Hôm nay,  

Fidel Castro Mượn Mỹ Thủ Tiêu Guevara?

07/01/200000:00:00(Xem: 5563)
Tối Chủ Nhật tuần rồi Con Hươu đang nhâm nhi ly rượu đế của một tay bạn thân gửi tặng. Đang ngật ngưỡng nửa say nửa tỉnh, bỗng nhiên trên màn ảnh truyền hình xuất hiện chương trình quảng cáo... Thì ra, vào tối Chủ Nhật tuần tới, ngày 9 tháng Giêng năm 2000, đài truyền hình SBS sẽ cho chiếu một bộ phim tài liệu đặc biệt về “người hùng Guevara”... Tưởng là ai, chứ tay nay thì Con Hươu từng biết nó quá rõ, từng có những cơn ác mộng về nó khi Con Hươu còn bé tí teo... Chuyện về người hùng Guevara hơi dài dòng và có vẻ “hươu vượn” như thế này…

Ở ngoài miền Bắc, nằm về phía nam Hà Nội khoảng 50 cây số đường chim bay có một trường học tên gọi Bắc Lý. Trong những năm đầu của thập niên 1960, chính quyền Hà Nội tô son, trát phấn biến trường Bắc Lý thành “lá cờ đầu của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa miền Bắc”. Vì trường Bắc Lý được chính phủ Cuba bảo trợ nên trong trường, ngoài tấm hình Fidel Castro còn có bức chân dung thật lớn của Guevara. Thời đó, Guevara tuy chưa đầy 30 tuổi nhưng đã là cánh tay mặt của Fidel Castro, là thần tượng của cộng sản quốc tế, từng tay bắt mặt mừng, miệng hô “đồng chí” với tổng thống Nasser tại Ai Cập, chủ tịch Mao Trạch Đông tại Trung Hoa, chủ tịch Nikita Khrushchev tại Nga. Với thân hình đồ sộ, mặt to, tai lớn, lông mày lưỡi mác và bộ râu quai nón rậm rì, Guevara từng nghênh ngang miệng ngậm xì gà to như ngón chân cái, đầu đội bê rê đen như mun với ngôi sao đỏ rực như máu, lừng lững xuất hiện trong chương trình"Face The Nation” của đài truyền hình CBS, Hoa Kỳ. Nổi tiếng có tài thần xạ ngay từ khi chưa đầy 20, cộng với học vị bác sĩ y khoa tại viện đại học Buenos Aires năm 25 tuổi, Guevara từng làm mưa làm gió tại Liên Hiệp Quốc khi xuất hiện trong bộ đồ đại cán bốn túi chật cứng và miệng thì không ngớt hò hét kêu gọi các quốc gia Châu Mỹ La Tinh đứng lên chống Mỹ tay vo. Nhưng đằng sau tất cả những đường nét yêng hùng, quyến rũ là cả một đại bi kịch dành cho Guevara, hậu quả của những ảo tưởng quyền lực, huyễn mộng giải phóng và ám toán chính trị do Fidel Castro giật dây.

Danh chính ngôn thuận, những người cộng sản Cuba, nhất là Fidel Castro đều coi Guevara là anh hùng. Vì vậy, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 9 tháng 10 là Cuba long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày anh hùng Guevara tử trận. Tuy nhiên, cho đến khi bị hành quyết, vĩnh biệt cõi đời giữa rừng rậm Bolivia, Guevara không thể ngờ được, người lèo lái đưa đẩy Guevara vào cõi chết chính là Fidel Castro. Đây là một trong những sự kiện bí mật bị khâm liệm suốt ba chục năm qua.

Theo sách vở Con Hươu đọc được thì Guevara sinh năm 1928 tại Á Căn Đình. Tuy sinh trưởng trong một gia đình khá giả, được học hành đàng hoàng và tốt nghiệp y khoa năm 1953, Guevara theo cộng sản ngay từ khi còn trẻ và trở thành lãnh tụ cộng sản Á Căn Đình. Đầu thập niên 1950, Guevara gặp hai anh em Fidel Castro tại Mễ Tây Cơ và tình nguyện tham gia phong trào cộng sản giành chính quyền tại Cuba từ đó. Sau khi tốt nghiệp trường huấn luyện chiến tranh du kích và được nhồi nhét tư tưởng cộng sản Mao Trạch Đông, Guevara trở lại Cuba cùng với Fidel Castro chống lại chế độ độc tài Batista.

