Hôm nay,  

Một Số Vấn Đề Pháp Lý Quanh Hiệp Định Biên Giới Việt Trung

10/02/200200:00:00(Xem: 4715)
LS Nguyễn Xuân Phước, Tiến Sĩ Luật Khoa, Hoa Kỳ

LÀ MỘT CHẾ ĐỘ ĐỘC tài, không thực sự đại diện cho dân tộc VN, lại mang bản chất tham nhũng, hèn nhát, lại sống cạnh một "đàn anh" cộng sản khổng lồ là Trung Cộng, nên cộng sản Hà Nội đã cam tâm đem tài nguyên, đất đai của tổ quốc dâng cho cộng sản Nga, Tàu để phần đánh đổi vũ khí theo đuổi cuộc chiến xâm lăng Miền Nam, phần tìm chỗ nương tựa, đối phó với nguy cơ mệnh danh "diễn tiến hòa bình", nhằm bảo vệ quyền lực, tiếp tục cai trị, chà đạp dân tộc VN. Nửa thế kỷ trước, thủ tướng CS Phạm Văn Đồng và bộ chính trị CS Hà Nội đã lén lút bán nước cho Tàu. Và mới đây, hai bản hiệp ước biên giới liên quan đến lãnh thổ và lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc được CSVN ký kết với CS Trung Quốc là bằng chứng mới nhất và cụ thể nhất chứng tỏ cộng sản Hà Nội vẫn sẵn sàng vì quyền lợi cá nhân và phe nhóm, tiếp tục bán rẻ tài nguyên, đất đai của tổ quốc. Điều này chứng tỏ, về bản chất, CSVN hôm nay và CSVN cách đây nửa thế kỷ, hoàn toàn là một. Mọi việc làm, mọi chính sách, đường lối được mệnh danh là đổi mới, cải cách, hoàn toàn chỉ là những bước đi đầy mánh khóe, thủ đoạn nhằm đánh lừa dư luận trong và ngoài nước, để phụng sự cho quyền lực và quyền lợi của cộng sản.
Điều này cũng chứng tỏ, mọi ảo tưởng về những thay đổi, đổi mới của cộng sản, hoặc ảo tưởng về một người "cộng sản chân chính" được một số người Việt, một số hội đoàn, đoàn thể đấu tranh chính trị của người Việt hải ngoại nuôi dưỡng và cổ võ, hoàn toàn không có đất đứng. Trước hành động cắt đất bán nước mới nhất của CS, một số câu hỏi then chốt được đặt ra ở đây. Thứ nhất, đâu là những nguyên nhân đích thực đằng sau những duyên cớ quanh co được CS Hà Nội đưa ra nhằm biện minh cho hành động bán nước của chúng" Thứ hai, trên phương diện pháp lý và công pháp quốc tế, những hiệp ước do CS Hà Nội, một nhóm người không thực sự đại diện cho dân tộc VN, một nhóm người không do đa số dân Việt Nam bầu, ký kết với cộng sản Tàu, liệu có hiệu lực hay không" Thứ ba, trước hành động bán nước một cách công khai của cộng sản VN, đâu là hình thức đấu tranh thích hợp, hiệu quả và đúng đắn để chúng ta theo đuổi" Để có thể phần nào trả lời được những câu hỏi trên, mời qúy độc giả theo dõi bài viết của Luật sư Nguyễn Xuân Phước, tiến sĩ Luật khoa Hoa kỳ, và những luận điệu quanh co giấu đầu hở đuôi của thứ trưởng ngoại giao CS Lê Công Phụng.

