Hôm nay,  

Csvn Dọa Đòi Mỹ Bồi Thường Chiến Tranh

23/10/200000:00:00(Xem: 4693)
DUBLIN (KL, theo Reuters / Irish Times) – Việt Nam đã gợi ý về sự bồi thường chiến tranh, một đòn để phản lại về thành tích nhân quyền của Việt Nam sẽ được nêu ra trong chuyến công du của Tổng thống Hoa kỳ Bill Clinton vào tháng tới.

Trong bản tin cuối tuần của thông tấn Việt Nam (VNA) đã cho biết, một hội nghị của các luật sư quốc tế tại thủ đô Havana của Cuba đã tung ra một cuộc vận động để đòi Hoa kỳ phải bồi thường cho Việt Nam trong một cuộc chiến tranh đã chấm dứt cách đây 25 năm.

Thông tấn này đã loan tin, nhà đại diện của Hanoi có mặt trong hội nghị năm ngày của Hiệp hội Luật sư Dân chủ Quốc tế đã đưa ra tất cả các chi tiết về hậu quả của chất khai quang mầu da cam (Agent Orange) mà Hoa kỳ đã cho phun tại Việt Nam trước đây.

Thông tấn này đã cho biết, ông Lưu Văn Đạt, tổng thư ký của Luật sư đoàn Việt Nam đã yêu cầu Hoa kỳ giúp đỡ Việt Nam vượt qua hậu quả của chất mầu da cam, đồng thời bồi thường cho những dân Việt Nam đã bị nhiễm phải chất khai quang này, cũng giống như các cựu chiến binh Hoa kỳ đã bị nhiễm chất mầu vàng da cam trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

Bản tin đã cho biết, các luật sư của Việt Nam cũng lên tiếng chống lại sự dùng cấm vận như là những vũ khí chính trị, nhằm ám chỉ sự cấm mậu dịch của Hoa kỳ để chống Hanoi đã được Tổng thống Clinton cho bãibỏ năm 1994.

“Những luật sư này lại công nhận nhân quyền là quyền cơ bản theo ngôn ngữ của quốc tế công pháp, thứ quyền mà không một lực lượng nào trên thế giới lấy cớ đó để vi phạm nhân quyền,” theo như thông tấn VNA đã cho biết.

Các nhà ngoại giao của các nước tại Hanoi cho biết, họ quan tâm cho phía Hoa kỳ, Hanoi được phép phản đòn lại đối với sự chỉ trích về thành tích nhân quyền trong lúc ông Clinton tham quan Việt Nam, bằng cách đưa ra vấn đề gai góc như bồi thường chiến tranh.

Việt Nam duy trì vấn đề của chất mầu da cam, chất đã phun khắp nơi tại Việt Nam để chống lại các du kích quân cộng sản; chất này đã gây ra không biết bao nhiêu là quái thai, không những ảnh huởng về mặt vật chất mà còn ảnh hường tới mặt tâm thần. Nhưng nỗ lực để Washington cho bồi thường đã bị chết, thiếu các chứng cớ khoa học về liên hệ của chất khai quang với hậu quả bịnh tật của dân Việt Nam qua các thế hệ. Hơn nữa trận lụt quá nửa nước Việt Nam có thể làm cho chất khai quang không còn liên hệ gì với các bịnh tật của các thế hệ sau này.

Mặc dầu ngay các cựu chiến binh Hoa kỳ trong chiến tranh Việt Nam đều được tự động hưởng tiền bồi thường nhiều hay ít tùy theo một số bịnh tật được nghiên cứu qui mô chứng minh sự liên hệ của các loại bịnh này với chất khai quang mà các cựu chiến binh này đã bị nhiễm vào người và di hại tới con cái của họ.

Đầu năm nay, Hoa kỳ đã đề nghị một cuộc khảo cứu hỗn hợp với Việt Nam về vấn đề này, nhưng đồng thời Hoa kỳ đã cho biết rõ Hoa kỳ không có ý định để có bất cứ nghĩa cử nào để làm sạch được chất này. Hanoi đã mạnh mẽ để đưa vấn đề của chất mầu da cam ra, trong khi Hoa kỳ nêu ra thành tích về nhân quyền mà Hanoi đã vi phạm.

