Hôm nay,  

HN Thú Nhận Sợ Công Đoàn ĐL

10/31/200600:00:00(View: 7320)

Hà Nội Thú Nhận Sợ Công Đoàn Độc Lập

...họ sẽ nắm, bấy giờ chúng ta sẽ tuột tay...

Trước áp lực thế giới về nhân quyền, và trước nỗ lực các nhà hoạt động dân chủ chung sức xây dựng một công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi của công nhân Việt Nam, chính phủ Hà Nội bắt đầu lạnh cẳng và một số viên chức CSVN đã chính thức bày tỏ nỗi lo rằng đã và đang có một công đoàn “độc lập, đối lập với chúng ta...”

Bà cán bộ nhà nước Cù Thị Hậu, thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nói thẳng nỗi lo và đề nghị kế sách đối phó các nhà dân chủ:

“...Nếu không giao cho công đoàn cấp trên cơ sở để hướng dẫn, giúp đỡ cho tập thể đại diện của người lao động ở bên dưới mà đình công thì các tổ chức công đoàn này sẽ vào và họ sẽ nắm, lúc bấy giờ chúng ta sẽ tuột tay".

Các lời trích trên là trong bản tin của phóng viên Hà Yên nhan đề “Đình công bất hợp pháp sẽ phải bồi thường” trên mạng thông tấn nhà nước VietNamNet hôm 27-10-2006.

Đặc biệt, các cán bộ nhà nước trong phiên họp đại biểu quốc hội đề ra thêm biện pháp mới để hù dọa, kềm kẹp và trừng phạt công nhân, nhằm vuốt ve tư bản quốc tế và ngăn cản các cuộc đình công của công nhân.

Bản tin viết:

“Nếu tòa án quyết định đình công là hợp pháp, DN phải trả lương cho người lao động. Trái lại, nếu là bất hợp pháp, người lao động không những không được trả lương mà còn phải bồi thường thiệt hại gây ra. Nhiều đại biểu góp ý nên quy định rõ điều này trong Luật Lao động (sửa đổi)...”

Đề nghị trừng phạt nặng công nhân đình công là từ một cán bộ tỉnh Bình Dương, nơi đang thu hút nhiều đầu tư qúôc tế nhất trong các tỉnh, và cũng là nơi từ năm ngoaí xảy ra nhiều cuộc đình công nhất từ công nhân các xưởng may. Bản tin viết:

“...Đại biểu Trần Văn Nam (Bình Dương) đề xuất, trường hợp tòa án quyết định đình công là hợp pháp, DN phải trả lương cho người lao động. Trái lại, nếu đình công là bất hợp pháp, người lao động không những không được trả lương mà còn phải bồi thường thiệt hại gây ra....

...Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Đức Dũng (Kon Tum) nhận xét, lao động Việt Nam nhẫn nhục rất nhiều, không có nước nào lao động bị chèn ép như Việt Nam, thậm chí người sử dụng lao động còn bắt người lao động chui qua háng cũng phải chui, thế mà chúng ta lại tuyên là bất hợp pháp" Chúng ta phải nghiên cứu cách để bảo vệ cho người lao động của chúng ta khi tiến hành đình công làm sao cho hợp lý...”

Đặc biệt, các đại biểu thú nhận rằng trước giờ công đoàn nhà nước không thực sự bênh vực quyền lợi công nhân, mà chỉ là cánh tay nối dài của nhà nước và tư bản quốc tế, nhằm dễ dàng bóc lột thợ thuyền hơn, trích:

“...Hiện đã có một số DN là chủ sử dụng lao động có những chế độ, chính sách riêng đối với một số cán bộ công đoàn, quản đốc, tổ trưởng sản xuất. Đại biểu Hoàng Văn Xim (Hà Tây) chất vấn, như vậy, quyền lợi của những người này chưa chắc đã giống như quyền lợi của người lao động nói chung. Nếu những người này không đồng ý đình công, trong khi quyền lợi của người lao động bị vi phạm, thì dự thảo Luật sẽ giải quyết như nào"...”

Đặc biệt, lần đầu tiên có cán bộ nhà nứơc nhìn nhận có công đoàn độc lập và lo sợ Tổng Liên Đoàn Lao Động nhà nước sẽ bị thua đậm.