*

Hai hiệp ước biên giới liên quan đến lãnh thổ và lãnh haœi giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được hai đaœng Cộng Saœn âm thầm ký kết vào ngày 30 tháng 12 năm 1999 và ngày 25 tháng 12 năm 2000. Hai hiệp ước nầy đã được quốc hội Cộng Saœn Việt nam thông qua cũng một cách âm thầm. Các tin tức về việc ký kết hiệp định biên giới, cho đến khi ký kết xong và được quốc hội thông qua cũng được giữ bí mật. Nội dung các hiệp ước nầy không được công bố cho nhân dân trong nước biết. Nhân dân không biết được baœn đồ mới cuœa Việt nam ngày nay ra sao. Thông tin chỉ được nhà nước tiết lộ sau khi làm lễ cắm mốc biên giới. Báo chí trong nước như tờ Nhân Dân (27 tháng 12 năm 2001) hoặc VNExpress.com chỉ làm một baœn tin rất ngắn có nội dung giống nhau.
Mặc dù bị bưng bít nhưng tin tức về hiệp ước biên giới cũng lọt ra ngoài. Hơn một năm qua, các nhà đấu tranh cho tự do dân chuœ trong nước, và các nhà nghiên cứu ơœ haœi ngoại và giới truyền thông không ngừng lên tiếng caœnh báo về sự việc đaœng Cộng Saœn sẽ dùng hiệp ước biên giới mơœ đường máu tìm sinh lộ cho bế tắc chính trị hiện nay. Mọi người đều e rằng đaœng sẽ không ngần ngại bán đứng đất đai cuœa đất nước để đổi lấy chế độ baœo hộ chính trị do Trung quốc đỡ đầu.
Qua tin tức về buổi lễ hiến đất được cơ quan tuyên truyền cuœa đaœng Cộng Saœn dè dặt loan taœi, những quan ngại cuœa những người đấu tranh cho dân chuœ đã trơœ thành sự thật.
Bài viết nầy có mục đích duyệt xét lại một số vấn đề pháp lý chung quanh việc ký kết các baœn hiệp ước nầy và các hậu quaœ pháp lý. Dĩ nhiên, bài viết không traœ lời hết mọi câu hoœi. Tuy nhiên, người viết mong sẽ giaœi đáp một vài ưu tư có tính cách khẩn cấp như hiệp ước nầy có giá trị quốc tế hay không" Liệu chúng ta có thể phuœ nhận hiệp ước nầy hay không"...
Nội Dung Hiệp Ước Biên Giới Việt Trung
Về hiệp ước lãnh haœi, chúng ta được biết hiệp ước nầy được ký kết vào ngày 25 tháng 12 năm 2000. Qua một số bài vơœ hiếm hoi chúng ta biết được sơ sơ về nội dung cuœa hiệp ước nầy, được gọi là hiệp định “Phân Định Vịnh Bắc Bộ.” Theo ông Lê Công Phụng, thứ trươœng ngoại giao, người đặc trách lo việc đàm phán hiệp định cho biết là, chiếu theo hiệp định Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam được 53.23% và Trung Quốc được 46.77% diện tích vịnh. (Tạp chí Cộng Saœn Số 2 tháng 1-2001).
Theo tài liệu cuœa kyœ sư Nguyễn Đình Sài thì hiệp ước phân định vịnh Bắc bộ chấm dứt hiệp ước giữa Pháp và Thanh triều. Diện tích khác biệt giữa hai hiệp ước là hơn 5,000km2 lãnh haœi nay thuộc về Trung quốc.
Theo ông Ngô Nhân Dụng, báo Người Việt thì: “Trên pháp lý, văn kiện lịch sưœ ký năm 1895 giữa nhà Thanh bên Trung Quốc và chính quyền Pháp ơœ Việt Nam công nhận trong vịnh Bắc Việt phần thuộc Việt Nam chiếm 64%, Trung Quốc được 36%. Nay, Cộng Saœn Hà Nội công nhận nước Việt Nam chỉ được 53%, còn Trung Quốc hươœng 47%.”