Hồi cuối tuần, năm nhà thượng nghị sĩ Hoa kỳ, trong đó có ông John McCain và ông Charles Robb, tất cả đã thúc đẩy Tổng thống Clinton áp lực Hanoi cho tiến hành nhân quyền trong chuyến công du của tổng thống vào giữa tháng mười một. Tổng thống Clinton là vị tổng thống đầu tiên sang Hanoi tham quan kểå từ khi có chiến tranh Việt Nam, tổng thống này sẽ nêu ra các quyền như quyền tự do tín ngưỡng trong cuộc công du này tại Việt Nam.

Trong chuyến công du vài ngày tại Việt Nam, Tổng thống Clinton cũng có ý muốn đi thăm cả ba miền Nam, Trung và Bắc của Việt Nam.

Trong nhiều năm qua, Hà Nội không đặt vấn đề bồi thường hậu quả chiến tranh vì điều này không nằm trong “lộ trình bang giao” Hoa Kỳ đã ấn định. Bây giờ bang giao đã hình thành, chỉ trừ việc bình thường quan hệ mậu dịch mặc dù được ký xong nhưng đang còn chờ Quốc Hội hai nước phê chuẩn, và nhiều phần thì đầu năm tới sẽ được Quốc Hội Mỹ ưng thuận vì cả hai ứng viên Tổng Thống Mỹ - Cộng Hòa George W. Bush và Dân Chủ Al Gore - đều nói rằng cần phải phê chuẩn thương ước Mỹ-Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Riêng bài hát "Người về như bụi" cứ vang vang trong đầu tôi phút tôi nghe tin ông vừa lên đường, khoác áo đi về nơi vô định, không bao giờ trở lại. Bài thơ này của ông được Hoàng Quốc Bảo phổ nhạc, ca sĩ Kim Tước hát
Khi cầm cuốn hồi ký của cô Nhã trong tay, tôi đã biết là mình sẽ không đọc như đọc truyện, hay đọc một tác phẩm văn học.
Chủ Tịch Nước Cộng Sản TQ Tập Cận Bình lớn tiếng hăm dọa những người muốn chia rẽ đất nước Trung Quốc, gần là nhắm tới người dân Hồng Kông, xa là muốn nói tới Đài Loan, một thiên đường dân chủ của người Trung Hoa
STOCKHOLM - Các nhà kinh tế học có trụ sở tại Hoa Kỳ Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michael Kremer đã giành giải thưởng Nobel Kinh Tế 2019 vào Thứ Hai vì công việc của họ trong việc chống đói nghèo đã giúp hàng triệu trẻ em trên thế giới.
QUITO - TT Moreno và các bô lão bộ tộc bản địa Ecuador đạt thỏa thuận hưu chiến hồi chiều Chủ Nhật, để hủy bỏ chương trình khăc khổ bị bài bác, và gần 2 tuần biểu tình phản đối gây tê liệt kinh tế và 7 người chết.
BRUSSELS - Các đại diện của EU và UK đang thương lượng trước ngày họp thượng đỉnh EU.
MADRID - Vào ngày 14/10, Tòa tối cao Tây Ban Nha quyết định án phạt 9 thủ lãnh Catalonia dẫn đầu phong trào ly khai từ 9 đến 13 năm tù.
KIEV - Quân đội Ukraine âm thầm rút tại miền đông, khiến dân chúng thủ đô xuống đường ngày Thứ Hai 14-10 để phản đối.
IDLIB - Dân quân Kurd SDF thỏa thuận dàn xếp của Nga để được hậu thuẫn chống lại cuộc tiến công của của Thổ Nhĩ Kỳ.
TOKYO - Bão Hagibis để lại 40 người chết và 16 người mất tich, buộc bãi bỏ 3 trận tranh tài của giải Rugby World Cup.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.