Hôm nay,  

Siết Báo Chí: Sẽ Thất Bại

04/12/200600:00:00(Xem: 5013)

Siết Báo Chí: Sẽ Thất Bại

Tin thông tấn xã AP, Thủ tướng VNCS Nguyễn Tấn Dũng vừa ra chỉ thị "tăng cường quản lý"  toàn diện báo chí và nhà nước; nhà nước khẳng định sẽ không bao giờ tư nhân hóa các cơ quan truyền thông dưới mọi hình thức; nhà nước cấm tuyệt tư nhân ra báo và cấm tư nhân sữ dụng báo chí ngoài  chủ trương, đướng lối của Đảng CSVN. Phân tích cho thấy chỉ thị này chẳng có gì mới và sẽ thất bại trong tình hình mở cửa kinh tế thời nay.

Không có gì mới. Chỉ thị này được loan tải trên trang nhà của chính phủ như bao lần CS Hà nội đã làm. Thủ Tuớng Phan văn Khải trước khi bước xuống đã ra chỉ thị tăng cường hình phạt kỷ luật, hành chánh và pháp lý đối với nhà báo, cấm báo chí không được khai thác những vụ tham nhũng lớn như PMU, và siết chặt Internet đối với người sử dụng cũng như  người cho thuê máy.  Thủ Tưóng Nguyễn tấn Dũng lên thay, hoãn đi một lúc vị sợ mang tai mang tiếng thời tổ chức hội nghị APEC ở Hà nội, để sau đó mới ra chỉ thị số 37 này. Nội dung khống chế siết chặt hơn và phạm vị kiểm soát rộng lãnh vực hơn. Ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị cho tất cả "cơ quan, đoàn thể, ban ngành" của Nhà Nước CS Hà nội "tăng cường nỗ lực kiểm tra" hoạt động của nhật báo, tạp chí, đài truyền thanh, truyền hình và địa điểm internet và trừng phạt những người vi phạm. Ông không ngần ngại nói Nhà Nước sẽ tiếp tục nắm quyền kiểm soát các phương tiện truyền thông, gồm khoảng 500 tờ báo và tạp chí. Tăng cường "quản lý" và kiểm soát toàn diện, cơ cấu con người, cơ chế và cơ cấu báo chí. Cấm tư nhân ra báo, cấm tư nhân dùng báo chí ngoài mục đích của Đảng cho chuyện nước việc dân.

Đây là chiến lược cố hữu được vận dụng vào tình hình mới vào WTO. Bộ Chánh trị đã họp hai lần. Hồi đầu năm năm nay, Bộ Chánh Trị đã thấy báo chí có những "biểu hiện"  bất lợi cho Đảng Nhà nước CS Hà Nội. Một số tờ báo ở Việt Nam đã khui nhiều việc và đề cập nhiều đề tài  ngoài ý muốn và có hại cho Đảng Nhà Nước CS Hà nội. Thêm vào đó tình hình CS Hà nội gia nhập WTO, CS Hà nội sợ có an ninh lộ trình WTO, ánh sáng tự do dân chủ sẽ thâm nhập vào vùng cấm địa chánh trị của CS. 

Nhưng khó mà thành, CS Hà nội sẽ bị phản ứng mạnh từ trong lẫn ngoài nước. Vì đối ngoại ngược lại những gì cam kết Hà nội đã cam kết. Ngược lại tinh thần của WTO, lấy tự do làm tinh lý. Ngược lại qui luật kinh tế thị trường lấy tư nhân làm gốc. Ngược lại lời hứa mở cửa VN để các nước mở cửa cho Hà nội vào, tự do vào nước. Ngược lại với hướng đi của thời đại. Trái Đất là xóm nhà; quốc gia dân tộc là những láng giềng. Toàn cầu hoá thế giới; dân chủ hoá hoàn cầu. Ngược lại với xu thế thời đại. Quốc tế sẽ phản ứng mạnh.