Còn hiệp ước về lãnh thổ, thì đaœng Cộng Saœn hoàn toàn không tiết lộ mọi chi tiết. Tuy nhiên, theo ông Trần Dũng Tiến, nhà đấu tranh dân chuœ và là cựu chiến binh quân đội Bắc Việt, thì hiệp định biên giới đã ký kết ngày 30 tháng 12, 1999, ngày cuối cùng cuœa thiên niên kyœ. Hiệp ước nầy cắt cho Trung quốc rất nhiều địa danh lừng lẫy trong lịch sưœ: thác Baœn Giốc, suối Phi Khanh, aœi Nam Quan, aœi Chi Lăng. Tất caœ nay đã thuộc Trung Quốc.
Theo Bác sĩ Trần Đại Sỹ thì “Việt Nam nhường cho Trung quốc dọc theo biên giới, 789 cây số vuông (chứ không phaœi 720 như tin lộ ra trong nước), thuộc hai tỉnh Cao bằng, Lạng sơn. Có mấy hiệp định thư (Photocol) đính kèm về việc thi hành. Quan trọng nhất là: Nhượng vùng Cao bằng, sát tới hang Pakbó, nơi Hồ Chí Minh ẩn thân lãnh đạo cuộc kháng chiến. Hang này trơœ thánh địa cuœa đaœng Cộng saœn Việt Nam. Trước kia nằm rất xa biên giới (khoaœng 50 km), nay nằm sát biên giới. Nhượng vùng đất bằng phẳng thuộc tỉnh Lạng sơn nơi có cưœa aœi Nam quan.
Theo bạn Dieu Van đăng taœi trên trên Soc.Culture.Vietnamese thì chúng ta phaœi tìm hiểu nội dung hiệp ước qua các websites cuœa Trung quốc. Bạn Dieuvan viết: “Theo tài liệu cuœa CSVN trước nằm 1979 biên giới Việt Nam Trung Cộng dài 1,300 Cây số nhưng theo tài liệu cuœa CIA world Book ghi nhận sau năm 1979 còn lại là 1,281. Bây giờ sau khi ký kết baœn thương ước mà được gọi là hiến đất cuœa CSVN, biên giới chính thức mà Trung Cộng đưa ra con số là 1,200 chẵn như vậy đường biên giới thu nhoœ lại từ 1,300 Kilometters xuống 1,281 Kilometters bây giờ còn 1,200 Kilometters”. Theo tính toán cuœa bạn Dieu Van thì “đại khái là chúng ta mất 81Km X 26Km = 2106 sq Km.” Bạm Dieu Van kết luận: “Tổng Cộng Toàn cõi VN = 329,560 sq Km - 2,106 bây giờ còn 327,454 sq Km.”
Do tính chất bí mật cuœa hiệp định biên giới, toàn thể nhân dân trong và ngoài nước phaœi dọ dẫm giaœi mã những tín hiệu mất nước mà họ tìm được trên internet. Nói cho ngay, nếu những hiệp ước này đem về mối lợi lớn cho Việt nam thì hệ thống thông tin tuyền truyền cuœa Cộng Saœn chắc đã không boœ qua cơ hội ngàn vàng để ca tụng thắng lợi cuœa đaœng. Ngược lại, qua thái độ lén lút và hành vi giấu diếm cuœa đaœng Cộng Saœn trong việc ký hiệp định,chúng ta có thể quaœ quyết được rằng đây không phaœi là một “thắng lợi to lớn” để cho đaœng hãnh diện.
Những Vấn Đề Pháp Lý
1.Giá Trị Pháp Lý Đối Với Nhân Dân và Hiến Pháp: Hiệp định quốc tế là hợp đồng giữa hai quốc gia. Điều tiên khơœi để cho một hiệp ước có giá trị là chính phuœ và người đại diện chính phuœ đi ký kết đều phaœi có đuœ tư cách pháp nhân, tính cách hợp pháp và chính thống để đại diện cho quốc gia hay nhân dân. Những yếu tố pháp lý nầy giúp cho hiệp ước có giá trị chắc chắn (certainty), vĩnh cưœu và tính chất khaœ thi.
