Hôm nay,  

Tướng Phạm V. Phú, Từ Tiểu Đ0àn 5 Dù Đến Q.đ. 2

10/06/200000:00:00(Xem: 6944)
Cách đây hơn một năm, trong loạt bài viết về 5 tướng lãnh QL.VNCH đã tự sát khi miền Nam bị bức tử trong biến cố 30-4-1975, chúng tôi có ghi lại những giờ phút cuối cùng của thiếu tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh cuối cùng của Quân đoàn 2 & Quân khu 2. Nhân kỷ niệm lần thứ 35 ngày Quân Lực 19-6, và thể theo lời yêu cầu của một số đông bạn đọc đã từng phục vụ tại Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù, Sư đoàn 1 Bộ Binh, các đơn vị thuộc Quân đoàn 2, trong số báo kỳ này, VB xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết cuộc đời binh nghiệp và những chiến trận mà thiếu tướng Phạm Văn Phú đã tham dự từ khi còn là sĩ quan đại đội trưởng thuộc Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù đến khi ông trở thành Tư lệnh Quân đoàn 2. Phần này được biên soạn dựa theo tài liệu của Khối Quân sử Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH, các bài viết của cựu thiếu tá Phạm Huấn, nguyên sĩ quan báo chí của Tư lệnh Quân đoàn, một số bài viết về Điện Biên Phủ của hai cựu sĩ quan Pháp Pierre Langlais và Jules Roy (nhà biên khảo Nguyễn Đông Thành chuyển dịch sang Việt ngữ), và tài liệu riêng của VB.

* Trung úy Phạm Văn Phú, những ngày chiến đấu tại phòng tuyến Điện Biên Phủ
Thiếu tướng Phạm Văn Phú sinh năm 1929 tại Hà Đông, Bắc Việt. Sau khi tốt nghiệp học khóa 8 trường Võ bị Liên quân Đà Lạt vào giữa năm 1953, ông đã tình nguyện phục vụ trong binh chủng Nhảy Dù. Khi trận chiến Điện Biên Phủ bùng nổ vào ngày 13 tháng 3/1954, lực lượng Nhảy Dù của Quân đội Quốc gia Việt Nam tại chiến trường miền Bắc có 3 tiểu đoàn: 3,5 và 7 Nhảy Dù. Do chưa đủ sĩ quan người Việt nắm giữ các chức vụ chỉ huy trọng yếu, nên một số sĩ quan Pháp được biệt phái sang chỉ huy các tiểu đoàn Nhảy Dù Việt Nam.

Để tăng viện cho phòng tuyến Điện Biên Phủ, đại tướng Navarre, tổng tư lệnh Quân đội Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương, quyết định cho thành lập một liên đoàn Nhảy Dù gồm 3 tiểu đoàn: tiểu đoàn 5 Nhảy Dù Việt Nam, hai tiểu đoàn của Pháp là tiểu đoàn 2/1 Kỵ binh Nhảy Dù và tiểu đoàn 6 Nhảy Dù. Trong thành phần tiểu đoàn 5 Nhảy Dù, chỉ có trung úy Phạm Văn Phú là sĩ quan người Việt duy nhất chỉ huy một đại đội và cũng là đại đội trưởng độc nhất của tiểu đoàn mang cấp trung úy, 2 đại đội trưởng khác là các đại úy Armandi, Rouault, 1 đại đội còn do đại phó xử lý thường vụ.

Ngày 14 tháng 3/1954, trong tình hình chiến trường Điện Biên Phủ vô cùng sôi động, trung úy Phạm Văn Phú chỉ huy đại đội 1 của Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù, nhảy xuống Natasha, một vị trí sát phi đạo chính. Sau hơn một hơn tháng liên tục giao tranh với Việt Minh, ngày 16 tháng 4/1954, trung úy Phạm Văn Phú đã chỉ huy một thành phần của Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù cùng với các đơn vị bạn phản công tái chiếm một cứ điểm trọng yếu. Sau trận phản công này, ông được thăng cấp đại úy tại mặt trận khi vừa đúng 25 tuổi, và đến ngày 26 tháng 4/1954, được cử giữ chức tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù.

