũng Tiến liên tiếp tuyệt thực nhiều lần và la hét lên án chính quyền Nhà nước, các buồng giam kề bên đều nghe rõ. Những ngày phải đi cung có CA dẫn khi đi qua cửa buống số 3 là nơi giam Nguyễn Vũ Bình, tức thì Nguyễn Vũ Bình lớn tiếng dặn "Bác giữ vững tinh thần nhá!" Ngày nào qua đó Nguyễn Vũ Bình cũng dặn như vậy. Ông Trần Dũng Tiến kết luận: "Thằng Bình nó bình tĩnh vững vàng lắm!"
+ Cô Ngân hỏi CA: "Tại sao đã hơn 14 tháng giam chồng tôi rồi mà không cho tôi gặp chồng tôi" Cán bộ CA đáp: "Vì anh ấy bướng bỉnh lắm chẳng chịu nhận tội lỗi gì cả"!
+ Trần Dũng Tiến kể: "Tôi ăn chế độ 8 đồng / ngày có chút thịt hoặc cá. Nguyễn Vũ Bình nó ăn khổ lắm chỉ có 3 đồng / ngày như chế độ tù thường phạm, chỉ cơm rau thôi, thỉnh thoảng mới được tí thịt gió bay".
+ Cô Ngân tâm sự với tôi: “Cháu cứ 3-4 tháng mới được nhận thư chồng. Mỗi lần thư Anh ấy đều viết nhắn gửi thêm canh, lạc muối vừng, chanh ớt tỏi. Xem thư chồng mà không cầm được nước mắt..."
+ Chiều ngày 25-12-2003 hai luật sư của Nguyễn Vũ Bình là luật sư Đàm Văn Hiếu 81 tuổi và LS Nguyễn Thắng Cảnh 46 tuổi được vào thăm bị cáo Nguyễn Vũ Bình tại trại giam và nhân đó được xem Cáo trạng trong khoảng một giờ, nhưng không được mang về. Nhận xét thoáng qua của luật sư : Nguyễn Vũ Bình khoẻ, vui vẻ, rất lạc quan. Nguyễn Vũ Bình nhận trách nhiệm về các văn bản tự viết và ký gửi, không do ai góp ý hết. Nguyễn Vũ Bình nhắn nhe vợ nhớ mặc áo ấm cho các con, quàng khăn cổ và ít cho ra ngoài trời lạnh, kẻo ốm...
+ Nguyễn Vũ Bình nhắn qua cổng trời: "Mong các bác nhớ giữ gìn sức khoẻ để lo việc đất nước. Các bác hãy xiết chặt hàng ngũ đưa phong trào Dân chủ-Tự do tiến lên vững mạnh!!"
Hà Nội, ngày 25-12- 2003
Công dân Hoàng Minh Chính,
Bào chữa viên Nhân dân của bị cáo ký giả Nguyễn Vũ Bình
Nơi gửi:
- Lãnh đạo Đảng-Nhà nước
- Các đoàn thể nhân dân
- Các cơ quan thông tấn báo chí
- Các bạn hữu và những ai quan tâm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.