Phần nhờ tướng mạo to lớn, đầy bản lĩnh, phần nhờ tài thiện xạ bách phát bách trúng cộng với mảnh bằng bác sĩ y khoa, Guevara nghiễm nhiên trở thành cánh tay đắc lực của Fidel Castro và là thần tượng của những người cộng sản nghèo khổ tại Cuba và Châu Mỹ La Tinh.

Sau khi Fidel Castro cướp được chính quyền tại Cuba vào năm 1959, Guevara được trao chức tổng trưởng kỹ nghệ và trở thành một nhà thuyết khách tuyên truyền cho chế độ cộng sản Cuba tại nhiều quốc gia cộng sản, cả tư bản lẫn các quốc gia trung lập phi liên kết.

Trong thời gian từ năm 1960 đến 1964, tên tuổi và uy tín của Guevara lên như diều gặp gió trong khối cộng sản quốc tế. Đặc biệt, trong chuyến công du Nga Xô vào cuối năm 1960, Guevara lọt mắt xanh chủ tịch Nga Nikita Khrushchev. Ngoài ra, một số lãnh tụ cộng sản khác như Tito, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh... cũng đánh giá Guevara rất cao và coi Guevara là “vốn quý cho phong trào cộng sản thế giới”. Tất cả đều không ngờ sự quý trọng của họ dành cho Guevara lại góp phần đóng dấu vào bản án khai tử mà Fidel Castro đang âm thầm soạn thảo cho Guevara.

Sự thực, ngay từ đầu năm 1960, thấy uy tín và tên tuổi của Guevara ngày càng rạng rỡ, Fidel Castro đã âm thầm tính chuyện loại bỏ Guevara. Là một lãnh tụ cộng sản cáo già, Fidel Castro hiểu rõ biện pháp tốt nhất để thanh toán một đối thủ chính trị là mượn tay kẻ thù thủ tiêu. Giữa năm 1964, Fidel Castro cùng với cơ quan tình báo Nga soạn thảo một kế hoạch mệnh danh là “xuất cảng cách mạng sang các quốc gia nhược tiểu thuộc thế giới đệ tam”. Dĩ nhiên, người trực tiếp tham gia việc xuất cảng cách mạng chính là “đồng chí Guevara thân yêu của Fidel Castro”.
Vì thế, từ cuối năm 1964, bỗng dưng hình ảnh và tên tuổi của Guevara bị biến mất trên chính trường Cuba cũng như quốc tế. Trong khi cơ quan CIA ngày đêm tìm kiếm Guevara và có nhiều nguồn tin cho rằng Guevara bị Fidel Castro hoặc CIA thanh toán, thực tế, vào năm 1965, Guevara đang có mặt tại Congo với sứ mạng gầy dựng một cuộc chiến tranh du kích, chống lại chính quyền thuộc địa Bỉ để nhuộm đỏ Congo.

Với tầm nhìn chiến lược, Fidel Castro tin tưởng, nếu Guevara thành công, Congo sẽ thành một nước cộng sản và là chư hầu của Cuba. Trái lại, nếu Guevara thất bại, bị thanh toán, Fidel Castro sẽ an tâm, không còn phải ngày đêm lo nghĩ đến một đối thủ chính trị nguy hiểm như Guevara. Tuy nhiên, Guevara đã khôn ngoan rút khỏi Congo một cách an toàn sau khi cuộc chiến tranh du kích giành chính quyền tại đó bị thất bại.