* Các trận cuối cùng của đại úy Phạm Văn Phú và Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù tại phòng tuyến Điện Biên Phủ
Từ 26 tháng 4 đến 6 tháng 5/1954 , địch quân mở những trận tấn công dữ dội vào phòng tuyến Điện Biên Phủ, tiểu đoàn 5 Nhảy Dù và đại úy Phú kịch chiến với địch quân trên từng địa đạo.
Ông Jules Roy, một sĩ quan cao cấp của Pháp tham chiến tại mặt trận Điện Biên Phủ, đã ghi lại trong cuốn “Trận chiến Điện Biên Phủ” (xuất bản ở Paris cuối 1963) về tiểu đoàn 5 Nhảy Dù vào những giờ cuối cùng như sau: Xế chiều ngày 6 tháng 5, địch quân pháo kích kịch liệt cứ điểm Éliane 4. Áp dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung, đến 18 giờ 30 địch quân mới tiến lên, lực lượng chủ công là trung đoàn 98. Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù chỉ còn sử dụng khoảng 200 chiến sĩ đã mệt nhừ sau một tuần lễ chiến đấu, đạn dược đã gần cạn mà xin tiếp tế không được. Thiếu tá Botella ra lệnh cho chiến sĩ kháng cự bằng súng cối và đại bác không giật nhưng xạ thủ phải tiết kiệm từng trái đạn một nên địch quân vẫn lại gần. Chiến sĩ tiểu đoàn 5 Nhảy Dù chiến đấu vô cùng dũng liệt, đến 21 giờ đại úy Phạm Văn Phú chỉ còn 30 người để chỉ huy; họ bắn đến mức nòng súng nóng bỏng, và địch tràn vào như thác, nhưng chẳng ai chùn lại. Họ tử chiến để giành với địch quân từng đoạn địa đạo.

Theo lời của chỉ huy Liên đoàn 2 Nhảy Dù lúc đó là đại tá Langlais ghi lại trong hồi ký, thì vào rạng sáng ngày 7 tháng 5, đại úy Phạm Văn Phú mở cuộc phản kích với 100 quân gom góp từ các đơn vị, lực lượng của đại úy Phú đánh cận chiến với địch quân trong thế 1 chọi 10 nhưng vẫn giành lại được hơn 100 mét địa đạo. Nhưng cuối cùng mũi xung phá đó bị đối phương bẻ gẫy với sự áp đảo về quân số và hỏa lực, nhiều chiến sĩ và 3 sĩ quan, trong đó đại úy Phú, đại úy Guilleminot, thiếu úy Lafanne lần lượt bị trúng đạn. Sĩ quan độc nhất còn đứng vững là thiếu úy Makowiak, cùng vài chục chiến binh Nhảy Dù Việt Nam tiếp tục tử chiến trong khu địa đạo dưới sườn đồi phía Đông Nam của phòng tuyến Điện Biên Phủ. Địch phải chùn bước vì mức thương vong quá cao. Nhưng vài chục phút sau, đối phương lại mở trận hỏa tập pháo như mưa, căn cứ chỉ huy của tiểu đoàn 5 Nhảy Dù thất thủ lúc 9 giờ sáng ngày 7-5-1954.

* Sĩ quan Phạm Văn Phú trên chiến trường miền Nam
Sau 20/7/1954 (Hiệp định Genève), ông được trao trả và tiếp tục phục vụ trong Quân đội VNCH. Năm 1960, được tuyển chọn để phục vụ trong binh chủng Lực lượng Đặc biệt. Cuối năm 1962, thăng cấp thiếu tá và giữ chức vụ Liên đoàn trưởng Liên đoàn Quan sát 77 Lực lượng Đặc biệt. Giữa tháng 5/1964, ông đã chỉ huy liên đoàn này đánh tan trung đoàn 765 CSBV tại Suối Đá, Tây Ninh. Gần cuối năm 1964, ông được thăng trung tá và giữ chức tham mưu trưởng Lực Lượng Đặc biệt, 1 năm sau, ông được thăng đại tá nhiệm chức.

