Hôm nay,  

Nội Chiến Tại Iraq

02/12/200600:00:00(Xem: 10755)

Nội Chiến Tại Iraq

Khi nói rằng Iraq đang bị nội chiến, người ta là lầm lẫn tới hai lần. Về ý nghĩa và về ngụ ý…

Tuần qua, dư luận chống Bush được tăng viện với lời phát biểu của Tướng Colin Powell. Viên Ngoại trưởng cũ của ông Bush nói rằng Iraq bị nội chiến về thực tế, và lời phát biểu của ông lập tức bị chính quyền Bush phủ nhận.

Đối với công luận, cuộc tranh luận về việc "Iraq có bị nội chiến hay không hàm ý" là tình hình đã nguy ngập vô phương cứu chữa - ngược với lý luận của chính quyền Bush - và vì là nội chiến giữa các phe Iraq với nhau, nước Mỹ chẳng nên can thiệp làm lính Mỹ mất mạng. Chi bằng nên rút. Nhanh chậm, nhiều ít và có thời hạn hay không là chuyện sẽ còn thảo luận.

Điều ấy rất sai, trên cả hai mặt.

Sau khi lật đổ Tổng thống Diệm, thì đầu năm 1965, Hoa Kỳ đã xấn xổ đổ quân vào Việt Nam trước sự bàng hoàng của Chính phủ Phan Huy Quát tại Việt Nam lẫn Toà Đại sứ Mỹ tại Saigon và của cả Nội các Lyndon Johnson tại Hoa Kỳ.

Từ đấy, cuộc chiến đã được Mỹ hoá, trước tiên là vì tiến hành theo phương cách của Mỹ. Thay vì yểm trợ Việt Nam mà thôi, như Chính quyền Ngô Đình Diện yêu cầu, người Mỹ đã trực tiếp điều khiển cuộc chiến. Lý do là để bảo vệ tiền đồn của thế giới tự do, lý cớ là vì các chính quyền nối tiếp sau khi ông Diệm bị sát hại đã liên tục đảo chánh nhau nên không thể ngăn chặn được cuộc xâm lăng của miền Bắc để bảo vệ tiền đồn ấy.

Ban đầu, việc can thiệp được sự ủng hộ đông đảo của các phần tử ưu tú của nước Mỹ, của đảng Dân chủ đứng sau ông Johnson và cả đảng Cộng hoà, vốn có lập trường chống cộng rất dứt khoát.

Thế rồi khi cuộc chiến không ngã ngũ theo những dự tính của Hoa Kỳ, trí thức, truyền thông và các chính trị gia Mỹ đổi giọng: Đây là một cuộc nội chiến giữa hai miền Nam-Bắc của Việt Nam, chẳng có lý do gì để Hoa Kỳ tiếp tục can thiệp. Lý luận ấy mở màn cho việc triệt thoái, được che dấu sau hỏa mù hoà đàm và kết thúc thành chuyện tháo chạy khi Tổng thống Richard Nixon bị tê liệt và phải từ chức vì vụ Watergate.

Ngày hôm nay, sự việc tình hình Iraq được trình bày thành "nội chiến" cũng có tác dụng tương tự, một lý cớ tháo chạy. Hoặc giỏi lắm thì tháo lui chầm chậm, nhưng không chạy.

Cuộc chiến Việt Nam không là một cuộc nội chiến.

Chính quyền miền Nam không tham gia chiến tranh để làm thay đổi thể chế chính trị tại miền Bắc mà chỉ để chống đỡ. Nếu hoà thì coi như đã thắng vì vậy tất yếu là thua. Ngược lại, được sự yểm trợ của khối cộng sản, Chính quyền miền Bắc muốn đánh sập chế độ chính trị tại Sàigòn để đưa cả hai miền vào xã hội chủ nghĩa. Với bản chất ấy, cuộc chiến Việt Nam không là nội chiến giữa hai miền mà bị lồng trong việc đối đầu có võ trang giữa hai hình thái sinh hoạt cộng sản và tự do.

Nếu nhìn cho đúng thì ngay cả cuộc Nội chiến tại Hoa Kỳ cũng không hẳn là "nội chiến". Miền Nam thiên về nông nghiệp và chủ trương duy trì chế độ nô lệ cũng không đòi tiêu diệt miền Bắc thiên về công nghiệp để từ đó lãnh đạo cả nước theo quan điểm của mình. Họ muốn được để nguyên, nếu không được thì ly khai ra khỏi chế độ cai trị của miền Bắc, y như Hoa Kỳ đã ly khai và giành thế độc lập với chế độ cai trị của Đế quốc Anh. 

Khi Hoa Kỳ khai mở chiến dịch Iraq, Chính quyền Bush có thể chỉ muốn lật đổ một chế độ hung đồ nhất trong thế giới Hồi giáo hầu các nước Hồi giáo khác lấy đó làm gương để không dung chứa các xu hướng Hồi giáo cực đoan, nhân danh Thánh chiến mà khuynh đảo khối Hồi giáo và lật đổ các chế độ Hồi giáo ôn hoà để lập ra một Đế quốc Hồi giáo theo giáo luật cực đoan nhất của đạo Hồi. Việc lật đổ Saddam Hussein hoàn thành quá mau khiến Chính quyền Bush say đòn mà không nhìn ra những lực ly tâm tiềm ẩn bên trong Iraq và vai trò khuấy động của Iran, một cường quốc đối thủ của Iraq.

Việc bình định Iraq từ đấy tuột xích dần vì một chuỗi sai lầm khác.

Dựa vào sự hợp tác với phe Shia đa số, nạn nhân của chế độ Saddam Hussein thuộc phe Sunni, Hoa Kỳ muốn vừa đánh vừa nhử các lực lượng Sunni chống Mỹ.