Đầu năm 1996, Fidel Castro bí mật vận động cơ quan tình báo Nga chấp thuận chi hơn 10 triệu đô la để thành lập một căn cứ huấn luyện quân sự tại vùng rừng núi Bolivia. Theo kế hoạch được cả Nga và Cuba thỏa thuận, một khi căn cứ này được thành lập, nó sẽ có khả năng huấn luyện các đơn vị du kích thiện chiến cho tất cả các lực lượng cộng sản muốn giành chính quyền tại các quốc gia nhược tiểu. Ngoài ra, căn cứ huấn luyện quân sự tại Bolivia còn là một bàn đạp quan trọng để Cuba xuất cảng cách mạng sang các quốc gia Châu Mỹ La Tinh và nhuộm đỏ toàn bộ phía nam của châu lục này trong thời gian 20 năm.

Sau khi kế hoạch được soạn thảo, cả quan thầy Nga Xô lẫn Fidel Castro đều áp lực và thuyết phục Guevara đến Bolivia làm cách mạng trong vai một thương gia Uruguay. Vì tin tưởng, công nhân nông dân tại Bolivia sẽ vui mừng đón tiếp những người cộng sản, và có ảo tưởng một khi chủ nghĩa cộng sản giành được chính quyền sẽ mang lại cơm no áo ấm cho hàng trăm triệu người nghèo khổ ở Nam Mỹ, nên Guevara nhận lời đến Bolivia vào cuối năm 1966. Cùng thời gian này, khoảng hai chục “chí nguyện quân Cuba” cũng bí mật đến Bolivia qua ngả Tiệp Khắc, Đông Đức và Tây Ban Nha. Tổng cộng đến tháng 11 năm 1966, trong tay Guevara có khoảng 50 tay súng cộng sản của Cuba, Bolivia, Á Căn Đình và Peruvia.

Thời gian đầu, mọi liên lạc giữa Fidel Castro và Guevara đều qua vô tuyến. Vì mức độ bảo mật rất cao, phương tiện liên lạc rất tối tân của Nga nên đến tháng 2 năm 1967, cơ quan tình báo CIA lẫn chính quyền sở tại Bolivia đều không hề hay biết sự thâm nhập của Guevara.
Đến tháng 2 năm 1967, không hiểu sao Fidel Castro bỗng nhiên đổi ý không muốn liên lạc với Guevara qua vô tuyến. Vì vậy, Fidel Castro ra lệnh cho Regis Debray đến Bolivia thông báo cho Guevara biết thể thức liên lạc mới. Theo kế hoạch, sau khi gặp Guevara, Regis Debray sẽ bay về Pháp, bí mật thành lập một tổ chức quốc tế chuẩn bị vận động thế giới hậu thuẫn phong trào đấu tranh giành chính quyền tại Bolivia.

Trong khi Regis Debray trên đường đến Bolivia, bỗng nhiên có một bức điện tín không rõ xuất xứ gửi đến cơ quan tình báo CIA cho biết lộ trình bí mật của Regis Debray. Kết quả, một lực lượng đặc biệt của CIA kết hợp với quân đội Bolivia đã tổ chức cuộc phục kích tại biên giới Bolivia và bắt sống được Regis Debray vào tháng 4 năm 1967. Sau thời gian không đầy 24 tiếng đồng hồ bị thẩm vấn, Regis Debray phun hết những bí mật liên quan đến địa điểm và vai trò của Guevara tại Bolivia.

Lúc đó, Bolivia dưới quyền của tổng thống Barrientos là một quốc gia nghèo khổ, cả nước chỉ có 5000 quân, tinh thần chiến đấu thì nhu nhược, vũ khí lại lạc hậu, nên rất hoảng sợ trước sự thâm nhập của cộng sản Cuba. May mắn lúc đó, cơ quan tình báo CIA hiểu rõ hiểm họa cộng sản tại vùng Nam Mỹ nên chính giám đốc CIA đã trực tiếp ra lệnh thành lập một lực lượng huấn luyện quân sự đặc biệt bao gồm 16 người được đặt dưới quyền một sĩ quan từng có nhiều năm tham chiến tại Lào và Việt Nam. Trong thời gian 5 tháng sau đó, lực lượng 16 người của CIA đã huấn luyện cho Bolivia một đội quân bao gồm 400 tay súng quen tác chiến trong rừng sâu núi thẳm. Nhờ lực lượng 400 tay súng này cộng với sự hậu thuẫn về vũ khí và tin tức tình báo của CIA, trong thời gian ngắn, lực lượng du kích của Guevara bị vây đánh tơi tả.

