Hôm nay,  

Chuyện Du Kích Nguyễn Văn Chộp “chộp” Được Ông Đại Sứ “bu Xông”

19/03/200000:00:00(Xem: 7007)
Trong chuyến đi Hà Nội vào đầu tháng giêng năm 2000, tôi có dịp gặp một nhân vật khá đặc biệt. Người đó không phải là Tổng bí thư Đỗ Mười; không phải là Chủ Tịch Quốc Hội Nông Đức Mạnh; lại cũng không phải là cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Chỉ tầm thường thôi: một nông dân thuần túy, ít nhất cũng đến ba đời bần cố nông.

Nhân vật đó là thợ cày Nguyễn Viết Chộp, nguyên du kích quân huyện Gia Lâm trước năm 1975. Năm nay lão Chộp khoảng gần bảy mươi, hiện ở làng An Đoài huyện Gia Lâm, cách Hà Nội chừng hai mươi cây số và đúng như cái tên tiền định, chính đội viên du kích Nguyễn Viết Chộp đã “chộp” được phi công Peter Peterson khi máy bay của Peterson bị phòng không Bắc Việt bắn rơi chiều tối 10-9-1966. Nhưng không hiểu vì lý do nào thúc đẩy, Nguyễn Viết Chộp đã che chở cho Peterson bằng cách đem nhốt tên “giặc lái” vào vựa lúa để tránh cơn thịnh nộ của dân làng. Nhờ đó mà phi công Peterson được an toàn tánh mạng để rồi hơn ba mươi năm sau trở thành vị Đại sứ của Hoa Kỳ tại Hà Nội và cuộc gặp gỡ lý thú đã diễn ra vào giữa tháng 8 năm 1998, tức là chỉ hai ngày sau khi Đại sứ Peterson trình ủy nhiệm thư lên Chính phủ Hà Nội Tác giả bài này, trong chuyến về thăm Hà Nội vào tháng đầu tiên của năm 2000 đã được nghe chính cựu du kích Nguyễn Viết Chộp kể lại cuộc gặp gỡ của hai kẻ cựu thù mà nay gần như đã trở thành người thân thiết mà tôi xin kể lại sau đây:

“Con đường làng lát sỏi quanh co thuộc huyện Gia Lâm đã đưa tôi đến nhà lão Chộp. Đó là một ngôi nhà lá ba gian hai chái khá tươm tất, ẩn mình dưới nhiều cây mít sum suê những trái. Tôi dừng lại trước cánh cổng tre, hướng vào con chó vàng đang gườm đôi mắt nhìn tôi rồi cất tiếng gọi:
- Có ai trong nhà không"
- Ai gọi thế, có việc gì đấy"
- Tôi đây, là khách phương xa từ Mỹ về. Tôi muốn gặp ông Nguyễn Viết Chộp.
- Quý hóa quá, lại rồng đến nhà tôm. ra ông là đồng bào của ngài Đại sứ Bu Xôm. Mời ông vào nhà xơi nước, tôi là Nguyễn Viết Chộp đây ạ.
- Kính chào ông Chộp! Thưa ông, ông vừa nhắc tên ông Bu Xông nào đấy" Tôi ngỡ ngàng hỏi lại.
- Thì là ông Đại sứ Mỹ chứ ai vào đây nữa.
- A, thưa ông, tên ông Đại sừ Mỹ là Peterson, chứ không phải Bu Xông đâu ạ.
- Thì Bu Xông hay Bê Xông cũng thế thôi, lần nào gặp ông ta tôi cũng gọi là Bu Xông, có thấy ông ấy cải chính gì đâu. Thế thì đích thị ông ta tên là Bu Xông đứt đuôi con nòng nọc rồi còn gì. Ông là đồng bào của Bu Xông mà không biết tên của ông ta bằng tôi đấy thấy không"
- Thưa ông, còn nữa, tôi cũng không phải là đồng bào của ông Đại sứ Mỹ. Tôi là người Viêt Nam, cũng như ông, Việt Nam một trăm phần trăm, tôi chỉ là người Việt Nam thường trú ở Mỹ.
- Thì cũng thế thôi, cùng ở trong nước Mỹ, cùng uống nước của Mỹ, cùng ăn gạo Mỹ, cùng nói tiếng Mỹ thế là Mỹ tuốt tuồn tuột chứ còn gì mà không đồng bào. Có phải không nào"
- Thôi, ta tạm gác chuyện đó đi. Bây giờ tôi muốn nghe ông kể lại chuyện ngày xưa ông bắt ông phi công Peterson và chuyện ngày nay ông gặp lại ông Đại sứ Peterson như thế nào"
Lão Chộp hắng giọng rồi bắt đầu kể:
- Chả là dạo ấy tôi là tổ trưởng du kích làng An Đoài, được đồng chí xã đội trưởng cấp một khẩu súng trường để trợ lực đội phòng không bắn máy bay địch mỗi khi chúng xuất hiện. Tối hôm đó, sau khi cơm nước xong, tôi ra sân ngồi nhìn ánh trăng non lấp lánh, bỗng nghe tiếng rú của máy bay “con ma” (Phantom), rồi tiếng bom nổ đạn bay ầm ỉ cả bầu trời. Thế là tôi xách khẩu mút-cơ-tông ra nhắm mắt bắn đại lên không trung để hăm dọa các tên giặc lái.
- Thế chính ông là người bắn hạ máy bay ông Peterson đó à" Tôi hỏi.
- Chỉ bắn dọa thôi chứ trúng thế nào được với cây súng mút-cơ-tông cổ-lổ-sỉ đó. Nhưng mà sau đó một “con ma” bị trúng đạn phòng không của ta và cháy bùng lên. Tôi mừng quá, hét vang lên như bắt được của và chạy vội vào nhà lấy cái mõ đánh liên hồi. Thế là cả làng cùng chạy ra đường reo hò la hét và chỉ trong chốc lát ngọn duốc trên không đã trở thành đống lửa lao nhanh xuống đất, bốc cháy phừng phực, sáng cả một góc trời, cách nhà tôi ít ra là một cây số. “Chết bố con rồi con ơi, phen này chỉ có thành gio bón ruộng thôi con à”. Tôi lẩm bẩm trong miệng và theo dân làng băng đồng đến nơi “con ma “đang bốc cháy với ý nghĩ sẽ được nhìn tận mắt hình hài của các tên giặc lái đã hóa thành than. Nhưng thật là kỳ lạ, xác máy bay nằm chình ình ra đấy mà giặc lái thì chẳng thấy tâm hơi. Mọi người tức thì chia nhau đi tìm nhưng chỉ là công cốc, mãi chẳng thấy đâu. Tôi bèn từ giã mọi người ra về.
Đường làng quanh co dưới ánh trăng non - lão Chộp kể tiếp - tôi đang lầm lũi bước, chỉ còn cách nhà một quãng ngắn, bỗng nhiên tôi thấy rờn rợn, người nổi da gà, linh tính báo cho tôi biết sẽ có điều gì bất bình thường. Tôi liền nắm chặt hai tay, ngẫng cao đầu về phía trước , thì ơ kìa... trên tít ngọn cây quéo, một cánh dù đang bập bùng trong gió. Qua ánh trăng non, tôi biết chắc đó là cánh dù của tên giặc lái. Đích thị là bố mày nhảy dù bị vướng vào cây rồi. Thế là tôi ngồi thụp xuống, đảo mắt quan sát chung quanh. Chỉ trong giây lát, tôi nghe tiếng thở phì phào trong một lùm cây bên vệ đường. Thôi chết rồi con ơi, con gặp bố rồi, sướng nhé. Tôi nghĩ thế và nhẩy bổ vào bụi rậm, chộp lấy tên giặc lái, đè lên người hắn ta và cất tiếng gọi người nhà ra tiếp sức, trói gô hắn ta lại, định giải ra cơ quan Xã đội.