Vấn đề giá trị đại diện cuœa đaœng Cộng Saœn đã được bàn rất nhiều, và đặc biệt trong những năm gần đây đã được phong trào dân chuœ trong nước “bàn” đến cách triệt để. ƠŒ đây người viết xin bàn lướt qua vấn đề này.
a. Tính chất hợp pháp cuœa hiến pháp: Trong bài viết “Tính Chất Bất Hợp Pháp Cuœa Hiến Pháp Việt nam Hiện Nay”, người viết chứng minh rằng các hiến pháp Việt Nam từ 1959 trơœ đi không có giá trị vì thuœ tục thực hiện các hiến pháp nầy không tuân theo quy định cuœa điều 70 cuœa hiến pháp 1946. Điều 70 cuœa hiến pháp 1946 đòi hoœi mọi thay đổi hiến pháp phaœi được toàn dân phúc quyết, tức là phaœi được trưng cầu dân ý. Vì tất caœ các hiến pháp từ 1959 đến nay không được trưng cầu dân ý nên các hiến pháp đó không có hợp hiến, không có giá trị. Do đó, một chính quyền dựa trên một hiến pháp không có giá trị thì chính quyền đó không có tư cách pháp nhân, không có tính cách hợp pháp và không có năng lực pháp lý để đại diện cho nhân dân.
b. Tính chất chất bất hợp pháp cuœa chế độ: Trong một chế độ được gọi là dân chuœ hay cộng hoà (republic), nhà cầm quyền phaœi được công dân bầu lên bằng một cuộc phổ thông đầu phiếu tự do trong sạch. Chế độ gọi là “cộng hoà” khác với chế độ “quân chuœ” ơœ vai trò cuœa người dân trong việc quyết định người cầm quyền. Trong chế độ quân chuœ, người cai trị nắm quyền không do lá phiếu cuœa người dân. Nhà vua lên ngôi bằng sức mạnh, bằng sự thần phục cuœa mọi người và bằng huyết thống. Do đó, đã là chế độ cộng hoà, dù là cộng hoà xã hội hay cộng hoà không xã hội, quyền lực cuœa nhà nước phaœi được người dân uœy nhiệm bằng lá phiếu cuœa họ qua một cuộc phổ thông đầu phiếu tự do dân chuœ.


Quan niệm về chính thể Cộng Hoà (như trong cụm từ Cộng Hoà Xã hội Chuœ Nghĩa Việt nam) như nói trên, thì một chính phuœ đại diện cho dân phaœi được nhân dân lựa chọn bằng những cuộc tổng tuyển cưœ tự do dân chuœ có định kỳ. Trong suốt hơn 55 năm lãnh đạo đất nước, Đaœng CS chỉ tổ chức một cuộc phổ thông đầu phiếu duy nhất là cuộc tổng tuyển cưœ năm 1946. Sau đó, họ quên làm tổng tuyển cưœ tự do. Ngay caœ khi xua quân vào miền Nam năm 1960 họ đã nhân danh mục đích thực hiện cuộc tổng tuyển cưœ cho hai miền nam bắc. Sau khi chiến thắng, họ cũng không thực hiện cuộc tổng tuyển cưœ có quốc tế quan sát theo quy định cuœa hiệp định đình chiến ký tại Geneve năm 1954. Đối với CS, bầu cưœ chỉ là hình thức, khaœ năng cướp chính quyền bằng bạo lực mới quan trọng.
Khaœ năng “cướp chính quyền” là lý do duy nhất để chế độ nầy biện minh sự độc quyền lãnh đạo đất nước. Năm 1945 họ đã “cướp” chính quyền từ các đaœng phái quốc gia và từ triều đình Huế. Năm 1959 đaœng Cộng Saœn đã chính thức “cướp” quyền từ nhân dân bằng cách loại boœ vai trò cuœa công dân trong việc thay đổi hiến pháp. Với các hiến pháp tự ban hành, từ hiến pháp 1980 trơœ đi, họ đã chính thức thêm điều 4 hiến pháp quy định vai trò lãnh đạo độc quyền cuœa đaœng Cộng Saœn. Đó là quyền lãnh đạo đất nước muôn đời. Trên baœn chất đây là chế độ quân chuœ. Do đó, điều 4 hiến pháp đã phuœ định chế độ Cộng hoà và hai chữ Cộng Hoà Xã Hội đã hoàn toàn không có ý nghĩa pháp lý trong hiến pháp.