Đối nội, ngược lại với nguyện vọng cầu tiến của 8000 nhà báo trong nước. Ai cũng muốn phát huy tài năng, phong thái viết của mình, sắc thái riêng của bài  báo của mình viết - lý tưởng và giá trị của một nhà báo giỏi  và bài báo hay. Ngược lại lương tâm chức nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo  đối với độc giả là trung thực, khách quan, và đúng thời sự.  Ngược lại lương tâm người Việt trước những khổ nạn, bất công áp bức, bóc lột mà đồng bào đang phải chịu; trước khi trở thành cán bộ, đảng viên, công nhân viên cầm bút, nhà báo là một người dân Việt.

Ngược lại với khuynh hướng tiến bộ gần đây của những nhà báo yêu nước và những tờ báo cấp tiến. Báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Lao Động, Việt Nam Net,  trong gọng kềm CS nhưng đã cố gắng "viết lách" để khui nhiều vấn đề người dân Việt không có phương tiện nói công khai cho nhiều người biết. Thêm vào đó nhà báo VN cũng có dịp đi ngoại quốc, chơi thân với những nhà báo ngoại quốc đến VN hay thông tín viên ngoại quốc thường trú - và quan trọng nhứt đọc báo chí ngoại quốc qua Internet, thấy báo chí tự do sao mà hay quá, lợi quá cho người dân. Và từ đó trong bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn CS độc tài, muốn vươn lên, hướng về dân chúng, nói lên cái đau, cái khổ của người dân Việt. Và cũng từ đó, các tờ báo cấp tiến được độc giả mua báo, đăng quảng cáo ủng hộ, thừa sức "tự lực cánh sinh", lấy thu bù chi bớt tùy thuộc ngân sách "trên rót" xuống nữa. Tự lập kinh tế là bước đầu đi đến tự lập chánh tri. 

Ngược lại cao trào đấu tranh của các tôn giáo, trí thức, công nhân, nông dân cần có phương tiện truyền thông đại chúng để vận dụng dân chúng trong cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Phong trào đấu tranh đã vận dụng khoa học kỹ thuật cao Tin Học, Internet ra báo, báo giấy, báo điện, trang nhà, paltalks, v.v. Ra bất chấp lịnh cấm của CS Hà nội, coi CS Hà nội như không có. CS Hà nội cũng kẹt vì Hiến Pháp CS trên danh nghĩa mị dân đã minh thị quyền tự do ngôn luận.

Là những người chuyên cướp và bám chánh quyền, CS Hà nội biết báo chi là con dao hai lưỡi. Đó là cái mạnh của chế độ độc tài nếu nếu "nắm" được, sử dụng như vũ khí tuyên truyền. Đó là chỗ yếu nhứt của chế độ độc tài nếu không "nắm" đưọc báo chí. Báo chí độc lập, vô tư, trung thực là sát thủ của chế độ độc tài. Trên thế giới, qua dòng lịch sử, không chế độ độc tài nào chấp nhận báo chí tự do. Không có tự do báo chí nào không do đấu tranh mà có, xin xỏ mà được, chờ sung rụng mà hưởng. Chỉ thị 57 của Thủ Tướng VC Nguyễn tấn Dũng là một dấu chỉ của rối trí của Đảng CS vừa muốn hội nhập vừa run. Một cố gắng tuyệt vọng của CS Hà nội muốn cấm cản không cho tự do dân chủ thâm nhập VN qua  an ninh lộ trình tự do thương mại WTO với các nước. Chỉ thị siết báo chí trong nước cũng là một thách thức đối với báo chí lâu nay bị CS Hà nội đông lạnh, là một thách thức lớn cho trên 500 tờ báo đủ loại và 8000 nhà báo trong nước đang trở mình thức tỉnh, lợi nghỉn.  Báo chí VN trong nước "Tự do hay là chết" trong ao tù CS. Cái đó tùy cái khôn khéo và dũng cảm đấu tranh của làng báo Việt trong nước bên cạnh luôn có đồng bào bị CS áp bức bóc lột. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.