Hôm nay,  

Lại Chuyện Trang Web

11/04/200400:00:00(Xem: 4425)
Chưa có trang web, thiệt sao" Cả một giáo hội vẫn chưa có một trang web - đó là sự thật. Và đây là chuyện của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, cũng là giáo hội Phật Giáo duy nhất được nhà cầm quyền Hà Nội cho phép hoạt động, cơ chế mà một số người hải ngoại còn gọi là giáo hội nhà nước. Vậy mà, các cán bộ vẫn liên tục thanh minh thanh nga với quốc tế rằng Việt Nam mình đã có tự do tôn giaó rồi, thấy chưa... xây chùa tưng bừng, lễ hội đông đảo... thậm chí nhà nước còn níu áo, nài nỉ một số vị thầy lên truyền hình, lên phát thanh, lên Internet để thuyết phục cả thế giới rằng VN mình tự do tôn giáo từ lâu lắm rồi. Vậy sao" Sao lại còn chuyện cấm làm trang web cho một giáo hội đang có vài chục ngàn Tăng Ni"
Xin mời bạn đọc các dòng chữ sau: "Còn các trường Phật học" Chúng ta không có được một trang web của Giáo hội thì làm gì có thể mơ đến trang web của trường"" Đó là nguyên văn trích từ trang 9 của Tuần Baó Giác Ngộ, số 217, đề ngày 25-3-2004. Số báo này mang chủ đề "Phật Giáo và Việc Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin," nêu lên về nhu cầu sử dụng phương tiện Internet cho việc hoằng pháp.
Nhưng thắc mắc như thế vẫn là chưa thấy hết toàn cảnh sự thật. Bởi vì còn một sự thật khác nữa là: Giáo Hội PGVN vẫn chưa có một tờ báo chính thức. Tuần Báo Giác Ngộ mà chúng ta vừa nhắc ở trên thực tế chỉ là "cơ quan ngôn luận của Thành Hội Phật Giáo TP Hồ Chí Minh." Và hoàn toàn chưa có tờ báo nào là cơ quan ngôn luận của giáo hội cả.
Tình hình kềm kẹp quyền ngôn luận cuả quý thầy lại càng nổi bật tính bi hài giữa lúc phương tiện Internet đang giúp nhiều vị sư tiếp cận với kho tàng tri thức nhân loại lúc nào cũng đang sẵn sàng hiển lộ trên màn hình điện toán. Nhất là đối với thế hệ Tăng Ni trẻ, những vị nhanh nhẹn với phương tiện mới của học thuật này.
Trong một bài viết Chuyên Đề, mang tựa "Tăng Ni Trẻ và... Net," của tác giả Quảng Kiến, nơi trang 8 và 9 của số báo trên, một số báo tập trung chủ đề xin nhà nước cho giáo hội được phép mở một trang web, chúng ta thấy được những lời năn nỉ nhà nước hết sức dịu dàng, ái ngữ và khéo léo như sau:
"...phần lớn các Tăng Ni trẻ đều công nhận rằng: Net lợi ích cho tất cả mọi người, dĩ nhiên không ngoại trừ những Tăng Ni trẻ. Nếu ai không biết sử dụng vi tính, trong đó có net, là tự làm nghèo kiến thức của mình. Net hỗ trợ rất tốt cho việc tu học và hoằng dương chánh pháp trong thời đại ngày nay - miễn là chúng ta biết sử dụng nó, và sử dụng đúng mục đích...

"Tăng Ni trẻ đến với net, đến với một niềm say mê, tò mò như khi lạc vào một thư viện lớn. Nhưng cũng có không ít vị đã sử dụng net như một phương tiện truyền báo Chánh pháp. Có bao giờ bạn tham dự một buổi thuyết pháp trên mạng" Buổi thuyết pháp liên lục địa, thính giả không trông thấy giảng sư nhưng không khí thật trang nghiêm bởi những lời đồng thanh niệm Phật và hồi hướng công đức mỗi đầu và cuối buổi. Có biết bao nhiêu Phật tử đang khao khát Chánh pháp nhưng do ở xa, do không có điều kiện, họ phải lên mạng nghe giảng. Thầy trò không biết mặt, chỉ qua những cái 'nickname' nhưng thấm tình đạo vị. Bạn sẽ thật sự xúc động khi thấy rất nhiều Phật tử vào forum để chờ cái 'name' của vị giảng sư xuất hiện - những lời chào vang lên như thể tất cả đang cùng ngồi trong một giảng đường... Người viết đã từng diện kiến với một vị Tăng còn khá trẻ, khi thầy đang 'tư vấn trực tuyến' thông qua cái 'mic' nho nhỏ, được khá nhiều Phật tử quy ngưỡng...
"Chúng ta không còn lạ lùng gì nữa khi hiện nay, trong giới học sinh trung học, có rất nhiều bạn trẻ thành lập trang web riêng cho trường mình, thường xuyên cập nhật thông tin và mở những forum, những diễn đàn giao lưu - là một mảnh đất gieo trồng, là một nơi tâm sự cho nhiều thế hệ học trò... Còn các trường Phật học" Chúng ta không có được một trang web của Giáo hội thì làm gì có thể mơ đến trang web của trường"...
"Xin trích lời của một Tăng sinh Học viện, ĐĐ Thích Nhuận Tánh - như là một tâm nguyện, một mong ước: "Tôi mong Phật giáo Việt Nam nên có một trang web riêng để chuyển tải giaó lý Phật Đà, đem lại an lạc cho số đông..."
"Net không có tội, mặc dù trên thế giới hiện nay có hơn 3 tỷ trang web, trong đó, hơn 150,000 trang web có nội dung không lành mạnh. Nhưng không thể vì vài ngọn cỏ mà để hoang hóa cả một cánh đồng..."
Trong phần Phật Giáo Với Tuổi Trẻ trong cùng số báo trên, bài viết "Tăng Ni Trẻ Có Quan Tâm Đến Net"" của tác giả Tr. Nguyên, nơi trang 24, ghi lại một cuộc thăm dò với 5 câu hỏi, nơi đây chúng ta ghi lại câu số 4 như sau:
"...chúng tôi đã thực hiện một cuộc điều tra nho nhỏ: phát 200 phiếu đến 200 học Tăng và học Ni tại hai cơ sở Trường Trung Cấp Phật Học và Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TPHCM. Kết quả nhận được gồm 126 phiếu (Tăng 64, Ni 62), trong đó...
"4. Theo quý T/N sinh, việc thành lập một trang web Phật Giáo Việt Nam... là cần thiết"
"-20 vị cho rằng không cần thiết (T: 4, N: 16); 50 vị cho rằng cần thiết (T: 21, N: 29); 56 vị: nên xúc tiến thực hiện ngay (T: 37, N: 19)...."
Chỉ cần đọc những con số thăm dò trên, người ta thấy ngay vấn đề, không có gì để bàn luận nữa. Trong tận cùng, toàn bộ số báo Giác Ngộ số 217 chỉ là một câu hỏi lớn: Vì sao nhà nước chưa cho phép quý thầy GHPGVN thành lập trang web" Và trong tận cùng, cũng là một câu hỏi: có phải đất nước đã có tự do tôn giáo" Và nghĩa của chữ "tự do" này thật sự là gì" Hay phải chăng, lời xin mở trang web này là lời nói thật, nói thẳng một cách cực kỳ tế nhị, cực kỳ dịu dàng, cực kỳ ái ngữ, về chuyện ở quê nhà: khi sự “kềm kẹp tôn giáo” phải được dán nhãn hiệu là “tự do tôn giáo”"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.