Trong thời đại dân chuœ, quan điểm chính trị dựa vào khaœ năng “cướp chính quyền” bằng bạo lực, tự nó đã mất đi tính dân chuœ, chính thống và hợp pháp. Do đó, một chính quyền không do dân bầu ra bằng một cuộc tổng tuyển cưœ tự do và dân chuœ, không có tư cách pháp nhân để đại diện nhân dân quyết định những vấn đề trọng đại cuœa đất nước.
Do tính chất bất hợp pháp cuœa nhà cầm quyền, tất caœ hiệp ước do họ ký kết đều không có giá trị. Và giá trị thực thi cuœa cá hiệp ước này cũng chấm dứt khi chế độ sụp đổ. Việc duy trì tích chất khaœ thi cuœa các hiệp ước hay hợp đồng quốc tế đều do chế độ mới duyệt xét và quyết định dựa vào khaœ năng cuœa chế độ mới đối phó với những hậu quaœ kinh tế quân sự hay ngoại giao do quyết định phuœ nhận các hiệp ước đó gây ra.
c. Thẩm quyền ký hiệp ước quốc tế: Vấn đề thứ hai là người đại diện đặt bút ký tên trong hiệp ước có phaœi là người phaœi có thẩm quyền để ký kết theo quy định cuœa hiến pháp.ƠŒ đây chúng ta giaœ thiết là hiến pháp cuœa CS hiện nay hợp pháp, và chúng ta phaœi xét người đại diện ký kết có đuœ thẩm quyền do hiến pháp đó quy định hay không.
Theo chương VII điều 103 khoaœn 10 cuœa hiến pháp 1992, Chuœ tịch nhà nước có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: “Cưœ, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền cuœa Việt Nam; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền cuœa nước ngoài; tiến hành đàm pháp, ký kết diều ước quốc tế nhân danh Nhà Nước Cộng Hoà Xã Hội Chuœ Nghĩa Việt Nam, với người đứng đầu Nhà nước khác; quyết định phê chuẩn hoặc tham gia điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc Hội quyết định.”
Trong khi đó, chương VIII, điều 112 khoaœn 8 quy định quyền hạn và nhiệm vụ cuœa chính phuœ như sau: “Thống nhất quaœn lý công tác đối ngoại cuœa nhà nước: ký kết tham gia, phê duyệt điều ước nhân danh chính phuœ; chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng Hoà Xã hội Chuœ Nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; baœo vệ lợi ích cuœa nhà nước, lợi ích chính đáng cuœa tổ chức và công dân Việt Nam ơœ nước ngoài.”
Chiếu theo những điều khoaœn trên cuœa hiến pháp 1992, chỉ có chuœ tịch nhà nước là người có thẩm quyền ký kết các hiệp ước liên quan đến các vấn đề thuộc tầm mức quốc gia, tức là nhà nước CHXHCN Việt Nam, như vấn đề biên giới hiện nay; và chính phuœ (thuœ tướng và các bộ trươœng) có thẩm quyền ký kết các vấn đề liên quan đến quan hệ ngoại giao với chính phuœ các nước. Vấn đề “nhân danh chính phuœ” là những vấn đề có tính cách thuœ tục và nghi lễ giữa hai nước.
Do đó,những hiệp ước liên quan đến quốc gia, như hiệp định về lãnh thổ và lãnh haœi, do bộ trươœng ngoại giao ký kết đều không có giá trị pháp lý vì chúng không hợp hiến, cho dù những hiệp định đó được quốc hội thông qua.
