Hôm nay,  

Việt Nam: Chuyện Buồn Cuối Năm

12/12/200300:00:00(Xem: 4675)
Việt Nam: Chuyện Buồn Cuối Năm

Phạm Trần

Hoa Thịnh Đốn.- Việt Nam đạt nhiều chiến thắng vẻ vang tại Đông Nam Á vận hội (Asean Games) bắt đầu ở Hà Nội hôm 5-12-2003 với nhiều huy chương nhất, phá vỡ nhiều kỷ lục điền kinh cũ và đứng đầu bảng 11 nước tham dự .
Nhưng đằng sau những khuôn mặt rạng rỡ sắc màu của giới trẻ Việt Nam, từ điền kinh : Nguyễn Lan Anh, Nguyễn Thị Tĩnh, Nguyễn Thị Cúc đến bóng đá (Nam): "Đôi chân vàng" Phạm Văn Quyến, Phan Văn Bình, Quốc Vượng và bóng đá (Nữ) : Lưu Ngọc Mai, Phùng Minh Nguyệt và Thúy Nga, Văn Thị Thanh, Thủ môn Kim Hồng v.v...đất nước này sẽ đưa giới trẻ về đâu sau khi các cuộc tranh tài chấm dứt "
Có theo dõi các cuộc tranh tài Thể thao, dù trong hoàn cảnh nào, người Việt Nam ở trong nước hay nước ngoài mới thấy mình vượt ra ngoài những tị hiềm nhỏ nhen, hay quên đi những định kiến chính trị để hòa nhịp con tim phấn khởi về sự thành công xuất sắc của những lực sỹ tài ba của giống nòi.
Những khuôn mặt Thanh niên - Thiếu nữ rộn ràng, rạng rỡ bừng lên khí đấu tranh để bảo vệ hai chữ Việt Nam trong các cuộc tranh tài Thể thao, nhất là bóng đá là môn được ưa chuộng nhất của người Việt, đã làm cho mọi người nức lòng hãnh diện cho chí hướng vươn lên của một thế hệ.
Nhưng trong số hàng ngàn người ăn mặc sặc sỡ, trang bị nhiều loại "thông điệp" ủng hộ đội nhà khua chiêng múa trống inh ỏi ở các sân vận động và trên các đường phố Việt Nam, đã có bao nhiêu người hãy còn thất nghiệp, chưa có ngày mai hay đang âm thầm chịu đựng những chứng bệnh nghiệt ngã như nghiện ma túy và HIV-AIDS"
Tương lai của giới trẻ Việt Nam không thể được đo lường trong vài tuần lễ tại các cuộc thi tài ở Asean Games mà phải bắt nguồn từ nền tảng giáo dục và kết qủa của các chương trình xây dựng đời sống và cải thiện xã hội để thăng tiến, đưa đất nước ra khỏi chậm tiến và nghèo nàn.
HỌC - HÀNH
Giáo sư - Tiến sỹ Dương Thiệu Tống ở Hà Nội đã nghiêm túc cảnh giác:" Hiện nay, người dân chỉ mới biết chất lượng của việc dạy học và học sinh trong nước ta là kém qua điểm số của học sinh trong các kỳ thi tuyển sinh viên. Nhưng chất lượng giáo dục của một nước không phải chỉ được đánh giá qua điểm số của các kỳ thi mà còn ở khả năng tham gia của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp vào mọi hoạt động nghề nghiệp, sự đóng góp của họ vào việc cải thiện đời sống cá nhân và xã hội, vào công việc xóa đói giảm nghèo, như đã được nêu ra trong một tài liệu về chiến lược giáo dục của Ngân hàng Thế giới (Education sector strategy, WB,1999)."
