Hôm nay,  

Đại Tướng Cao Văn Viên Kể Lại Chiến Sự 1975: Đại Sứ Martin Giải Trình Về Cuộc Dàn Xếp Tháng 4-75

15/02/200200:00:00(Xem: 4167)
Vương Hồng Anh tổng lược
Như đã trình bày trong số trước, sau khi VNCH bị bức tử, ngày 27-1-1976, Đại sứ cuối cùng của Hoa Kỳ tại VNCH là ông Graham Martin đã ra điều trần trước Tiểu ban Điều tra Đặc biệt của Ủy ban Quan Hệ Quốc Tế Hạ Viện Hoa Kỳ về đề tài: “Nỗ lực thực hiện một dàn xếp qua thương thuyết với Cộng sản”. Trong buổi điều trần này, Tiểu ban Điều tra đã hỏi ĐS Martin một số vấn đề liên quan đến các lời tuyên bố của ông Kissinger về một giải pháp chính trị và vai trò của Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến trong những ngày cuối cùng. Sau đây là toàn văn câu hỏi của Tiểu ban Điều tra và câu trả lời của Đại sứ Martin. Phần này được biên soạn dựa theo hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ xuất bản, dịch giả Duy Nguyên chuyển dịch sang Việt ngữ và đồng ý để cho VB sử dụng làm tài liệu tổng hợp.
* Một dàn xếp qua thương thuyết
Tiểu ban Điều tra: Ông Kissinger nói hôm 5-5-1975 rằng Liên Sô đóng “vai trò xây dựng một cách ôn hòa để giúp chúng ta hiểu được sự khả hữu cho một cuộc di tản cả người Mỹ lẫn người Việt Nam, và cho sự khả hữu về một chuyển biến chính trị”.
a, Ông biết gì về vai trò của Sô Viết trong những cuộc thương thuyết vào hạ tuần tháng Tư (năm 1975)"
Đại sứ Martin: Những gì tôi biết thì tôi đã nêu ở phần đầu của bản điều trần (đã được trình bày chi tiết trong số VB ngày thứ Bảy 2-2-2002), nhưng đó là, họ cho Hoa Kỳ biết rằng về quân sự thì Hà Nội sẽ không gây cản trở việc di tản của chúng ta.
b, Ông có đồng ý với cách đánh giá của ông Kissinger không "
Đại sứ Martin: Đồng ý.
Tiểu ban Điều tra: Suốt thời gian trước lúc ông Dương Văn Minh lên nắm quyền, Tòa Đại sứ Pháp ở Sài Gòn có khuyên ông rằng nếu ông Minh thay thế ông Thiệu, thì Cộng sản sẽ chịu tiến hành một dàn xếp chính trị với ông Minh thay vì tìm một chiến thắng quân sự hoàn toàn không"
Đại sứ Martin: Tôi nghĩ không chừng điều này lại đúng hơn nếu nói lại là câu hỏi này phản ánh hy vọng của Pháp nói rằng đó chính là sự thể có thể xảy ra.
Tiểu ban Điều tra: Nếu như vậy, thì người Pháp thu thập các tin tức đó ở đâu"
Đại sứ Martin: Hầu hết các chính phủ, kể cả từ chính phủ của chúng ta và cả của Pháp đều rất cẩn thận không tiết lộ những nguồn tin của họ. Cho nên câu trả lời đúng nhất là tôi không biết người Pháp lấy tin này ở đâu.
Tiểu ban điều tra: Với những nỗ lực giữa các ngày 19 và 27 tháng Tư để tìm một giải pháp chính trị với Cộng sản, bao gồm cả việc thay đổi chính phủ Sài Gòn, hai phái đoàn Ba Lan và Hung Gia Lợi đóng vai trò gì trong Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến"
Đại sứ Martin: Cảm tưởng của tôi là hai phái đoàn này chính họ cũng lấy làm kinh ngạc trước những biến chuyển quá nhanh chóng trong khoảng thời gian từ 19 đến 27 tháng Tư (năm 1975). Tôi còn có cảm tưởng rằng vai trò của họ trong giai đoạn đó theo lẽ phải tỏ ra hữu ích càng nhiều càng tốt.