Ngày 8 tháng 10 năm 1967, nhờ một số điệp viên trà trộn trong những bộ lạc người da đỏ tại Bolivia, cơ quan tình báo CIA biết được chỗ ẩn nấp của Guevara và tàn quân, nên đã tung ra một cuộc tấn công quyết liệt. Kết quả, ngoại trừ 5 du kích quân trốn thoát chạy trở lại Cuba, toàn bộ số quân còn lại bị giết và bị bắt sống. Trong số những người bị bắt sống có cả Guevara. Lập tức, Guevara bị tống giam trong một căn nhà được dân địa phương dùng làm trường học. Sáng hôm sau, vào lúc 10 giờ sáng ngày 9 tháng 10, lực lượng canh gác Guevara nhận được điện văn của tổng thống Barrientos ra lệnh hành quyết Guevara ngay tại chỗ. Không đầy 10 phút sau, lệnh hành quyết của tổng thống được thi hành và cả người Guevara đầm đìa những máu với hơn chục vết đạn xuyên lỗ chỗ…

Kể từ khi Guevara bị hành quyết cho đến nay, trải qua nhiều thập niên, vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời quanh bức điện tín vô danh CIA nhận được và cuộc phục kích bắt sống Regis Debray vào tháng 4 năm 1967. Thời gian đầu khi nhận được bức điện tín, nhiều người trong cơ quan CIA cho đó là một bức điện tín ma. Nhưng sau khi phối kiểm các nguồn tin thấy có nhiều điểm xác tín, cơ quan CIA mới đi đến quyết định phục kích bắt sống Regis Debray. Tuy nhiên, dù bắt được Regis Debray và được y khai về sự hiện diện của Guevara, cơ quan tình báo CIA vẫn ngạc nhiên không tin lời khai của y. Đến khi sự hiện diện của Guevara được một số người da đỏ địa phương xác nhận và một điệp viên chụp được hình Guevara trong rừng rậm Bolivia, cơ quan tình báo CIA vẫn nghi ngờ và đinh ninh đó là cả một bẫy sập tinh vi của cơ quan tình báo Nga gói ghém âm mưu “tương kế tựu kế” gì đây.

Nhưng sau khi Guevara bị bắt và bị giết cả năm trời, không một biến động gì đặc biệt tại Nam Mỹ hoặc Hoa Kỳ chứng tỏ cộng sản Nga hoặc cộng sản Cuba đã thí mạng Guevara để đạt những mục tiêu cao xa hơn trong một canh bạc chính trị có kích thước bao trùm Châu Mỹ hoặc toàn cầu. Mãi sau này, khi mối mâu thuẫn giữa Fidel Castro và Guevara được cơ quan tình báo Mỹ phanh phui vào năm 1994, CIA mới đi đến giả thuyết, chính Fidel Castro là người đã bí mật nhúng tay trong việc trao Regis Debray cho CIA để qua đó, CIA sẽ thanh toán Guevara dùm Fidel Castro. Giả thuyết này đúng hay sai, Con Hươu không thể biết. Nhưng Con Hươu biết, người duy nhất có thể trả lời được câu hỏi này là Fidel Castro.

Con Hươu còn nhớ thêm một điểm nữa cho dù điểm này không làm sáng tỏ gì nhiều quanh cái chết đầy bí ẩn của Guevara. Vào ngày 11 tháng 5 năm 1976, khi Con Hươu còn đang ở tù trong một trại cải tạo ở vùng Katum, gần núi Bà Đen, Con Hươu có nghe tin đại sứ của Bolivia tại Pháp là tướng Joaquin Zenteno Anaya bị bắn chết tại Ba Lê. Ngay sau đó, tổ chức mệnh danh International Che Guevara Brigade công khai lên tiếng xác nhận, chính họ đã ám sát Anaya. Lý do được tổ chức này đưa ra là, vào năm 1967, tướng Anaya đã trực tiếp điều động quân đội Bolivia tấn công, bắt sống và hành quyết Guevara.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.