Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Bruce Billson Xúc Phạm Cờ Vàng, Cộng Đồng Phải Lên Tiếng!

14/08/200600:00:00(Xem: 3665)

Trước sự xúc phạm của tổng trưởng bộ Cựu Chiến Binh Sự Vụ Liên Bang (Veterans Affairs) Bruce Billson, chẳng những chỉ có cựu chiến binh Úc và cộng đồng người Việt tại Úc mới phẫn nộ, mà ngay cả báo giới chính mạch của Úc, tiêu biểu là nhật báo Herald Sun cũng bày tỏ thái độ về việc ông này đưa ra một điều kiện thật kỳ quặc, đòi Ủy Ban Điều Hành Tượng Đài Chiến Sĩ Úc Việt muốn nhận được khoản tài trợ $40,000 Úc kim, họ phải hạ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, lá cờ vốn đã gắn liền vào lịch sử nước Úc, lá cờ biểu tượng cho Tự Do mà không ít cựu chiến binh Úc đã đổ máu, đã hy sinh tính mạng để cùng với nhân dân miền Nam Việt Nam bảo vệ.
Cùng với bài viết của ký giả Neil Wilson đã được Saigon Times lược dịch và đăng tải trong số báo tuần rồi, nhật báo Herald Sun còn cho chạy một bài quan điểm (Editorial) về vấn đề này, với tựa đề “Historic Stumble” - Một Sự Vấp Ngã Lịch Sử - để thẳng thừng bày tỏ thái độ với Tổng Trưởng Bruce Billson. Nguyên văn bài quan điểm ngày 31/7/06 của báo Herald Sun như sau.

*

Những tưởng ông Bruce Billson đã bắt đầu chức vụ Tổng Trưởng của mình một cách vững chãi, thế nhưng, gần đây ông đã tự gây nhiều phiền phức cho chính mình với giới cựu chiến binh cũng như với cộng đồng người Việt.
Ông Billson [tỏ ra] rất hân hạnh để tưởng thưởng Tượng Đài Chiến Sĩ Úc Việt vô cùng đặc sắc tại câu lạc bộ Cựu Chiến Binh Dandenong một số tiền trợ cấp là $40,000. Thế nhưng, ông lại thòng theo điều kiện, lá cờ thuở trước của miền Nam Việt Nam phải bị hạ xuống.
[Ông viện cớ] rằng chính sách của chính phủ là những lá cờ không chính thức (non-official flag) không được phép treo bên cạnh quốc kỳ Úc. Nhưng lý do thật sự [mà ông không dám nói ra] chính là áp lực từ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, ngang qua bộ Ngoại Giao và Thương Mãi Liên Bang (Department of Foreign Affairs and Trade).
Ông Billson đang ở trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn, bởi vì ông ta phải cân nhắc về việc giữ cho ngõ vào Việt Nam được trống trải, rộng mở để có thể tiếp tục dò tìm về những người cựu chiến binh bị mất tích trong chiến tranh, để du khách vẫn có thể viếng thăm di tích Long Tân, để những chương trình cứu trợ được tiếp tục, và để thương mãi được tiếp tục.
Các cựu chiến binh đã xác định một cách đúng đắn rằng lá Cờ Vàng của miền Nam Việt Nam đã trở thành một phần của lịch sử (Úc). Nhiều cựu chiến binh Úc đã kề vai sát cánh với nhiều đơn vị của quân lực Việt Nam Cộng Hòa để chiến đấu - cả bốn người nhận lãnh Thập Tự Victoria (Victoria Cross - huân chương cao quý nhất của Úc) đều đã chiến đấu như thế, và lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của họ là một biểu tượng của Tự Do mà chúng ta [nước Úc] đã tham chiến để bảo vệ.
Việc chính phủ liên bang cúi đầu khuất phục trước sự can thiệp của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam là một sự lăng nhục đối với những người Úc gốc Việt đã từng phải tÿ nạn để lánh xa chế độ này.
Nếu lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ không được quyền tung bay phấp phới thì có lẽ những người cựu chiến binh nên phá vỡ tượng đài thì hơn. Ông Billson đã thấy được chuyện này từ trước và lẽ ra phải đủ thông minh để có thể tìm được một giải pháp hầu có thể trao tiền một cách êm thắm không rắc rối.