Đầu năm 1966, không hiểu vì lý do gì, ông bị vị tư lệnh Lực Lượng Đặc Biệt trình bộ Quốc phòng thâu hồi cấp đại tá nhiệm chức và thuyên chuyển ra miền Trung, giữ chức phụ tá tư lệnh Sư đoàn 2BB. Giữa năm 1966, ông là đại tá tư lệnh phó, xử lý thường vụ tư lệnh Sư đoàn này. (Tư lệnh Sư đoàn 2BB là thiếu tướng Hoàng Xuân Lãm, được cử giữ chức tư lệnh Quân đoàn 1/Vùng 1 chiến thuật vào cuối tháng 5/1966.) Gần cuối năm 1966, ông được điều động ra Sư đoàn 1 Bộ binh làm tư lệnh phó Sư đoàn. Giữa năm 1968, được cử giữ chức vụ tư lệnh Biệt khu 44 (bao gồm các tỉnh biên giới ở miền Tây Nam phần). Năm 1969, được thăng cấp chuẩn tướng tại mặt trận. Đầu năm 1970, chuẩn tướng Phú được cử giữ chức tư lệnh Lực lượng Đặc biệt.
Gần cuối tháng 8/1970, tướng Phú được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm giữ chức tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh thay thế thiếu tướng Ngô Quang Trưởng, được cử giữ chức tư lệnh Quân đoàn 4. Tháng 3/1971, ông được thăng thiếu tướng tại mặt trận sau cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào (ngoài tướng Phú, có hai đại tá được thăng cấp chuẩn tướng: đại tá Vũ Văn Giai, tư lệnh phó Sư đoàn 1 Bộ binh, đại tá Hồ Trung Hậu, tư lệnh phó Sư đoàn Nhảy Dù). Trong cuộc chiến mùa Hè 1972, ông đã điều động, phối trí các trung đoàn của Sư đoàn 1 Bộ binh giữ vững phòng tuyến Tây Nam Huế. Do điều kiện sức khỏe, đến tháng 9/1972, ông bàn giao Sư đoàn 1BB cho đại tá Điềm, tư lệnh phó, xử lý thường vụ. Từ 1973 đến tháng 10/1974, ông giữ chức chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quang Trung. Tháng 11/1974, thể theo đề nghị của thủ tướng Trần Thiện Khiêm và Phó Tổng thống Trần Văn Hương, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký sắc lệnh cử ông giữ chức vụ tư lệnh Quân đoàn 2 và Quân khu 2 thay thế trung tướng Nguyễn Văn Toàn. (Tướng Toàn trở lại binh chủng Thiết giáp, giữ chức chỉ huy trưởng).

* Tướng Phạm Văn Phú và Quân đoàn 2
Nhận chức vụ tư lệnh Quân đoàn 2 không phải do chính Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lựa chọn, hoặc do đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng, đề nghị, nên thiếu tướng Phạm Văn Phú đã gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp nhân sự cao cấp phụ tá ông để điều hành bộ Tư lệnh. Thông thường, các tư lệnh Quân đoàn được quyền chọn lựa tham mưu trưởng, sau đó, bộ Tổng tham mưu sẽ ban hành quyết định hợp thức hóa, thế nhưng thiếu tướng Phạm Văn Phú đã bị bộ Tổng tham mưu “hạn chế” các quyền hạn dành cho tư lệnh Quân đoàn. Khi tướng Phú nhận chức tư lệnh Quân đoàn 2, vị tham mưu trưởng đương nhiệm là chuẩn tướng Trần Văn Cẩm. (Trong thời gian từ 1967 đến tháng 6/1968, khi tướng Phú còn mang cấp đại tá và giữ chức vụ tư lệnh phó Sư đoàn 1 Bộ binh thì tướng Cẩm là tham mưu trưởng Sư đoàn này ở cấp bậc trung tá.)
Trong những tuần lễ đầu tiên, tướng Phú đã hai lần đề nghị hai vị đại tá giữ chức vụ tham mưu trưởng Quân đoàn thay chuẩn tướng Cẩm (được bổ nhiệm làm phụ tá Hành quân Tư lệnh Quân đoàn 2), nhưng cả hai lần đều bị trung tướng Đồng Văn Khuyên tham mưu trưởng Liên quân trình với đại tướng Cao Văn Viên bác bỏ. Cuối cùng, theo đề nghị của trung tướng Khuyên, đại tướng Cao Văn Viên đã bổ nhiệm đại tá Lê Khắc Lý, nguyên tham mưu trưởng bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1 giữ chức vụ tham mưu trưởng Quân đoàn 2. Dù vị tham mưu trưởng không do mình chọn lựa, nhưng tướng Phú đã tin dùng và ủy nhiệm cho đại tá Lê Khắc Lý nhiều quyền hạn trong việc điều hành bộ Tư lệnh.

