Hôm nay,  

WB Giúp Dân Việt Xài Internet

05/12/200600:00:00(Xem: 5015)

WB Giúp Dân Việt Xài Internet, Canada Giúp Vượt Tường Lửa

Đaì Á Châu Tự Do RFA loan tin hôm Thứ Hai rằng một chương trình do Ngân Hàng Thế Giới WB tài trợ đang giúp nhiều nông dân VN tiếp cận với thông tin qua mạng Internet, “nhằm đưa đến cho nông dân những kiến thức cần thiết trong họat động sản xuất nông nghiệp của họ...”

Bản tin ghi nhận tóm lược:

“Đó là Cổng thông tin hai chiều trên Internet do Trung tâm Phát triển Bền Vững, thuộc Liên Hiệp các Hội Khoa học Kỹ Thuật Việt Nam thực hiện, với trợ giúp về tài chính của Ngân Hàng Thế giới- World Bank...

Trung tâm Phát triển Bền Vững, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học- Kỹ thuật Việt Nam là đơn vị thiết lập và vận hành cổng thông tin hai chiều trên mạng Internet. Một lọai hình lần đầu tiên xuất hiện trên bình diện cấp quốc gia, ngọai trừ một số trung tâm họat động riêng lẻ ở một số tỉnh lâu nay.

Ông Trần Việt Hùng, giám đốc Trung Tâm Phát triển Bền Vững cho biết về quá trình hình thành và họat động của cổng thông tin hai chiều trên Internet.

Xây dựng từ 2002, WB tài trợ tài trợ ban đầu. Mô hình thử nghiệm ở hai tỉnh Ninh Bình và Thái Bình. Hiện đang xúc tiến để mở ra ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Ở Đồng bằng Sông Cửu Long chưa có kinh phí nên chưa triển khai.

Chương trình được bắt đầu từ tháng 1 năm 2006. Dự án thí điểm trong ba tháng đầu với hỗ trợ cước, sau khi hết dự án thì nông dân phải trả tiền...

Qua hội nông dân, bà con đưa ra câu hỏi và từ đó trả lời cho họ.Nói chung các nơi gần thành phố, thị trấn thì có ADSL nên người ta có thể lấy thông tin nhanh. Trong thời gian thí điểm thì miễn phí thông tin, sau đó thì phải trả nhưng giá thì chắc chịu được. Sau bốn tháng thử nghiệm thì bà con thấy Internet không có gì khó khăn, ghê gớm. Đó là một kết quả. Sau này khi có điều kiện thì họ trang bị máy cho gia đình.

Một trong những đơn vị được trang bị hệ thống tiếp nhận cổng thông tin hai chiều đó là Bưu điện Văn hóa xã Minh Lãng, tỉnh Thái Bình. Nhân viên vận hành tại bưu điện văn hóa xã Minh Lãng cho biết: “Chương trình được bắt đầu từ tháng 1 năm 2006. Dự án thí điểm trong ba tháng đầu với hỗ trợ cước, sau khi hết dự án thì nông dân phải trả tiền.”

Thông tin họ tìm là những hướng dẫn về chăn nuôi…Từ trước đến giờ người ta chỉ làm theo tập tục, nay thông tin có mới hơn nhưng tùy từng ngừơi khi sử dụng.

Một nông dân từng truy cập vào cổng thông tin để tải về các kiến thức cần thiết cho công tác sản xuất tại quê ông cho biết hiệu quả của phương tiện mới đó, cũng như hạn chế: “Dân cũng hiểu về công nghệ thông tin nhưng còn hạn chế vì dân mãi làm.”

Tuy nhiên, như nhiều phong trào khác tại Việt Nam, thì cổng thông tin hai chiều trên mạng Internet cũng rơi vào tình trạng 'đầu voi đuôi chuột'. Người nhân viên tại bưu điện văn hóa xã Minh Lãng cho biết: “Modem máy hỏng hai tháng nay, có báo nhưng chưa thay. Trong thời gian thử nghiệm thì cán bộ bên ủy ban lấy tin phát lên truyền thanh; nhưng sau đó do tâm lý ngại nên nông dân ít lên.”

Bản thân ông Trần Việt Hùng, giám đốc Trung tâm Phát triển Bền vững, cũng thừa nhận những khó khăn của chương trình: “Dự án không cung cấp máy, mà chỉ hướng dẫn sử dụng máy. Thông tin phải mua, nhất là những thông tin quan trọng do kinh phí hạn hẹp nên chưa nhiều.”...

Trong khi đó, bản tin của báo điện Vietnam Review hôm 2-12-2006 (http://www.vietnamreview.com/modules.php"name=News&file=article&sid=5331) cho biết về một Đại Học Canada Phổ Biến Chương Trình Psiphon Giúp Vượt Tường Lửa Internet ở Việt Nam.

Bản tin Vietnam Review viết:

* Chương trình Psiphon họat động như thế này: Một người dùng internet ở nước ngoài ghi danh sử dụng cho người (thí dụ ở Việt Nam) với tên của người đó, kèm theo mật khẩu (password). Khi vào được “cổng chuyển tiếp” này, người sử dụng có thể tự do “bơi” đi bất cứ đâu.

* Tên của cả hai người (ở ngọai quốc cũng như ở Việt Nam) đều đựơc ngụy trang bảo mật (encrypted) nên chế độ Hà Nội sẽ khó truy ra ai là người sử dụng.

* Chương trình Psiphon bắt dầu phổ biến tự do và miễn phí trên internet từ ngày 1-12-2006. Ai muốn lấy xuống để giúp bà con, bằng hữu ở bên Việt Nam nhận cũng như gửi tin tức, bài vở, hình ảnh mà không bị nhà cầm quyền Hà nội cản trở thì lấy ở http://psiphon.civisec.org.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.