*

Ngoài ra, có nhiều trang weblog của những người dân Úc cũng bày tỏ thái độ chán chường phẫn nộ về hành động ô nhục tiếp tay chính quyền ngoại bang vi phạm quyền lợi của dân chúng Úc, nhất là những người đã từng hy sinh xương máu vì chính nghĩa tự do dân chủ, hy sinh tuổi thanh xuân để những người như ông Billson có thể an tâm gầy dựng sự nghiệp ngày hôm nay. Tiêu biểu là trang web http://cav.bigblog.au/blog.do"type=category&catId=532, với lời phê bình: “Sự việc này khiến tôi lợm giọng”. Tác giả còn cho biết thêm rằng trong ngày Cựu Chiến Binh (An Zac Day) ở Wollongong thì lá Cờ Vàng ngạo nghễ phấp phới bay trong đoàn diễn hành với các cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hãnh diện bước đi dưới bóng cờ. Ông nhấn mạnh “It’s Great To See”. Và ông cũng nhấn mạnh rằng tất cả những cựu quân nhân VNCH này đều là thành viên thuộc chi nhánh địa phương của Hội Cựu Quân Nhân Tham Chiến Tại Việt Nam (Vietnam Veterans Association).
Khi người viết truy cập trên mạng internet để tìm dữ liệu cho bài viết này thì người viết có tìm thấy một bản thông cáo báo chí từ chính văn phòng của tổng trưởng bộ Cựu Chiến Binh Sự Vụ mà nội dung có phần nào mang tính đạo đức giả khi so sánh nó với hành vi của tổng trưởng Bruce Billson khấu đầu khuất phục tiếp tay cộng sản Việt Nam, dùng $40,000 trợ cấp để đòi hạ Cờ Vàng tại Tượng Đài Chiến Tranh Việt Nam ở Dandenong.
Qua bản thông cáo báo chí ngày 17/7, tựa đề “Trợ Cấp Cho Các Hội Đồng Thành Phố Vinh Danh Cựu Chiến Binh Việt Nam”, ông Billson cho biết chính phủ liên bang đã dành sẵn một ngân khoản đáng kể - $150,000 chỉ riêng tại Victoria - để khuyến khích chính quyền cấp HDDTP mở tiệc tiếp tân khoản đãi các cựu quân nhân từng tham chiến ở Việt Nam trong dịp kỷ niệm 40 năm trận đánh Long Tân. Ông Billson hô hào “Tôi khuyến khích các thị trưởng và các HDDTP hãy làm việc với cộng đồng cựu chiến binh ở địa phương của mình cũng như các tổ chức cựu quân nhân để tổ chức những buổi tiếp tân hầu vinh danh việc phụng sự và sự hy sinh của những người quân nhân Úc tham chiến ở Việt Nam. Những người cựu chiến binh này cần được tri ân từ cộng đồng địa phương của họ...”
Trong khi một mặt hô hào công khai và ầm ĩ như vậy, thì mặt khác, ông lại âm thầm tìm cách tạo áp lực để sỉ nhục lương tâm của nước Úc, bôi nhọ niềm tự hào của các cựu quân nhân Úc từng tham chiến tại Việt Nam. Lá Cờ Vàng vốn là một di tích lịch sử, vốn là một biểu tượng của Tự Do, của Dân Chủ mà hơn 500 chiến sĩ Úc đã hy sinh mạng sống để bảo vệ, lại bị ông Billson dùng mãnh lực đồng tiền để ép buộc hội cựu quân nhân Dandenong và Ủy Ban Điều Hành Tượng Đài Chiến Sĩ Úc Việt phải tháo gỡ hầu có thể lấy lòng chế độ CSVN, một chế độ khét tiếng thế giới về những tội ác man rợ, độc tài, phi nhân trong suốt nửa thế kỷ qua.