Trước khi cuộc chiến Cao nguyên bùng nổ, tướng Phú được đại tá Trịnh Tiếu, trưởng phòng 2 Quân đoàn trình bày về các khả năng Cộng quân sẽ mở cao điểm tại Ban Mê Thuột, thế nhưng không hiểu vì sao, tướng Phú không tin và nhận định rằng Pleiku mới là chiến trường trọng điểm, còn Ban Mê Thuột là mặt trận phụ mà Cộng quân muốn tạo thế trận nghi binh. Như VB đã trình bày trong loạt bài “Chiến trường Việt Nam”, trận chiến Ban Mê Thuột đã bùng nổ vào rạng sáng ngày 10 tháng 3/1975. Bốn ngày sau, vào trưa ngày 14 tháng 3/1975, trong một cuộc họp đặc biệt tại Cam Ranh, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho thiếu tướng Phạm Văn Phú triệt thoái toàn bộ Quân đoàn 2 khỏi Cao nguyên.

* Những ngày cuối cùng của thiếu tướng Phú tại Quân khu 2
Sau khi lực lượng Quân đoàn 2 triệt thoái khỏi Nha Trang, 1 giờ 45 trưa ngày 2 tháng 4/1975, thiếu tướng Phạm Văn Phú và vài sĩ quan thân tín đã bay đến ngọn đồi “Lầu Ông Hoàng” để chờ thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu, tư lệnh phó Quân đoàn 3, tới nhận bàn giao phần lãnh thổ cuối cùng của Quân khu 2 được lệnh sát nhập vào Quân khu 3. Vào giờ phút đó, quanh tướng Phú chỉ có: đại tá Đức, nguyên phụ tá Tư lệnh Quân đoàn 2 đặc trách lực lượng diện địa; thiếu tá Vinh, chánh văn phòng; thiếu tá Hóa, sĩ quan tùy viên, và thiếu tá Phạm Huấn, sĩ quan Báo chí. Chính tại đây, tướng Phú đã có quyết định tự sát, nhưng đại tá Đức đã kịp thời cản ông. Theo lời kể của thiếu tá Phạm Huấn, vào lúc 2 giờ 12 phút cùng ngày, thiếu tá Hóa tới trình cho tướng Phú là trực thăng của tướng Hiếu sắp đáp xuống. Khi đó, thiếu tá Huấn đứng gần tướng Phú, thấy đôi mắt tướng Phú như muốn tóe lửa. Và sau khi thiếu tá Hóa quay gót, tướng Phú vất điếu thuốc lá đang cầm trên tay xuống đất. Rất nhanh, ông rút khẩu súng ngắn nòng ra khỏi vỏ. Nhưng tiếng hét thất thanh của đại tá Đức: “Thiếu tướng”. Khẩu súng trên tay tướng Phú bị gạt bắn xuống đất. Sự việc này xảy ra quá bất ngờ…

27 ngày sau, vào ngày 29 tháng 4/2000, tại nhà riêng ở đường Gia Long, thiếu tướng Phạm Văn Phú đã dùng một liều thuốc mạnh để tự tử. Người nhà đã đưa ông vào bệnh viện Grall để cấp cứu, đến trưa 30/4 ông tỉnh dậy và thều thào hỏi: Tình hình đến đâu rồi. Bà Phạm Văn Phú ngồi cạnh ông buồn bã nói: Tướng Dương Văn Minh mới ra lệnh Quân đội bỏ súng, bộ đội Cộng sản đã vào tới Sài Gòn. Nghe xong, tướng Phú nhắm mắt rồi “ra đi”...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.