"Vậy, nếu hàng năm, tỉ lệ học sinh phổ thông được thâu nhận vào đại học trên toàn quốc là 13% (2002) thì 87% còn lại đã đi đâu " Họ làm được những nghề gì với kiến thức trong 12 năm ở bậc phổ thông " Họ đóng góp được như thế nào cho cộng đồng nơi họ sinh sống " Đó cũng là những con số nói lên chất lượng giáo dục, mà chỉ có Bộ Giáo dục mới biết để giải trình cho dân chúng và để hoạch định cải cách giáo dục tương lai..."
Nhưng Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Minh Hiển lại ngất ngư đáp :"Trong việc chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chúng ta vẫn còn lúng túng", khi được hỏi ở Quốc hội rằng Bộ cần đổi mới "tư duy quản lý" chủ trương giáo dục như thế nào cho phù hợp với nhu cầu xây dựng đất nước "
Lý do mà Hiển đưa ra để bào chữa cho sự lúng túng này: Vì có tới 24 triệu sinh viên - học sinh, chiếm 1/3 dân số, nên chưa làm được.
Nhà giáo Dương Thiệu Tống nói: " Theo tôi nghĩ, nếu tư duy quản lý còn lúng túng thì chưa có thể nói gì đến chiến lược và các biện pháp giáo dục, từ việc "chống dạy thêm, học thêm", "chống thương mại hóa giáo dục" cho đến việc cải cách cơ cấu giáo dục, chương trình học, phương pháp dạy - học và thi cử..." (Báo Sài Gòn giải phóng, 1-12-2003)
Đỗ Nguyên Phương, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương Đảng cũng nhìn nhận "Hệ thống quản lý giáo dục còn khập khiễng" chẳng hạn như chưa chống được "bệnh thành tích, hình thức và sự không trung thực trong thi cử cũng như trong đánh giá chất lượng giáo dục."
Phương nói:"Để chống bệnh thành tích phải nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Trình độ quản lý ở các cấp hiện đều thấp và khập khiễng..." (VNExpress, 28-10-2003).
Độc giả Anh Tuấn viết trên báo điện tử VietnamNet ngày 18-6-2003: " Căn bệnh thành tích đã thành "thâm căn cố đế" trong ngành giáo dục. Đúng là gần đây, không chỉ ở các trường phổ thông mà ngay các trường đại học cũng phổ biến hiện tượng này. Tỷ lệ học sinh, sinh viên đạt loại giỏi ngày càng nhiều, nhưng chất lượng thực thụ thì còn xa mới ngang tầm bằng cấp. Thi giả, học giả, kết quả cao, tỷ lệ bằng khá giỏi chiếm đa số. Đó là điều mà chỉ 6 - 7 năm trước, chúng tôi, lớp người mới trên dưới 30 tuổi không tin nổi."
Cũng trên trang báo này, độc giả Thu Hồng viết (10-6-2003) : " Tôi nghĩ rằng các quan chức bộ Giáo dục - Đào tạo rất thiếu tự trọng bởi vì, với một số lượng khổng lồ những bài báo phê phán về tình hình giáo dục hiện nay thì người có lòng tự trọng sẽ xin từ chức vì sự yếu kém về mọi mặt của mình. Tuy nhiên theo dõi trả lời chất vấn trong kỳ họp quốc hội vừa rồi, tôi thấy ông Bộ trưởng bỏ ngoài tai tất cả những gì công luận đang bức xúc và lên án... rất có thể con cái các vị lãnh đạo bỏ đi học ở nước ngoài hết nên các vị không thấy, không nghe, không biết những vấn nạn giáo dục đang đặt ra trên cả mấy thế hệ người trẻ Việt Nam."
Sự kém cỏi của giáo dục Việt Nam đã phản ảnh rõ nét sau cuộc dò xét một số lượng bài dự thi tuyển sinh (năm 2003) vào Đại học không được điểm nào (0 điểm) của hàng ngàn học sinh Trung học.