Sự kiện bộ Cựu Chiến Binh dùng tiền trợ cấp như một áp lực ngăn cấm treo Cờ Vàng tại Tượng Đài Chiến Sĩ Úc Việt Dandenong - Victoria là một kinh nghiệm khó quên, nhắc nhớ chúng ta luôn đề cao cảnh giác, đặc biệt là khi chúng ta có những dự án những công trình phải một phần trông cậy vào trợ cấp của chính phủ liên bang, tiểu bang... Chẳng hạn như dự án xây cất Tượng Đài Chiến Sĩ Úc Việt tại Albert Park ở Queensland. Bản tin ngày 14/7/06 từ văn phòng của TNS Santo Santoro thuộc đảng Tự Do Liên Bang, người đã từng yểm trợ cho cộng đồng người Việt tại Úc chống VTV4, cho biết ông Bruce Billson vừa đồng ý chấp thuận cấp cho dự án này $40,000 Úc Kim! Mặc dù cho đến nay, không có bất cứ điều khoản nào cho thấy Tổng Trưởng Bruce Billson đặt điều kiện hạ Cờ Vàng tại Tượng Đài, nhưng với lá thư sỉ nhục nước Úc, đòi hạ Cờ Vàng, gửi cho Ủy Ban Điều Hành Tượng Đài Chiến Sĩ Úc Việt Dandenong - Victoria, chúng ta có quyền nghi ngờ mọi thiện chí của Tổng Trưởng Bruce Billson.
Trước việc làm phi lý của Tổng Trưởng Bruce Billson, Ủy Ban Điều Hành Tượng Đài Chiến Sĩ Úc Việt Dandenong - Victoria đã hành xử thật đúng đắn khi thẳng thắn từ chối không nhận lãnh số tiền $40,000 của Bộ Cựu Chiến Binh Úc. Đặc biệt, ông Nguyễn Thế Phong, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tiểu Bang Victoria kiêm Đồng Chủ tịch Ủy Ban Điều Hành Tượng Đài Chiến Sĩ Úc-Việt Dandenong-Victoria, cũng đã kịp thời lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ Tổng Trưởng Bộ Chiến Binh Úc Bruce Billson. Không những thế, ông Phong còn tỏ ra quan ngại sâu xa đến sự độc lập của nước Úc trước sự xâm phạm chủ quyền một cách trắng trợn của CSVN.
Trước việc làm nhục nhã của ông Bruce Billson, Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh Liên Bang, báo chí Úc đã phản đối; người Úc cũng đã phản đối; và Ủy Ban Điều Hành Tượng Đài Chiến Sĩ Úc Việt Dandenong - Victoria cũng đã thẳng thắn lên tiếng phản đối. Tuy nhiên, bên cạnh những phản đối đó, dư luận cộng đồng Úc cũng như Việt, còn trông đợi ở sự lên tiếng phản đối vô cùng cần thiết và chính đáng của Tổng Hội CQN và CDDNVTD Liên bang Úc Châu.
So với Hoa Kỳ, nước Úc có nhiều điểm tương đồng: Cùng là đồng minh với VNCH trong chiến tranh Việt Nam; Cùng trực tiếp tham chiến bảo vệ Miền Nam Tự Do; Cùng có những quân nhân đã hy sinh vẻ vang trong cuộc chiến; Cùng theo thể chế tự do dân chủ; Cùng tiếp nhận và định cư thật đông đảo người Việt tỵ nạn cộng sản... Vậy mà tại Hoa Kỳ, trong khi Cờ Vàng lần lượt được chính thức vinh danh tại hàng loạt thành phố, thị xã, tiểu bang, trong đó có cả tiểu bang California, thì trái lại, tại Úc, việc vinh danh Cờ Vàng luôn luôn gặp khó khăn với nhiều cạm bẫy. Đồng ý, bên cạnh những điểm tương đồng, Úc và Hoa Kỳ cũng có những điểm dị biệt. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra, sự khó khăn trong việc vinh danh Cờ Vàng tại Úc có đúng chỉ thuần tuý bắt nguồn từ những dị biệt đó, hay còn bắt nguồn từ những âm mưu thao túng của những kẻ thân cộng nằm vùng ngay trong cộng đồng chúng ta"""
Tương tự việc chiếu VTV-4 trên đài truyền hình SBS, hành động sỉ nhục nước Úc của ông Bruce Billson cũng cho thấy, bên cạnh áp lực của CSVN, còn có những nhân vật "hoạn quan" gốc Việt khoác áo tỵ nạn, luôn luôn tung hứng với CSVN, tạo cho chính giới Úc có những ảo tưởng sai lầm, không tin tưởng vào lập trường chính trị trước sau như một, quyết chống CS để giành tự do dân chủ cho VN, của cộng đồng người Việt tại Úc. Và chính vì những ảo tưởng sai lầm này, nên nhiều chính khách, công chức cao cấp Úc, đã phạm phải những sai lầm vừa ấu trĩ, vừa nghiêm trọng, vừa mất chính nghĩa, lại vừa trái ngược với đạo lý và truyền thống tự do dân chủ của Úc.


