Hôm nay,  

Luật Pháp Phổ Thông

17/02/200100:00:00(Xem: 4218)
Hỏi (Bà Lê Kim T. T): Tôi đến Uùc vào năm 1991, vào năm 1996 tôi có quen với một người bạn trai. Sau một thời gian quen biết, chúng tôi đã quyết định sống chung với nhau. Thoạt tiên chúng tôi mướn một căn Unit, sau đó vào năm 1998 chúng tôi quyết định mua luôn căn Unit mà chúng tôi đang thuê mướn khi người chủ đăng bảng bán.

Vì bạn tôi đến Uùc trước tôi nên ông ta có việc làm full-time. Riêng phần tôi, vào lúc gặp ông ta tôi vẫn còn lãnh tiền trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên sau khi sống chung, tôi đã ngưng ăn phụ cấp và nhận hàng may. Vì tôi không có việc làm nên chỉ một mình ông ta đứng tên mượn tiền cũng như đứng tên sở hữu chủ của căn Unit đó.

Gần đây, sau những chuyến về thăm gia đình tại Việt Nam, ông ta đã thay đổi tính tình và đã báo cho tôi biết rằng có lẽ ông ta sẽ bán căn Unit mà chúng tôi đang ở để lấy tiền về Việt Nam cưới vợ như gia đình ông ta mong muốn.

Xin LS cho biết là tôi có quyền chia tiền khi ông ta bán căn Unit đó không" Mặc dầu tôi không có việc làm, tuy thế tôi cũng đã phụ giúp trang trãi những chi phí cần thiết trong thời gian sống chung với ông ta.


Trả lời: Trên thực tế, đời sống của một cặp vợ chồng có hôn thú và đời sống ngoại hôn của một cặp tình nhân không có gì khác biệt mấy. Tuy nhiên, hậu quả pháp lý của hai đời sống này hoàn toàn khác biệt nhau. Trước đây, đời sống ngoại hôn của những cặp tình nhân đã không được “thường luật” (án lệ) (common law) công nhận. Tuy nhiên, giờ đây việc này đã được quy định bởi các đạo luật của quốc hội.

Để có thể trả lời câu hỏi của bà nêu lên, vấn đề được đặt ra ở đây là liệu sự sống chung của bà và người bạn trai của bà có được luật pháp thừa nhận là một “quan hệ ngoại hôn” (de facto relationship) hay không" Để có thể quyết định về mối quan hệ này chúng ta hãy xét xem luật pháp đã định nghĩa thế nào là “quan hệ ngoại hôn”"

Trong vụ hôn nhân của L (In the marriage of L and L), hai bên đương sự đã kết hôn vào tháng 10 năm 1953 và ly dị vào tháng 5 năm 1979.

Vào tháng 6 năm 1979 hai bên đã ký kết sự thỏa thuận việc cấp dưỡng chiếu theo điều 87 của Đạo Luật Gia Đình 1975, và đã được chấp nhận bởi Thẩm Phán Tonge. Theo đó người chồng đảm bảo: (1) trả tiền bảo hiểm y tế ở mức cao nhất cho người vợ đã ly dị của đương sự, và(2) trả cho người vợ hàng tháng $650.00, số tiền này sẽ được tăng theo “chỉ số giá biểu của người tiêu thụ” (CPI=Consumer Price Index). Sự đảm bảo này sẽ được thực hiện cho đến lúc người vợ của ông ta từ trần, hoặc cho đến lúc bà ta có “quan hệ ngoại hôn lâu bền với một người đàn ông khác” (a permanent de facto relationship with another man).

Tiền bảo hiểm y tế cũng như tiền cấp dưỡng hàng tháng đã được đóng và trả đầy đủ cho đến tháng 10 năm 1981 thì người chồng ngưng toàn bộ sự cấp dưỡng này, mặc dầu người vợ vẫn còn sống và chưa tái giá. Người chồng cho rằng vào giữa năm 1978 và 30 tháng 9 năm 1980 người vợ đãõ có “quan hệ ngoại hôn vĩnh viễn” với ông C vì thế người chồng đã ngưng toàn bộ nghĩa vụ cấp dưỡng của ông ta theo sự quy định của hợp đồng. Oâng C đã chết vào ngày 30 tháng 9 năm 1980.

Người vợ bèn khiếu kiện để buộc người chồng phải thực hiện những gì đã cam kết. Đồng thời kiện người chồng phải trảsố tiền còn thiếu. Thẩm phán Ellis đã đưa ra phán quyết vào ngày 21 tháng 3 năm 1984 như sau: (1) người chồng phải trả hàng tháng $650.00 cho người vợ như đã cam kết, đồng thời phải trả cho người vợ số tiền còn thiếu là $20,510 cùng với tiền lời; (2) người chồng phải trả tiền bảo hiểm y tế ở mức cao nhất cho người vợ.