ƠŒ đây chúng ta có thể xem lại ai là người đại diện cho Việt Nam ký kết các hiệp ước biên giới nói trên. Theo kiến nghị thư cuœa 20 cưœ tri yêu cầu quốc hội không thông qua Hiệp Định Biên Giới Việt Trung thì hiệp định biên giới đưòng bộ được ký kết tại Hà Nội khi Đường Gia Truyền, Bộ Trươœng Bộ Ngoại Giao Trung Quốc bay qua Việt nam năm 1999. Tài liệu và hệ thống tuyên truyền cuœa Đaœng Cộng Saœn VN hoàn toàn không tiết lộ ai đã đại diện bên Việt Nam để ký kết. Tuy nhiên theo thông lệ ngoại giao thì phía bên Việt Nam phaœi là Bộ Trươœng bộ ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm. Và điều này được xác nhận bơœi baœn tin cuœa Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Về phần hiệp ước Phân Định Vịnh Bắc Bộ,theo Thứ Trươœng Lê Công Phụng cho biết hiệp ước này đưọc ký vào ngày 25 tháng 12 năm 2000 với sự chứng kiến cuœa chuœ tịch nhà nước Trần Đức Lương và Giang Trạch Dân. Bài viết này không nói rõ ai là người hạ bút ký đại diện cho Việt nam. Nếu nói là ông Trần Đức Lương với tư cách là nhà nước chỉ để chứng kiến, thì người hạ bút chắc không phaœi ông Lương. Hơn nữa nếu ông Lương ký thì tại sao ông Lê Công Phụng không nói rõ là ông Trần Đức Lương ký, mà phaœi nói là ông Lương “chứng kiến”"
Nếu sự kiện xaœy ra như lý giaœi thì chuœ tịch Cộng sản VN Trần Đức Lương đã không ký vào bất cứ một hiệp ước nào. Và như thế, chiếu theo chương VII điều 103 khoaœn 10 cuœa hiến pháp 1992, thì các hiệp ước nầy không có giá trị đối với hiến pháp VN.
Giá Trị Pháp Lý Cuœa Một Hiệp Ước Bất Hợp Pháp Đối Với Quốc Tế
Thông thường, để tránh trường hợp cãi vã về giá trị thực thi cuœa hiệp ước, khi một nước ký kết một hiệp định với một nước khác, nước đó phaœi có bổn phận nghiên cứu tư cách pháp nhân cuœa người đại diện quốc gia, cũng như những thuœ tục phê chuẩn hiệp ước cần thiết để biết chắc giá trị pháp lý và giá trị thực thi cuœa những điều khoaœn mà hai bên đồng ý. Trong trường hợp này, Trung quốc có trách nhiệm làm công tác sưu tra đó. Nói một cách khác, nếu những hiệp ước lãnh thổ Việt Trung đều do Bộ trươœng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm ký kết, thì Trung Quốc đã ký kết những hiệp ước hoàn toàn không có giá trị. Và với bộ phận nghiên cứu pháp luật cuœa Trung quốc họ phaœi biết là họ đã ký kết những hiệp ước hoàn toàn không có giá tri theo luật pháp Việt Nam. ị Trang 55
ị Tiếp theo trang 8
Trên thực tế, dù chúng ta chứng minh rằng những hiệp ước nầy không có giá trị, giá trị cưỡng hành hiệp ước luôn luôn tùy thuộc vào thái độ quyết liệt cuœa nước mạnh ký tên trong hiệp định. Lịch sưœ cho thấy những hiệp ước bất bình đẳng giữa Việt Nam với thực dân Pháp ký kết từ cuối thế kyœ thứ 19 có hiệu lực cho đến khi Pháp không còn đuœ khaœ năng quân sự, kinh tế và ngoại giao để thực hiện các hiệp ước đó tại Đông Dương. Điều này cũng đang xaœy ra cho việc giaœi quyết biên giới giữa Palestine, các nước AŒ Rập và Do Thái, và hầu hết các quốc gia có tranh chấp về biên giới.