Cơ Hội Mới cho Trung Đông - Phỏng vấn Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice

LTS: Tiến sĩ Condoleezza Rice, sinh ngày 14-11-1954, tốt nghiệp cử nhân khoa học chính trị tại đại học Denver năm 1974, cao học tại đại học Notre Dame 1975, tiến sĩ tại đại học Denver năm 1981, và được nhiều viện đại học danh tiếng lần lượt trao bằng tiến sĩ danh dự như Morehouse College năm 1991, University of Alabama năm 1994, University of Notre Dame năm 1995, National Defense University năm 2002, Mississippi College School of Law năm 2003, University of Louis- ville, và Michigan State University năm 2004, Boston College năm 2006... Với tài năng và kiến thức ngoại hạng trong lĩnh vực chính trị và bang giao quốc tế, ngay từ đầu thập niên 1980, Bà đã nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ Hoa Kỳ trước khi trở thành Cố Vấn An Ninh Quốc Gia vào tháng Giêng năm 2001, và chính thức trở thành ngoại trưởng thứ 66 của Hoa Kỳ vào ngày 26-1-2005. Năm nay 51 tuổi, chưa một lần kết hôn và cũng không có con, nên Bà dành hầu hết thời gian và tâm trí vào công vụ và nghiên cứu. Tuy bị một số người ghen tỵ gọi Bà là "người đàn ông mặc váy", Bà Rice lúc nào cũng duyên dáng, đậm đà nữ tính, trong những bộ vét đắt tiền của Armani, Oscar de la Renta, và luôn luôn phảng phất hương vị son môi chọn lọc của Yves Saint Laurent. Ngoài sở thích sưu tập giầy, đặc biệt là giày gót nhọn, Bà Rice còn thích trượt băng, và hầu như mỗi tuần đều chơi piano một vài giờ. Gần đây, trước những biến động tại nguy hiểm tại Trung Đông, Hoa Kỳ cũng như thế giới đã đặc biệt tỏ ra tin cậy vào khả năng lèo lái của Bà. Sau đây, SGT trân trọng giới thiệu phần lược dịch của Phạm Thái Lai, về một số đoạn quan trọng trong cuộc phỏng vấn Bà Rice do phóng viên Tim Russert, thuộc chương trình Meet The Press của đài truyền hình NBC Hoa Kỳ thực hiện vào Chủ nhật, 6/8 vừa qua.

*

PV Russert: Như Bà đã biết, vừa qua tại Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ và Pháp đã đề nghị một giải pháp nhằm tái lập hòa bình tại Trung Đông. Ngay sau đó, tổ chức Hezbollah và chính phủ Lebanon lên tiếng phản đối, trong khi Do Thái thì vẫn tiếp tục gia tăng mức độ tấn công vô lãnh thổ Lebanon. Phải chăng như vậy, đề nghị này đã bị khai tử trước khi nó có thể được thông qua tại LHQ"
NT Rice: Ông nên biết, cho đến nay, LHQ chưa bỏ phiếu thông qua đề nghị này. Trong một hai ngày sắp tới, Hội Đồng Bảo An LHQ sẽ thảo luận về đề nghị của chúng ta, rồi sau đó LHQ sẽ bỏ phiếu quyết định. Và một khi cộng đồng quốc tế [LHQ] đã có quyết định rồi, thì khi đó các phe phái không thể không tôn trọng. Hôm qua, tôi đã trao đổi với cả Do Thái lẫn Lebanon, đây chỉ là đề nghị, đặt ra những nguyên tắc căn bản để có thể chấm dứt chiến tranh và giúp cho hai bên đi đến một thỏa thuận ngưng bắn vĩnh viễn, với sự hiện diện của lực lượng bảo an quốc tế.

