Hôm nay,  

HN Thú Nhận Sợ Công Đoàn ĐL

31/10/200600:00:00(Xem: 7315)

Hà Nội Thú Nhận Sợ Công Đoàn Độc Lập

...họ sẽ nắm, bấy giờ chúng ta sẽ tuột tay...

Trước áp lực thế giới về nhân quyền, và trước nỗ lực các nhà hoạt động dân chủ chung sức xây dựng một công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi của công nhân Việt Nam, chính phủ Hà Nội bắt đầu lạnh cẳng và một số viên chức CSVN đã chính thức bày tỏ nỗi lo rằng đã và đang có một công đoàn “độc lập, đối lập với chúng ta...”

Bà cán bộ nhà nước Cù Thị Hậu, thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nói thẳng nỗi lo và đề nghị kế sách đối phó các nhà dân chủ:

“...Nếu không giao cho công đoàn cấp trên cơ sở để hướng dẫn, giúp đỡ cho tập thể đại diện của người lao động ở bên dưới mà đình công thì các tổ chức công đoàn này sẽ vào và họ sẽ nắm, lúc bấy giờ chúng ta sẽ tuột tay".

Các lời trích trên là trong bản tin của phóng viên Hà Yên nhan đề “Đình công bất hợp pháp sẽ phải bồi thường” trên mạng thông tấn nhà nước VietNamNet hôm 27-10-2006.

Đặc biệt, các cán bộ nhà nước trong phiên họp đại biểu quốc hội đề ra thêm biện pháp mới để hù dọa, kềm kẹp và trừng phạt công nhân, nhằm vuốt ve tư bản quốc tế và ngăn cản các cuộc đình công của công nhân.

Bản tin viết:

“Nếu tòa án quyết định đình công là hợp pháp, DN phải trả lương cho người lao động. Trái lại, nếu là bất hợp pháp, người lao động không những không được trả lương mà còn phải bồi thường thiệt hại gây ra. Nhiều đại biểu góp ý nên quy định rõ điều này trong Luật Lao động (sửa đổi)...”

Đề nghị trừng phạt nặng công nhân đình công là từ một cán bộ tỉnh Bình Dương, nơi đang thu hút nhiều đầu tư qúôc tế nhất trong các tỉnh, và cũng là nơi từ năm ngoaí xảy ra nhiều cuộc đình công nhất từ công nhân các xưởng may. Bản tin viết:

“...Đại biểu Trần Văn Nam (Bình Dương) đề xuất, trường hợp tòa án quyết định đình công là hợp pháp, DN phải trả lương cho người lao động. Trái lại, nếu đình công là bất hợp pháp, người lao động không những không được trả lương mà còn phải bồi thường thiệt hại gây ra....

...Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Đức Dũng (Kon Tum) nhận xét, lao động Việt Nam nhẫn nhục rất nhiều, không có nước nào lao động bị chèn ép như Việt Nam, thậm chí người sử dụng lao động còn bắt người lao động chui qua háng cũng phải chui, thế mà chúng ta lại tuyên là bất hợp pháp" Chúng ta phải nghiên cứu cách để bảo vệ cho người lao động của chúng ta khi tiến hành đình công làm sao cho hợp lý...”

Đặc biệt, các đại biểu thú nhận rằng trước giờ công đoàn nhà nước không thực sự bênh vực quyền lợi công nhân, mà chỉ là cánh tay nối dài của nhà nước và tư bản quốc tế, nhằm dễ dàng bóc lột thợ thuyền hơn, trích:

“...Hiện đã có một số DN là chủ sử dụng lao động có những chế độ, chính sách riêng đối với một số cán bộ công đoàn, quản đốc, tổ trưởng sản xuất. Đại biểu Hoàng Văn Xim (Hà Tây) chất vấn, như vậy, quyền lợi của những người này chưa chắc đã giống như quyền lợi của người lao động nói chung. Nếu những người này không đồng ý đình công, trong khi quyền lợi của người lao động bị vi phạm, thì dự thảo Luật sẽ giải quyết như nào"...”

Đặc biệt, lần đầu tiên có cán bộ nhà nứơc nhìn nhận có công đoàn độc lập và lo sợ Tổng Liên Đoàn Lao Động nhà nước sẽ bị thua đậm.

Bản tin viết:

“...Phát biểu tại phiên thảo luận, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, bà Cù Thị Hậu, đề nghị lao động đừng buông tay trong lúc DN không có Ban chấp hành công đoàn lâm thời hoặc công đoàn cơ sở. Người lao động nên cử người đại diện cho tập thể, báo cáo với công đoàn cấp trên. Công đoàn cấp trên có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện cho tập thể người lao động ở đấy đình công.

Bà Hậu lo ngại: "Ngày 20/10 vừa qua, công đoàn Độc lập đã chính thức ra mắt và đưa lên mạng, ngày 29-30/10 này ở Ba Lan cũng sẽ có tổ chức công đoàn ra đời, đối lập với chúng ta. Nếu không giao cho công đoàn cấp trên cơ sở để hướng dẫn, giúp đỡ cho tập thể đại diện của người lao động ở bên dưới mà đình công thì các tổ chức công đoàn này sẽ vào và họ sẽ nắm, lúc bấy giờ chúng ta sẽ tuột tay".

Do vậy, bà Hậu tha thiết đề nghị, không nên để tập thể người lao động tự quyết định đình công và chỉ thông báo cho công đoàn cấp trên, mà phải báo lên công đoàn cấp trên để từ đó, thành lập công đoàn lâm thời tại DN trước khi công nhân đình công...”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trà dầu là một cách uống trà do người dân tộc Yao, sống trong vùng núi tự trị huyện Kung Thành Quế Lâm sáng chế.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trước đây mùi hắc làm lộ tẩy – hương vị khó chịu, không thể nhầm lẫn của khói thuốc lá. Và bạn biết ngay, bằng cách nào đó, khói bên nhà hàng xóm đang trôi dạt vào nhà bạn.
Lễ Tạ Ơn là dịp để các gia đình có dịp quây quần trong những buổi họp mặt, tổ chức những chuyến đi chơi xa hoặc những buổi ăn tối với những thức ăn truyền thống của ngày lễ trong không gian ấm cúng và hạnh phúc.
Tình hình Hồng Kông từ gần 6 tháng biểu tình phản kháng liên tiếp đã cho thấy có nhiều dấu hiệu rất đặc biệt về cuộc bầu cử này.
Hoà thượng Thích Trí Quang vừa viên tịch hôm 8/11/2019 tại chùa Từ Đàm, Huế, sau 96 năm ở cõi trần.
21.11.2019: Động Đất ở Tỉnh Xayaburi Bắc Lào - Bản tin đầu tiên người viết nhận được qua 1 text message từ Paris, sau đó tin được đăng tải trên báo Figaro ngày 20.11.2019 lúc 17 giờ 05: Séisme de magnitude 6,1 au Laos / Trận động đất 6.1 ở Lào
có 278 ứng cử viên Dân chủ chiếm chức vụ trong số 452 chức vụ của hội đồng quận kết quả sơ khởi sáng thứ Hai. Phe thân chính phủ, đã giành được khoảng 3/4 số ghế trong các cuộc bầu cử trước đó vào năm 2015, đã sụp đổ ồ ạt và chỉ còn lại có 42 chức vụ
Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California. Họa sĩ Duy Thanh sinh ngày 11 tháng 8 năm 1931 tại Thái Nguyên. Ông học vẽ năm 1952
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.