Tiểu ban Điều tra: Họ có chuyển những bức điện văn sang cho tòa Đại sứ không "
Đại sứ Martin: Theo chỗ tôi biết thì họ không gửi trực tiếp bức điện văn nào cả.
Tiểu ban Điều tra: Họ có cung cấp cho tòa Đại sứ “những diễn dịch” nào về chính sách của Hà Nội hướng đến một giải pháp chính trị không "
Đại sứ Martin: Hầu như chắc chắn có. “Những diễn dịch” như vậy được cung cấp theo từng giờ.
Tiểu ban Điều tra: Nếu vậy, họ có nói gì với tòa Đại sứ.
Đại sứ Martin: Cảm tưởng của tôi là một trong hai phái đoàn cho biết họ không hy vọng gì có được chiếu theo những biến chuyển hoặc là đang tìm ra cách đưa ra những lời hứa gạt khi nói rằng chính phủ Dương Văn Minh sẽ được Hà Nội chấp nhận và rằng một giải pháp qua thương thuyết không chừng vẫn có thể đạt được. Phái đoàn kia thì cẩn trọng hơn, nói đúng hơn và có vẻ chuyên nghiệp hơn.
* Bổ sung về các cuộc thương thuyết trước Hiệp định Paris
Phần trên là nội dung bản điều trần của Đại sứ Martin về một số chi tiết liên quan đến cuộc dàn xếp của Hoa Kỳ qua thương thuyết với Cộng sản Bắc Việt vào tháng 4/1975. Thể theo yêu cầu của nhiều bạn đọc, VB xin lược trình bổ sung về diễn tiến các cuộc thương thuyết giữa Hoa Kỳ và CSBV trước khi Hiệp định Paris.

Như đã trình bày, ngày 19 tháng 10/1972, ông Kissinger đã hướng dẫn phái đoàn Hoa Kỳ đến Dinh Độc Lập để trình bày với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và các thành viên cao cấp của Chính phủ VNCH về nội dung thỏa hiệp ngưng bắn mà ông Kissinger và Lê Đức Thọ đã thảo luận tại Paris. Sau cuộc họp với Tổng thống VNCH, ông Kissinger đã gửi cho Lê Đức Thọ một điện văn nói rằng tuy Hoa Kỳ sẵn sàng muốn ký kết thỏa thuận vào ngày 31 tháng Mười nhưng thực tế không thể cho phép giữ đúng thời hạn như đã định. Trong lúc đó, CSBV được thông báo rằng mọi cuộc oanh tạc của Hoa Kỳ vào miền Bắc sẽ chấm dứt vào ngày 25 tháng Mười. Về phần mình, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã lên đài phát thanh và đài truyền hình để trình bày quan điểm của Chính phủ VNCH không chấp nhận một sự liên hiệp.
CSBV không chịu ngồi yên. Địch tung ra một loạt tuyên truyền bằng cách cho phổ biến văn bản thỏa thuận này và cho biết theo lịch trình thì sẽ có cuộc ký hiệp định vào ngày 8 tháng Mười và cho rằng Tổng thống Thiệu làm cản trở hòa bình, đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ cứ tiến hành ký kết vào ngày 31 tháng Mười. Trước những diễn biến bất ngờ này, ông Kissinger liền mở cuộc họp báo để giải thích về văn bản hiệp định cho công luận Hoa Kỳ. Theo lời ông Kissinger thì “hòa bình đã trong tầm tay” và bấy giờ chỉ còn đúc kết lại bằng một cuộc bàn thảo cuối cùng với đại điện CSBV nữa là xong.