Người chồng bèn kháng án để chống lại quyết định vừa nêu. Trước khi đưa ra phán quyết, tòa đã tóm lược các sự kiện như sau: Oâng C đã gặp người vợ vào tháng 4 năm 1977 tại một buổi tiệc. Vào lúc đó không rõ ông C là một người đàn ông góa bụa hay không , nhưng ông C đang sống với 3 người con gái của ông ta. Tình cảm đã nẩy nở và họ đã xuất hiện trước công chúng nhiều lần. Vào đầu năm 1978 ông C bị ung thư, rồi nhập viện vào ngày 24/01 cho đến 01/02/1978. Người vợ bèn ở lại cùng với 3 người con gái của ông C suốt trong thời gian đó. Trong thời gian đó, bà ta đến bệnh viện thăm ông C hàng ngày, cùng đưa đón mẹ già của ông C đến thăm ông ta. Bà ta ở lại nhà của ông C cho đến tháng 4 năm 1978 khi ông C hồi phục. Bà ta chăm sóc cho ông C và đưa ông ta đến bệnh viện để tiếp tục chữa trị hàng ngày. Tòa cũng nhận thấy rằng bà ta đã lưu ngụ tại địa chỉ của ông C từ 12/1979 đến 01/1980 và từ 12/9/1980 cho đến 30/9/1980 khi ông C chết.

Trong thời gian lưu ngụ tại nhà ông C, bà ta đã ở cùng phòng với ông C. Bà ta nấu nướng, giặt quần áo và làm các công việc nội trợ. Trong lúc ký giấy tờ cấp dưỡng, người chồng cũng biết được rằng vợ của đương sự đang ở với ông C và biết rằng họ có những quan hệ tình dục. Cuối cùng tòa cho rằng: Quan hệ giữa bà ta và ông C là một quan hệ vĩnh viễn, và chỉ chấm dứt khi ông C từ trần. Mặc dù họ không ở chung nhà ngoại trừ cuối tuần. Bà ta có quyền đi và đến bất cứ lúc nào bà ta muốn, hai bên đã hỗ trợ cho nhau trong cuộc sống nhưng cả hai đều có một cuộc sống riêng biệt. Tuy thế tòa đã không thỏa mãn rằng người vợ đã có “quan hệ ngoại hôn lâu bền” với ông C hoặc bất cứ người đàn ông nào khác.

Điều quan trọng trong vụ kiện này là ý nghĩa của từ “quan hệ ngoại hôn lâu bền” (permanent de facto relationship). Tòa đã phải xử dụng Tự Điển Oxford để truy tìm nghĩa của “de facto” và “relationship” nhưng tự điển Oxford đã không cung ứng trọn nghĩa. Cuối cùng tòa đã phải xử dụng Tự Điển Macquarie để truy tìm nghĩa của các từ vừa nêu; “de facto wife” là người đàn bà sống với một người đàn ông như là người vợ không hôn thúï của ông ta; và “ de facto husband” là một người đàn ông sống với một người đàn bà như là chồng không hôn thú của bà ta. Tự điển định nghĩa “relationship” là “sự quan hệ bởi huyết thống hoặc hôn nhân” (connection by blood or marriage). Vì thế “de facto relationship” có nghĩa là sự quan hệ giữa một người đàn ông và một người đàn bà sống chung với nhau như vợ chồng mà không kết hôn với nhau. Từ “permanent” được định nghĩa là “lâu bền hoặc có ý định kéo dài một cách vô định” (lasting or intended to last indefinitely). Từ những định nghĩa này chữ “permanent de facto relationship” phải bao gồm các yếu tố sau: (1) phải có sự quan hệ giữa một người đàn ông và một người đàn bà; (2) phải lâu bền hoặc có ý định kéo dài một cách vô định; và (3) các đương sự phải sống với nhau với tư cách là vợ chồng.

Cuối cùng tòa đã bác đơn kháng án của người chồng vì cho rằng không có “sự quan hệ ngoại hôn lâu bền” giữa người vợ và ông C, vì họ đã không chung sống với nhau với tư cách là vợ chồng như đã được định nghĩa “Trong Vụ Hôn Nhân của Pavey” (In the Marriage of Pavey).
Như vừa trình bày ở trên, vấn đề được đặt ra ở đây là liệu tòa có thỏa mãn được rằng bà và người bạn trai đã có “quan hệ ngoại hôn lâu bền” hay không. Nếu LS của bà có thể chứng minh được rằng đó là “quan hệ ngoại hôn với ý định kéo dài một cách vô định” thì “Đạo Luật về Quan Hệ Ngoại Hôn” (De Facto Relationship Act) sẽ được áp dụng [NSW (1983), Vic (1987), SA (1996)] và bà sẽ được chia phần nếu người bạn trai của bà bán căn Unit đó.

Tôi đề nghị bà nên đến gặp LS riêng để được cố vấn tường tận hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.