Do nguyên tắc “mạnh được yếu thua” vẫn là nguyên tắc lõi cốt trong bang giao quốc tế, một hiệp ước quốc tế, hợp pháp hay không hợp pháp, có hiệu lực cưỡng hành hay không đều tùy thuộc khaœ năng quân sự, kinh tế và ngoại giao cuœa các nước ký tên. Do đó, những lý luận liên quan đến giá trị hợp pháp cuœa hiệp ước đều có giá trị nghiên cứu pháp lý, ngoạI giao và biện giaœi giá trị chính nghĩa. Còn giá trị thực tiễn cuœa nó, hay giá trị quân sự, rất giới hạn.
Vấn đề được đặt ra là với một hiệp ước dâng đất cho Trung Quốc như thế, khi có chính quyền dân chuœ, Việt nam có quyền huœy boœ các hiệp ước biên giới bất công đó hay không"
Câu traœ lời tất nhiên là có. Tuy nhiên, như đã trình bày ơœ trên, quyền phuœ nhận những hiệp ước bất hợp pháp và bất lợi cho chúng ta luôn luôn bị giới hạn bơœi sức mạnh quân sự, kinh tế và ngoại giao cuœa chúng ta trong tương quan quyền lực đối với Trung quốc.
Kết Luận
Mặc dù nhà nước Cộng Saœn Việt Nam không có tư cách pháp nhân, tính chất hợp pháp để đại diện Việt Nam ký các hiệp ước biên giới dâng đất cho Trung Hoa, và thuœ tục ký kết hoàn toàn bất hợp hiến, sự kiện họ nắm chính quyền tạo cho họ một thẩm quyền tạm thời để thực hiện các hiệp ước đó.
Đối với Trung Quốc đây là điều lợi lớn. Họ không tốn một giọt máu mà chiếm được hàng ngàn kilomet vuông lãnh thổ và hơn 5000 kilomet vuông lãnh haœi.
Trên mặt trận bang giao quốc tế, đối với vấn đề tranh chấp biên giới, chiếm giữ đất luôn luôn là thế thượng phong. Và để baœo vệ tổ quốc thì máu là chính, và giấy mực là phụ.
Do đó, cho dù Trung quốc biết là phía Việt Nam không có tư cách pháp nhân, hiến pháp Việt Nam không hợp pháp, một khi họ đã đưọc dâng đất họ sẽ không bao giờ traœ lại. Như thế, qua hiệp ước biên giới, Cộng Saœn Việt Nam đã ngu xuẩn, đưa sinh mệnh dân tộc vào một con đường cùng cực kỳ hiểm nghèo mà thế hệ mai sau phaœi đem máu đào để traœ.
Nói như nhà văn tranh đấu Dương Thu Hương: “Lòng yêu nước cuœa nhân dân là moœ vàng ròng mà đaœng Cộng Saœn giành độc quyền khai thác”. Đaœng Cộng Saœn đã khai thác moœ vàng ròng nầy bằng cách xưœ dụng xương máu cuœa các thế hệ thanh niên 45, 54, 75 để xây dựng và baœo vệ một chế độ độc tài dốt nát và liên tục tụt hậu. Nhưng xưœ dụng xương máu cuœa thế hệ thanh niên ngày qua và ngày nay vẫn chưa đuœ, với các hiệp định biên giới vừa ký kết, họ lại tiếp tục lén lút bán xương máu cuœa thế hệ 2000 và con cháu mai sau để đánh đổi lấy việc duy trì ngai vàng ngày hôm nay. Đây là hành vi mà mọi người Việt yêu nước, không phân biệt chính kiến, đều tuyệt đối không thể chấp nhận. Thái độ quyết liệt đối với vấn đề chế độ CSVN dâng đất cho Trung Hoa là thước chuẩn đo lòng yêu nước cuœa mọi người dân Việt. Và đây cũng là giới tuyến rõ ràng nhất cuœa người Việt chân chính yêu nước và chế độ độc tài CS bán nước hại dân.
LS Nguyễn Xuân Phước nxplaw@yahoo.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.