Đúng ngay lúc ấy thì một số đông đồng bào chạy đến, kẻ dao người gậy xông vào như muốn ăn tươi nuốt sống kẻ thù. Phần tôi, nhờ thông suốt chính sách của nhà nước là phải bảo vệ tính mạng cho tù binh nên tôi dẫn ngược hắn ta trở về nhà, nhốt vào vựa thóc và cấm mọi người bén mảng đến để sáng mai giải giao cho Xã đội. Từ đó hắn ta trở thành tù binh tại nhà giam Hỏa Lò cho đến ngày trao trả và tôi cũng không khi nào được gặp lại.

- Thế còn chuyện gặp gỡ ông Đại sứ mới đây thì sao, xin ông vui lòng kể lại.
- Kể từ ngày bắt được Bu Xông đến nay cũng trên dưới ba mươi năm rồi, biết bao nhiêu công việc phải lo toan, tôi không để ý chuyện ngày xửa ngày xưa làm gì, bỗng nhiên buổi sáng hôm đó một cán bộ ngoại giao cùng di với Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thọ đến nhà tôi báo tin sẽ có khách quý phương xa đến thăm. Nghe vậy tôi thảng thốt, vì bần nông như tôi thì làm gì mà có quý khách đáo gia. tuy vậy nhưng tôi vẫm ra ngoài ngõ đứng chờ.
Thế rồi vào khoảng 10 giờ sáng, một đoàn ô-tô từ đường cái chạy vào đổ xịch trước nhà tôi, rồi một cán bộ ngoại giao cùng một ông tây từ trên xe bước xuống đi lại gần tôi. Ông tây đưa bàn tay lông lá ra nắm lấy tay tôi lắc mạnh và nói qua người thông dịch:
- Chào ông! Ông có còn nhớ tôi không" Tôi là viên phi công bị ông bắt đêm 8 tháng 9 năm 1966 đây. Ông có mong gặp lại tôi không" Đại sứ Bu Xông vồn vã tới tấp hỏi tôi như vậy. tôi vội đáp:
- Làm sao tôi nhớ và mong ông được, vì ông không phải là bà con họ hàng của tôi. Ngay hôm nay, gặp ômg giữa ban ngày mà tôi cũng không nhận ra ông , vì đêm đó gặp ông, ông khác lắm kia.
- Tôi khác thế nào" Đại sứ Peterson hỏi lão Chộp.
- A, hồi đó đầu ông trọc lóc, không có tóc, dưới ánh trăng mặt ông xanh như tàu lá và đôi môi thì run cầm cập, trái lại, hôm nay trông ông thật là oai vệ. Nghe cán bộ ngoại giao thông dịch xong ông Bu Xông cất tiếng cười và một lần nữa, ông ta ôm chầm lấy tôi một cách thân thiết.
Sau đó, ông Bu Xông bảo tôi đưa ông ta vào thăm vựa lúa, nơi đã che dấu và bảo vệ mạng sống cho ông. Rồi chúng tôi cùng sánh vai nhau đi tên con đường làng. Tất cả đều đã đổi thay, cây quéo ngày xưa đã chết. Đường làng ngày nay phẳng phiu hơn. Quang cảnh làng An Đoài thoáng một chút thị thành làm làm mất đi vẽ chân qu thuở trước. Dột nhiên ông ta hỏi:
- Đường này ngày xưa có như thế này đâu, nó gồ ghề như có cắm chông, hôm đó ông tháo giày tôi ra, bắt tôi đi chân trần nên tôi đau lắm. Có phải đường lúc ấy có cắm chông không và tại sao ông tháo giày của tôi ra"
- Không, đường đất đấy chứ, làm gì có chông, vì ông đi chân không quen nên đau đấy thôi. Lúc đó chúng tôi tưởng là ông có dấu đài “ra-dô” trong giày nên mới tháo ra, chứ nếu biết không có đài trong đó thì chúng tôi tháo giày của ông ra làm gì"
