Hôm nay,  

Không Đi Đến Đâu (phần Ii)

15/11/200000:00:00(Xem: 5280)
(Phần 1 phân tích chuyến đi VN của phái đoàn công du VN do TT Clinton dẫn đầu, qua chương trình công bố bởi Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ. Vì nhận định tình hình văn hóa xã hội VN dưới nhãn quan Mỹ , thiên kiến, nên chuyến đi không đến đâu, ngoài kết quả trình diễn, biểu tượng. Phần 2, kế tiếp và sau cùng, nhận định chuyến đi trên bình diện chánh trị quân sự và kinh tế thương mại).

Quyền lợi nước Mỹ hẵn là mục đích gần lẫn xa cho chuyến đi của phái đoàn 2000 người Mỹ. Liệu với chuyến đi rầm rộ, tốn hao công quỷ như vậy trong những ngày cuối của nhiệm kỳ, Tổng thống Clinton có thể đạt được gì về chánh trị quân sự và kinh tế thương mại cho đất nước Mỹ. Nhân dân VN hoàn toàn không thấy nói đến trong chương trình sẽ hệ lụy ra sao vì chuyến đi này.

Cái gọi là hội chứng VN do một số người làm truyền thông đại chúng phản chiến Mỹ dàn dựng trong và sau Chiến tranh VN, thực sự đã bị vạch trần qua cuộc di cư vĩ đại trên hai triệu người Việt ra khỏi nước. Không có cuộc tắm máu sau khi CS Hà nội chiếm Miền Nam. Nhưng có diệt chủng bằng tù cải tạo, bằng đổi tiền, đánh tư sản, đuổi đi ra khỏi thành phố. Hai triệu người vượt biển bằng ghe thuyền; môt phần ba khác làm mồi cho thủy tộc và hải tặc. Gần một triệu quân dân cán chính tù đày, rừng thiêng, nước độc, không biết ngày về. Lương tâm Nhân loại bị đánh động. LHQ đứng ra tổ chức cứu vớt, định cư. Nhân dân và chánh quyền Mỹ xúc động tận tim óc, đứng ra bảo bọc những người tỵ nạn CS của đất nước đã từng là đồng minh với mình. Học giả, sử gia dùng gươm trí tuệ giành lại chiến thắng cho những người tham gia Chiến tranh VN. Tượng đài tử sĩ dựng lên. Sự kiện lịch sự trong sách giáo khoa hiệu chính. Trả danh dự cho những người con ưu tú đã bỏ mình cho tự do dân chủ. Đền ơn nghĩa cho những cựu quân nhân còn sống sót bằng luật đải ngộ xứng đáng, bằng lá phiếu đưa vào Quốc hội, bằng uy tín trong lúc tìm việc làm. Cái gọi là hội chứng VN, giả tạo, không còn. Nó chết theo phong trào phản chiến trong xã hội Mỹ.

Cái còn và còn mãi trong lịch sử Mỹ Việt là 58,000 ngưới con ưu tú của đất nước Mỹ cùng ngã xuống với non nửa triệu đồng đội VN tại Miền Nam VN để danh tiếng tự do dân chủ của Hoa kỳ vươn cao lên hơn trên vòm trời thế giới. Ý nghĩa cao cả và sự hy sinh lớn lao ấy sẽ sống mãi trong lòng dân Việt Mỹ, trong lịch sử Việt, Mỹ. Không ai có quyền hay có thể" xoá bỏ " được như HT Quảng Độ đã nói trong thư gởi cho Tổng thống.

Tuổi trẻ VN, sanh sau Chiến tranh VN gồm trên nửa dân số, không quên cha anh mình đã chiến đấu cho dân chủ tự do truyền thống kính trọng người đi trước và do hàng ngày chứng kiến cảnh độc tài đảng trị tàn phá đất nước ra sao. Đánh giá tuổi trẻ VN, sanh sau chiến tranh là đối tượng phù thịnh,là vô tình xúc phạm lớp người này.

Tóm lại về mặt vận động quần chúng Mỹ và Việt, chương trình chuyến đi không đem lại lợi ích mà còn gây bất mãn cho khối Phật giáo trong nước, con số lên từ 70 đến 80% tổng dân số VN.

Bước sang lãnh vực quân sự. Chính sách be bờ Trung quốc định biến VNCS thành tiền đồn canh Trung quốc . Chính sách tạo điều kiện Mỹ hiện diện lại trong Vùng Đông Nam Á và bán đảo Đông dương hầu cân bằng chiến lược với Trung quốc. Hai chiến lược ấy cũng không thành công với con bài VNCS và với lối mòn ngọai giao tìm môt chánh quyền mạnh để liên minh, bất chấp nguyện vọng nhân dân. Hơn ai hết, người Mỹ biết rằng một chánh quyền không vì nhân dân, không do nhân dân, không của nhân dân là một chánh quyền mạnh trong thế yếu. Mạnh do ngoại bang do khũng bố và độc tài chỉ là ømạnh bề ngoài mà bịnh hoạn và bất ổn bên trong. Mạnh do nội lực kết hop của nhân dân mới là mạnh thâm hậu và bền vững. CSVN đang cần tiền và lá chắn Mỹ để giảm sức ép của Trung quốc. Mỹ bắt tay với CSVN , với chánh quyền CSVN rất dễ. Nhưng liên minh này chỉ dẫn đến các rắc rối triền miên cho Mỹ. Rồi các phong trào nhân dân chống Mỹ đi với kẻ thù của nhân dân sẽ diễn ra Rồi cảnh đốt xe Mỹ, cảnh biểu tình chống Mỹ tiếp tay cho chánh quyền độc tài, trấn áp nhân dân sẽ thành cơm bữa. Lối mòn ngoại giao, tìm một giải pháp dễ, tìm chánh quyền dễ khuynh loát trong Chiến tranh Lạnh đã khiến Mỹ hao tài, tản mạng mà còn bị nhân dân ghét; hy vọng không còn tái diễn.