Bản tin viết:

“...Phát biểu tại phiên thảo luận, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, bà Cù Thị Hậu, đề nghị lao động đừng buông tay trong lúc DN không có Ban chấp hành công đoàn lâm thời hoặc công đoàn cơ sở. Người lao động nên cử người đại diện cho tập thể, báo cáo với công đoàn cấp trên. Công đoàn cấp trên có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện cho tập thể người lao động ở đấy đình công.

Bà Hậu lo ngại: "Ngày 20/10 vừa qua, công đoàn Độc lập đã chính thức ra mắt và đưa lên mạng, ngày 29-30/10 này ở Ba Lan cũng sẽ có tổ chức công đoàn ra đời, đối lập với chúng ta. Nếu không giao cho công đoàn cấp trên cơ sở để hướng dẫn, giúp đỡ cho tập thể đại diện của người lao động ở bên dưới mà đình công thì các tổ chức công đoàn này sẽ vào và họ sẽ nắm, lúc bấy giờ chúng ta sẽ tuột tay".

Do vậy, bà Hậu tha thiết đề nghị, không nên để tập thể người lao động tự quyết định đình công và chỉ thông báo cho công đoàn cấp trên, mà phải báo lên công đoàn cấp trên để từ đó, thành lập công đoàn lâm thời tại DN trước khi công nhân đình công...”

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
3 người đàn ông bị tù gần 36 năm đã được trả tự do khi nghi án giết 1 vị thành niên được xét lại - các nghi can bị tuyên án chung thân năm 1984 là Al-fred Chestnut, Ranson Watkins và Andrew Stewart.
H: Tôi tiếp tục nghe thấy thông tin là tôi cần phải có ID mới để có thể đi máy bay vào năm tới. REAL ID là gì mà tôi liên tục được nghe thấy vậy? Đ: REAL ID là thế hệ nhận dạng tiếp theo được công nhận trên toàn hạt. Kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2020, bạn sẽ cần phải có ID REAL để lên các chuyến bay nội địa
Đã có những thông tin về việc Intel lên kế hoạch tích hợp 5G vào nền tảng chip xử lý máy tính của hãng.
Khoảng cuối tháng 11/2019, tiểu bang Texas của Mỹ đã đạt được thỏa thuận với nhà mạng T-Mobile và đồng ý rút đơn ngăn cản việc sáp nhập của 2 nhà mạng T-Mobile và Sprint.
do chương trình ACUS-TV tổ chức và Hội đồng Huynh trưởng Nghĩa Sinh bảo trợ: -- tại hội trường Khách sạn Sheraton Chicago O’Hare ngày 17/11/2019
Hồng Kông bầu cử vừa xong, các ứng cử viên khuynh hướng dân chủ thắng lớn, trong khi phe thân Bắc Kinh thua thê thảm. Bầu cử này còn được xem như trưng cầu dân ý để xem đa số người dân đứng về phía những người biểu tình đòi dân chủ trong nửa năm qua hay không.
GENEVA - Tổ chức khí tượng thế giới WMO báo tin: hiệu ứng nhà kính năm 2018 gây biến đổi khí hậu ghi kỷ lục mới, với mức tăng trung bình hàng năm vượt trội trong 10 năm, và làm tăng tốc thiệt hại môi trường.
LONDON - Cựu Thủ Tướng Tony Blair nhận xét hôm 25/11: trong tình hình xáo trộn hơn 3 năm sau trưng cầu dân ý Brexit, đảng Lao Động của ông và đảng Bảo Thủ của Thủ Tướng Boris Johnson không xứng đáng thắng tổng tuyển cử ngày 12-12.
KHÁM ĐƯỜNG BELMARSH - Tin từ Anh: tài xế Maurice Robinson 25 tuổi đã nhận tội tiếp tay di dân xâm nhập vương quốc Anh từ đầu Tháng 5-2018 đến ngày 24-10-2019.
BERLIN - Ngoại trưởng Đức hô hào chính quyền Trung Cộng cho phép thanh tra nhân quyền LHQ quan sát trại tập trung dân thiểu số Uighur tại tỉnh Xinjiang.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.