Theo Hồ Thu của báo Tiền Phong thì chỉ có 21 trong số 4.687 bài chấm lại được tăng lên 0,25 điểm ! Nguyên nhân các giám khảo tìm ra là :"Các thí sinh đã không nắm được kiến thức cơ bản, hiểu sai đề, không nhớ các khái niệm, công thức...nhiều trường hợp chỉ chép đi chép lại đề bài vào giấy thi mà không làm bài và một số thí sinh bỏ giấy trắng hoặc chỉ ghi mỗi chữ "Bài làm".
Hồ Thu viết tgiếp:" Một số thí sinh ý thức làm bài kém, không kiên trì, chịu khó suy nghĩ, ngồi viết những câu thiếu ý thức vào trang bài làm như "Năm sau xin phục thù"; "Xin đừng chấm. Cảm ơn"; "Thi không ăn ớt thế mà cay"; "Xin các thầy cô một điểm"... Hoặc có trường hợp ngồi làm thơ, viết thư, vẽ vào giấy thi..."
Tại sao có tình trạng này " Nhiều bài báo của các Nhà giáo nổi tiếng trong nước đã lên án lối dạy con vẹt, nhồi nhét, lạc hậu, thụ động, quá tải (nhiều hơn sức chịu đựng) và không thực tế của nền giáo dục Việt Nam, nhưng tất cả đều như nước đổ đầu vịt, không lọt vào tai cấp Lãnh đạo Giáo dục.
Mới ít năm gần đây thôi, đảng Cộng sản Việt Nam mới chịu thay đổi lề lối giáo dục "học thuộc lòng, thiếu sáng kiến" của Nga sô để chuyển sang cùng nhịp với nền kinh tế thị trường, nhưng chưa giám làm một cuộc cách mạng "xóa đi làm lại từ đầu" thành ra việc gì cũng dở dang khoai không ra khoai mà lại như ngô lép.
Thêm vào đó là những "mánh mun" chạy chức, chạy quyền, chạy án tòa, chạy dự án xây dựng kinh tế để tham nhũng, mua bằng cấp, ăn cắp luận án, xào lại luận án của người khác,thuê người thi giúp để lên chức, lên ngạch của các bậc cha chú từ ngày có "đổi mới" đã tiêm nhiễm vào những mái đầu xanh ngây thơ còn đang ngồi trên ghế nhà trường.


Bằng chứng của những chuyện đau lòng này đã được nhiều nhà giáo dục nổi tiếng và các bậc phụ huynh trong nước quan tâm lên tiếng. Nhưng dường như cả đảng lẫn nhà nước đều không coi việc đào tạo một thế hệ quan trọng bằng việc "kiên quyết bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh" nên chuyện đâu vẫn còn đó.
Nhưng ai cũng thấy chỉ có ở Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam người ta mới để cho người lớn toa rập nhau dùng con nít để tạo "thành tích" cho mình. Họ đã dạy cho trẻ thơ biết "ăn gian nói dối" để đánh lừa thầy cô và các viên chức thể thao; bằng lòng "đội tên người khác" và chịu "hạ tuổi" để dự các cuộc tranh tài, nhất là trong các giải bóng đá nhi đồng, thiếu niên với mục đích duy nhất để có sức hơn đối phương mà tạo "thành tích" cho Tỉnh nhà, Trường nhà !
Căn bệnh thành tích này mới chỉ bị phát giác từ một năm nay, sau khi báo chí nêu lên một số trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của các cầu thủ tí hon trong các cuộc tranh giải cấp địa phương và cấp quốc gia từ Nam ra Bắc. Nhưng bệnh thành tích không thu hẹp trong lĩnh vực giáo dục mà đã lan rộng sang việc xây dựng và phát triển kinh tế. Nhiều chương trình được gọi là "Xây dựng cơ bản" ở khắp tỉnh, thành àm ra chỉ để khoe giỏi đang thiêu đốt của dân hàng nghìn tỷ bạc mỗi năm mà vẫn chưa xong hoặc đã bị bỏ dở vì "hết tiền"!