Suốt trong tháng 11, nhiều thư từ qua lại giữa Sài Gòn và Hoa Thịnh Đốn, nhưng rốt cuộc không có điểm thay đổi nào đáng kể trong văn bản nói trên. Cũng trong tháng này, các phi cơ vận tải khổng lồ C-5 và hải vận hạm chở sang VN một số quân cụ và tiếp liệu quan trọng gồm chiến đấu cơ F-5 và A-37, phi cơ trực thăng, chiến xa M-48 và đại bác 175 ly.
Cũng trong tháng tháng 11/1972, Lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam tiến hành chuyển giao một số căn cứ quân sự còn lại cho các đơn vị VNCH. Với những trang cụ quân khí mới nhận được này, Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH liền cho thành lập các phi đội C-130 vận tải và phi đội chiến đấu F-5. Tuy nhiên phần lớn các trang cụ quân khí này được xem là những trang cụ thay thế sau này, chiếu theo các điều khoản ghi trong thỏa hiệp ngưng bắn. Kế hoạch chuyển giao quân cụ vội vàng này được mệnh danh là Tăng Cường Thêm (Enhance Plus) đều nhắm đến hai mục đích chính trị lẫn quân sự.
Cũng trong tháng 11/1972, vào ngày 20, tại Paris, ông Kissinger, đại diện Hoa Kỳ, và Lê Đức Thọ, đại diện Cộng sản Hà Nội, đã tiếp tục cuộc thương thảo về một thỏa hiệp ngưng bắn.
Trong khi ông Kissinger và Lê Đức Thọ nối lại cuộc thương thảo thì tại Hoa Thịnh Đốn, Tổng thống Nixon đã cứu xét các thiếu sót và dị biệt trong bản sơ thảo thỏa hiệp ngưng bắn (do Hoa Kỳ và Cộng sản Hà Nội soạn ra) mà chính phủ VNCH đã nêu ra trong cuộc họp với ông Kissinger tại Sài Gòn vào các ngày 18 và 19 tháng 10/1972. Đại tướng Viên ghi lại rằng Tổng thống Nixon “đáng được chúng tôi biết ơn” khi ra lệnh phái đoàn Hoa Kỳ phải tái cứu xét các điểm dị biệt này. Nhưng chính vì vậy mà nảy sinh hai loạt vấn đề. Các vấn đề chính như: khu phi quân sự phải được xem là lằn ranh phân chia hai miền Nam Bắc như đã ghi trong Hiệp định Genève 1954; CSBV phải rút 25 ngàn quân về Bắc và VNCH cũng giảm số lượng quân tương tự; Cuộc ngừng bắn nên được áp dụng cho toàn lãnh thổ Đông Dương; Các cuộc dàn xếp sẽ được quốc tế giám sát bằng một lực lượng hùng hậu, có khả năng quán xuyến được việc giám sát một khi thỏa hiệp ngưng bắn có hiệu lực.
Ngoài những điểm chính còn một số điểm phụ mà Chính phủ VNCH yêu cầu Hoa Kỳ phải lưu ý: bản dịch cần phải được sửa lại để làm sao cả hai bản tiếng Việt và tiếng Anh có cùng một cách hiểu và tránh những suy diễn lệch lạc có thể xảy ra đối với nhóm chữ Hội đồng Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc; những sắp xếp làm sao để bốn bên có thể cùng ký văn bản chính thức. Cũng cần ghi nhận thêm rằng trước đó, vào ngày 9 tháng 11/1972, Phụ tá của ông Kissinger là Tướng Alexander M. Haig, Jr đến Sài Gòn để trao bức thư tay của Tổng thống Nixon cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Theo lời Đại tướng Cao Văn Viên, do Chính phủ VNCH vẫn kiên quyết giữ vững lập trường của mình nên Tướng Haig dọa rằng nếu Việt Nam Cộng Hòa không chịu ký thì Hoa Kỳ sẽ đơn phương ký kết với Cộng sản Bắc Việt. Trước đó vài ngày, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã ra tuyên bố là Gia Nã Đại, Hung Gia Lợi, Ba Lan, Nam Dương đã đồng ý sẽ tham gia Ủy hội Quốc tế Kiểm soát và Giám sát đình chiến.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.