Các lực lượng này gồm có tàn dư của chế độ Saddam và các nhóm dân quân ái quốc không chấp nhận sự can thiệp của Mỹ. Lý do của chiến lược vừa đánh vừa đàm ấy gồm hai mặt. Thứ nhất là cô lập các nhóm khủng bố Thánh chiến (và al-Qaeda) mai phục trong cộng đồng Sunni và thứ hai kêu gọi dân Sunni tham gia chính quyền liên hiệp với hai phe còn lại là Shia và Kurd.

Mục tiêu ấy phần nào thành công khi dân Sunni tham gia bầu cử ngày một đông hơn trong ba cuộc bầu cử năm 2005 và cao điểm là giữa năm nay, khi các lãnh tụ Sunni "hy sinh" thủ lãnh al-Qaeda tại Iraq là Abu Musab al-Zarqawi và chấp nhận hợp tác với chính quyền của Thủ tướng Nouri al-Malaki.

Đấy là lúc đáng lẽ Chính quyền Bush phải nhân đà thắng lợi cho phép Tổng trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld về hưu theo lời yêu cầu của ông ta. Tổng thống Bush không làm như vậy là điều sai lầm và càng sai lầm nữa khi lập tức cách chức ông Rumsfeld ngay sau cuộc bầu cử tệ hại cho đảng Cộng hoà và tư thế của ông. Ông mặc nhiên chứng tỏ là mình hết quyền chủ động khi tình hình đang đến hồi nguy ngập nhất.

Nguy ngập vì Chính quyền Bush không nhìn ra rằng ngay trên cao điểm tháng Sáu, các nhóm khủng bố trà trộn trong cộng đồng Sunni đã châm ngòi cho mâu thuẫn sinh tử giữa hai phe Sunni và Shia. Kế tiếp, họ cũng không nhìn ra là, đang bị Iran lũng đoạn mạnh bên trong, các lãnh tụ Shia cũng không hài lòng với việc Hoa Kỳ hợp tác khắng khít hơn với phe Sunni và muốn giành thêm quyền lợi kinh tế, chủ yếu là dầu khí, cho dân Sunni. Và quan trọng hơn cả, họ không nhìn thấy là sự lúng túng của Hoa Kỳ tại Iraq là một nguồn cổ võ, một cơ hội bằng vàng cho các lực lượng hay quốc gia Hồi giáo chống Mỹ. Vì vậy lực lượng Hezbollah tại Lebanon lập tức khiêu khích Israel và phá hoại nền dân chủ non yếu tại Beirut, với sũ yểm trợ ngầm của Syria và Iran.

Kết quả là xung đột và bạo động bùng nổ liên tục giữa hai phe Sunni và Shia, với sự tiếp sức của khủng bố al-Qaeda trong phe Sunni và của các nhóm võ trang do Iran tiếp vận bên phe Shia và Lebanon đang mấp mé bên bờ khủng hoảng.

Tình hình Iraq vì vậy không đơn giản là nội chiến giữa hai lực lượng võ trang cùng chung một tổ quốc hay lịch sử là Sunni và Shia để giành quyền lãnh đạo cả nước. Nó là chiến tranh phá hoại của khủng bố Thánh chiến và al-Qaeda, chiến tranh khuynh đảo của Iran để khống chế Iraq, lồng trong những mâu thuẫn về tôn giáo giữa hai hệ phái Sunni và Shia. Và bên trong phe Shia, nhiều giáo phái võ trang cũng không muốn tự giải giới để sát nhập vào bộ máy an ninh và quân sự của chính quyền al-Malaki.

Nói cách khác, đây là vùng oanh kích tự do của bất cứ ai có võ khí. Nó kinh hoàng, toàn diện và hỗn loạn hơn cảnh nội chiến giữa hai lực lượng võ trang đại diện cho hai hình thái cai trị khác nhau của một quốc gia.

Khi bảo rằng Iraq bị nội chiến để có lý cớ rút lui trong danh dự, giới lãnh đạo chính trị và truyền thông Mỹ chỉ tái diễn tiền lệ nhục nhã của nước Mỹ tại Việt Nam.

Nhưng lần này, Hoa Kỳ không thể rút được vì sẽ để lại một thùng thuốc súng trong tầm tay al-Qaeda, các nhóm Sunni và Shia cực đoan nhất và để lại một thao trường cho Iran lũng đoạn và khống chế toàn khu vực Trung Đông, từ Địa Trung Hải đến Afghanistan. Lebanon sẽ bị nội chiến theo đúng nghĩa và Pakistan sẽ bị đảo chánh liên tục, các chế độ ôn hoà như Saudi Arabia hay Jordan và Egyp sẽ phải hà hơi tiếp sức cho phe Sunni tại Iraq để chặn phe Shia do Iran tiếp viện.

Nghĩa là vùng oanh kích tự do của mọi phe phái sẽ từ Iraq lan rộng khắp nơi và đe dọa sự sống còn của một nước dân chủ duy nhất trong vùng là Israel. So với mối hoạ khi hy sinh miền Nam Việt Nam, lần này, Hoa Kỳ sẽ gặp những thách đố chiến lược. Và sinh tử.

Vì mầm đại chiến có thể bùng nổ từ đó!

Chúng ta phải lòng vòng những chuyện gần xa về ngôn từ và lịch sử để thấy ra sự vô tâm của nhiều người, kể cả Colin Powell, khi giáng một đòn chính trị lên lưng ông Bush. Tháng Giêng năm 2009, ông Bush sẽ về hưu. Từ nay đến đó, các tay súng tại Trung Đông lại rất bận rộn!

Nói chuyện nội chiến Iraq là lạc quan tếu!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.