MẠI DÂM - HÚT - AIDS
Từ những thất bại ở nhà trường, thanh thiếu niên Việt Nam - nhất là ở vùng nông thôn - đã có một số không nhỏ ngã gục hay đang thiêu thân trong vũng lầy mại dâm, nghiện hút và HIV-AIDS.
Theo những số liệu chính thức của Việt Nam thì cả nước bây giờ có khoảng 75.000 người, đa số giới trẻ, bị HIV-AIDS. Số người chết vì AIDS là 6325, từ khi chứng bệnh này bị phát giác lần đầu tiên ở Sài Gòn vào tháng 12-1990.
Một bài báo của Minh Nghĩa đăng trên báo Lao Động (28-11-2003) viết: " Tuy nhiên các chuyên gia y tế cho rằng đây chỉ là phần nổi của tảng băng trôi khổng lồ. Thông thường lấy số đã phát hịên nhân lên hệ số 3 thì sẽ ra con số thực tế nhiễm HIV trong dân. Nếu theo cách tính này, tỉ lệ nhiễm HIV-AIDS của VN cho đến nay phải là trên 200.000 trường hợp, tương đương 0,25% dân số."
Vẫn theo bài báo thì Bộ Y tế Việt Nam xác nhận tình trạng HIV-AIDS có liên hệ mật thiết với ma túy và mại dâm.
"Tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chính ma túy tăng từ 9,4% năm 1996 lên tới 29,34% năm 2002, và trong nhóm gái mại dâm là từ 0,6% năm 1994 lên tới 6% năm 2002.", Minh Nghĩa viết tiếp.
Cuộc điều tra của các chuyên gia y tế VN còn báo cáo: " HIV đã xuất hiện trong nông dân, học sinh - sinh viên, tân binh, thậm chí trong cả giới công chức. Đặc biệt đối tượng nhiễm HIV có xu hướng "trẻ hóa" ngày càng rõ rệt với 95% các trường hợp ở lứa tuổi từ 15 đến 49. Năm 2001 có tới 0,93% đối tượng là thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự phát hiện nhiễm HIV. Bên cạnh đó, đã phát hiện 373 trường hợp trẻ dưới 5 tuổi nhiễm HIV do lây truyền từ mẹ sang con trên toàn quốc. Đáng lo nghại là tỉ lệ nhiễm HIV ở trẻ vị thành niên nói chung đang tăng rất nhanh."
Báo cáo này đã chia ra số người nhiễm HIV đang ở mức báo động tại một số thành phố : Quảng Ninh: 58.047/100.000 dân; Hải Phòng:33,867/100.000 dân; Thành phố HCM (Sài Gòn): 24,972/100.000 dân (dân số Sài Gòn hiện nay ngót 7 triệu người); Bà Rịa - Vũng Tù:23,599/100.000 dân; An Giang: 18,46/100.000 dân.
Đại diện Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, ông Jordan Ryan đã cảnh giác Việt Nam rằng sự gia tăng chưa kềm hãm nổi của HIV-AIDS tại Việt Nam, mỗi tháng trung bình phát hiện thêm 1.300 người, sẽ ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển kinh tế.
Ông Ryan nói tại Hà Nội (30-11-2003): " Lúc này HIV đang lây lan nhanh chóng tại Việt Nam. Một sự thật đáng buốn là nếu không kiểm soát được HIV/AIDS thì chính nó sẽ cướp đi sự phồn thịnh và tương lai tươi sáng của Việt Nam. HIV sẽ bùng nổ tại Việt Nam nếu chúng ta còn rụt rè, e ngại hoặc từ chối đối mặt với thực tế không mấy dễ chịu này.." (Báo Tuổi Trẻ điện tử, 1-12-2003)
Các cuộc nghiên cứu cũng cho biết càng gần thành phố bao nhiêu thì số người trẻ nghiện hút và vướng mắc vào HIV-AIDS càng nhiều bấy nhiêu. Họ nói có tới gần 60% người nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam ở lớp tuổi từ 20 - 29.