- Thế những người cầm gậy gộc la hét là ai và họ đốt lửa làm gì thế"
-Đó là ngững người có nhà cửa và thân nhân bị các ông bỏ bom sát hại. Họ đốt lửa để nhìn cho rõ mặt ông và đòi giết ông, may mà tôi nhốt ông vào vựa lúa và khóa lại chứ nếu không thì ông đã đi đời nhà ma chứ còn đâu hôm nay.
- Xin cám ơn ông và xin cầu nguyện cho ông. Thế còn cái người mang nước cho tôi uống là ai" Ông ta đâu rồi"
- Anh tôi đấy , ông ta chết rồi, mới cách đây một năm thôi.
- Thật đáng tiếc! Tôi xin chia buồn cùng ông. Lúc ông ấy mang nước cho tôi uống tôi mới biết chắc mình còn sống. Nét mặt Bu Xông tỏ vẽ ngậm ngùi rồi ôm chầm lấy tôi và ngỏ lời tạm biệt.
Lịch sửdã sang trang, câu chuyện xưa đã trở thành cổ tích. Hiện tại thì Đại sứ Mỹ Peterson đang cùng lão Chộp đi thăm cánh đồng làng An Đoài, nơi mà hơn ba mươi năm trước phi công Peterson đã hơn một lần dùng bom cày nát và cũng chính nơi đó, ông suýt bị phanh thây.
Trước khi giã từ cựu du kích Nguyễn Viết Chộp, tôi gặng hỏi:
- Tôi hỏi câu này có hơi tò mò, xin ông thứ lỗi.
- Khách sáo thế ông bạn miền trung, muốn gì thì cứ tự nhiên.
- Cái tên Nguyễn Viết Chộp là do cha mẹ đặt từ bé hay ông mới đặt sau này mà có vẽ duyên tiền định khiến ông “chộp” được ông Peterson vậy"
- Đúng là tiền định ông ạ, không tin cũng không được. Nói cho đúng thì khi sinh ra tôi bố tôi đặt tên tôi là Vồ, cả làng gọi tôi là Cu Vồ. Đến khi lớn lên làm khai sanh đi nghĩa vụ, tự nhiên tôi đổi Vồ ra Chộp, du kích Nguyễn Viết Chộp.Hóa ra Vồ Hay Chộp cũng thế thôi, đằng nào ngài Đại sứ Mỹ ngàynay cũng đã từng bị kẹp trong đôi tay rắn chắc của tôi.
- Giả dụ bây giờ ông Đại sứ Mỹ sẽ là Phi công và sẽ lái máy bay đến bắn phá miền Bắc thì ông nghĩ sao" Tôi hỏi tiếp.
- Thì tôi lại bắn hạ máy bay ông ta, chứ còn sao nữa. Nếu ông ta lại nhảy dù thì tôi sẽ “chộp” ông ta lần nữa. Rồi lão xuống giọng:
- Đùa thế chứ, nay tôi đã già rồi, đâu còn làm gì được, nếu chẳng may có Bu Xông, Bu Xơ nào đến bắn phá miền Bắc thì...(lão Chộp bỗng dừng lại, không nói nữa)
- Thì làm sao" Tôi hỏi
- Thì tôi chạy nhanh xuống hầm trú ẩn chứ còn làm sao nữa.

Câu bông đùa của lão Chộp khiến cả hai chúng tôi cất tiếng cười xòa để chấm dứt cuộc mạn đàm thú vị.
Qua câu chuyện hội ngộ đầy tính cách huyền thoại trên đây, tôi chợt nghĩ: “Thảo nào sau một thời gian nhậm chức, vị Đại sứ Mỹ tại Hà Nội đã thẳng thừng tuyên bố: “Hãy quên đi quá khứ, hai nước chúng ta nên hướng về tương lai” như các báo ở California đã từng đăng tải. Tôi thông cảm lời tuyên bố của Đại sứ Peterson.

Viết tại Hà Nội, mùa Xuân năm 2000.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.