Thứ đến, mục đích chánh yéu của chuyến đi là kinh tế. Còn nhủng nhẳng chính sách kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lai căn. Đang rối bời những luật lệ, pháp lịnh bất ổn. Hành chánh quan liêu, thư lại ruỗng nát vì tham nhũng bất trị. Môi trường ô nhiễm tàn tệ ấy không phải là chỗ thích hơp cho các động lực thúc đẩy cho kinh tế thương mại, như cạnh tranh, lợi nhuận, sáng kiến. Hạ tầng cơ sở, giao thông vận tải, vốn thiếu thốn là trở ngại cho đầu tư sản xuất. Phải có thới gian lâu dài mới mong khắc phục. Nguồn tiêu thụ nói là gần 80 triệu dân. Nhưng với lợi tức đồng niên chưa quá 100 đô/ năm/ người, mải lực đâu mà mua sắm, mà tiêu thụ. Nhân công rẻ, nhưng kỹ năng không theo kịp ky õthuật thế giới vì thiếu đầu tư cho giáo dục. Các công ty nước ngoài còn phải tốn nhiều thì giờ và tiền bạc huấn luyện mới khả dụng.

So với Trung quốc và các nước Á châu khác, môi trường đầu tư ở VNCS, mức độ phiêu lưu cao hơn nhiều. Trái lại, thị trương tiêu thụVNCS, mức độ lại thấp đáng ngại. Doanh thương gia làm việc vì lợi nhuận. Lới ở, lổ đi. Hai năm trở lại đây, báo chí hay nói bóng bẩy, doanh thương gia nước ngoài chào VNCS bằng chân. Thực vậy con số đầu tư nước ngoài tại VNCS sút giảm kinh khủng, đến đổi từ Thủ tướng Phan Văn Khải đến Ô. Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đều cuốn lên, thay đổi luật đầu tư, thể lệ hối đoái xành xạch.

Thương ước có thể là phao cứu sinh cho nền kinh tế đang ngất ngư dù chỉ về mặt tinh thần hơn thực chất. Dù vậy viên thuốc hồi sinh ấy cũng mới kê toa mà chưa mua được. Phái đoàn Clinton đến VNCS cũng có thể là con dao hai lưỡi. Nó làm cho tinh thần đầu tư lên, nếu các doanh thương gia Mỹ xét tại chỗ thấy có lời, Trái lại là một đại họa với trên cả ngàn cái loa chê môi trương kinh doanh VNCS. Còn báo chí nữa. Cả trên ba trăm ký giả, chủ bút, bình luận gia khó mà qua mắt được những nhà chuyên môn này. Cơ quan truyền thông mạnh không thua gì ba quyền hiến định của Mỹ.

Từ ngày ký thương ước với Hành pháp Mỹ, CSVN có làm một số việc dường như được mật hứa và ghi trong bản đồ giữa đội bên. Có tái cấu trúc các quốc doanh. Nhưng xét cho cùng, CSVN làm không thực thà. Các quốc doanh nhỏ kết hơp lại thành một tập đoàn quốc doanh lớn. Thí dụ vác xí nghiệp quốc doanh thuốc lá ở các địa phương tái định hình lại thành Tổng Công ty Thuốc lá. Giải tư một số quốc doanh lổ nhưng chỉ bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên. Thi trường chứng khóan lập, nhưng chủ yếu chỉ bán công khố phiếu của Nhà nước. Hệ thống kế toán, kiểm toán, ngân hàng chưa chịu sửa chủa theo tiêu chuẩn quốc tế là một trở ngại lớn cho giao lưu với nước ngoài .

Cách làm qua mặt và chiếu lệ ấy là cố ý. Làm sao CSVN chịu giải tư, chịu bỏ quốc doanh. Lý do công là cái đuôi lòng thòng định hướng xã hội chủ nghĩa của chính sách kinh tế lai căn. Lý do tư là quốc doanh trở thành bộ máy rửa tiền, rút từ công quỹ đưa vào túi cho các cán bộ đảng chức quyền.

Phái đoàn Mỹ đến rồi đi. Clinton và các viên chức của ông đi VN bằng công quỹ. Các doanh thương gia Mỹ bỏ tiền của công ty ra mà đi. Dân làm ăn không để sự câu nệ, cả nểä ngoại giao làm thiệt hại, lổ lả. Thương ước tự nó chỉ là giấy và chữ. Nó có sự sống khi có lợi để làm. Tình hình thực tiển kinh tế , chính sách kinh tế chưa rõ ràng là một bất lợi, có thể làm chuyến đi sẽ không đến đâu.

Chuyến đi của phái đoàn 2000 người Mỹ do TT Clinton lãnh đạo sang VNCS không đi đến đâu. Lý do chính là chương trình rất ít chú ý là yéu tố hay không chú ý đến yếu tố nhân dân là yếu tố quyết định sự thành hay bại của mọi chính sách.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.