Và đây chính là sự kinh hoàng đang đe dọa đối với tương lai của thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam ở Thế kỷ 21. Họ thuộc thành phần rường cột của đất nước, nhưng nếu mại dâm đâu cũng có và những mũi kim tiêm ma túy, cần sa, thuốc lắc tiếp tục được họ chuyền tay nhau thì Việt Nam sẽ mất rất nhiều khả năng kinh tế.
Tại sao lại có nhiều người trẻ lâm vào hoàn cảnh bi đát này " Có nhiều nguyên nân, nhưng sự chán nản, thất chí gây ra vì thất nghiệp, gia đình không đủ sức nuôi ăn học, nghe theo bạn bè, vì hoàn cảnh kinh tế gia đình mà phải làm những nghề xấu xa mại dâm, bán buôn ma túy, chạy mối kiếm tiền độ nhật mà liên lụy rồi sa ngã.
Nhưng hiện có bao nhiêu gái mại dâm ở Việt Nam " Ngay đến Nhà nước cũng không biết, mặc dù tệ nạn này đang diễn ra khắp làng khắp xóm và đầy rẫy ở thành thị. Họ chỉ nhìn nhận có khoảng 43,000 người. Nhưng các chuyên gia Việt Nam phỏng định có từ 200.000 đến 400.000. Một tài liệu của Đài phát thanh Tân Gia Ba (Singapore) phổ biến hôm 12-11-2003 trích lời các chuyên gia quốc tế đang làm việc ở Việt Nam cho biết số này ít nhất cũng từ 300,000 đến 600,000 người !
Và hai Giáo sư Đại Học ở Hà Nội, Vũ Thị Quí và Nguyễn Thị Bích Hà nói rằng Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh là những nơi có nhiều gái mại dâm trẻ vị thành niên.
Đài Singapore cho biết có khoảng 40,000 gái vị thành niên đang làm nghề mại dâm ở Việt Nam do nhiều hoàn cảnh như bị lừa nhưng có nhiều trường hợp tình nguyện có sự chấp thuận của gia đình để giúp bố mẹ thoát cảnh đói nghèo.
Cũng đã xuất hiện trên báo chí trong nước những tên như "chợ ma túy", "chợ tình" ngay thủ đô Hà Nội (đường Giải Phóng, cửa ngõ phía Nam) và thành phố Sài Gòn (Quận 8). Nhưng đó đây, khắp nước ở đâu người ta cũng có thể mua được ma túy, thuốc phiện và "giải sầu" tự do trong các quán Karaoke, Gội đầu thư giãn, tiệm Massage, nhà hàng, tiệm ăn nơi vẻ hè, ngõ hẻm hay ở các vùng làng mạc hẻo lánh quê mùa ở miệt Hậu giang lên tới tận các Tỉnh giáp biên giới Việt - Tầu và ngả qua dọc biên giới Lào-Việt và Miên - Việt.
Không nơi chốn nào ở Việt Nam bây giờ mà người ta không tìm được "những món hàng tươi mát" (tiếng trong nước) cho thanh thiếu niên và những kẻ có quyền, có chức và có tiền.
Một viên chức Nhà nước đã nói công khai có tới 60% viên chức và cán bộ thường xuyên lui tới các ổ hay tổ chức "mại dâm" thì tương lai xã hội Việt Nam đi về đâu "
Trước những chiến thắng vẻ vang và sự đấu tranh kiên quyết vì danh dự của các lực sỹ Việt Nam tại Asean Games tại Hà nội, một mặt nên được mọi người , dù ở trong hay ngoài nước, vinh danh nhưng không vì say men chiến thắng mà quên đi số phận hẩm hiu của những người trẻ Việt Nam đang bị mất tương lai.
Tương lai của đất nước nằm trong tay nhiều thế hệ chứ không phải một thế hệ mà đảng CSVN chưa nhìn ra. -/-
Phạm Trần (12-2003)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.