PV Russert: Bà có nghĩ hòa bình tại Trung Đông sẽ được tái lập cho dù lực lượng quân sự của tổ chức Hezbollah vẫn còn tồn tại"
NT Rice: Tôi có thể nói, tất cả người Lebanon, ngoại trừ những ai thuộc tổ chức Hezbollah, đều đồng ý, hòa bình Trung Đông không thể tái lập khi nào tổ chức Hezbolla tiếp tục có những hành động gây hấn, như duy trì tình trạng một quốc gia trong một quốc gia, tấn công Do Thái, bắt cóc binh lính Do Thái, hay thúc đẩy cả quốc gia Lebanon vào chiến tranh, mà chính phủ Lebanon không hề hay biết, chứ đừng nói đến chuyện chính phủ Lebanon có chấp thuận hay không. Điều này có nghĩa, nếu chính phủ Lebanon muốn hành xử chủ quyền của họ trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia, tất cả những lực lượng võ trang trên lãnh thổ Lebanon phải thuộc quyền kiểm soát của chính phủ Lebanon. Bên cạnh đó, thỏa hiệp Taif Accords năm 1989 và Resolution 1559 về Lebanon phải được thực hiện, và muốn được vậy, cộng đồng quốc tế phải giúp đỡ Lebanon.

PV Russert: Bà nói vậy có nghĩa chính phủ Lebanon sẽ giải giới tổ chức quân phiệt Hezbollah"
NT Rice: Tôi nói là chính phủ Lebanon, quân đội Lebanon, với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, sẽ thực thi chủ quyền của họ trên toàn lãnh thổ Lebanon để bảo đảm tất cả những lực lượng võ trang phải thuộc quân đội Lebanon. Đây là bổn phận của cộng đồng quốc tế và cũng là bổn phận của người Lebanon. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất ở đây là chúng ta phải tập trung vào bước thứ nhất: Chấm dứt mọi hành động có tính bạo lực; và đặt ra những nguyên tắc căn bản có tính chính trị, tạo điều kiện cho một thỏa hiệp ngưng bắn trường cửu...

PV Russert: Nhưng trong chương trình Meet The Press tuần trước, 30/7/06, ông Nouhad Mahmoud, đại diện của Lebanon tại LHQ thì lại khẳng định, việc giải giới Hezbollah không nằm trong chương trình nghị sự của chính phủ Lebanon.
NT Rice: Tôi thiết tưởng ông Nouhad Mahmoud nên đọc Taif Accords và Resolution 1559, vì cả hai văn bản này đều ghi rõ, bổn phận của chính phủ Lebanon là giải giới Hezbollah. Hơn nữa, chính thủ tướng Lebanon cũng đã nhiều lần khẳng định điều này. Có điều tôi phải minh bạch một điểm, việc giải giới Hezbollah chỉ có thể thực hiện được sau khi mọi xung đột phải chấm dứt, và một hiệp ước ngưng bắn phải được thông qua. Tuy nhiên, tình trạng lực lượng võ trang Hezbollah tại nam Lebanon xâm nhập lãnh thổ Do Thái mà không được Lebanon chấp thuận; tình trạng vùng nam Lebanon không có sự hiện diện của quân đội Lebanon, chỉ có sự hiện diện của các lực lượng võ trang Hezbollah;... thì tất cả những tình trạng đó phải được chấm dứt ngay bằng cách lập tức bố trí lực lượng quân đội Lebanon và lực lượng bảo an quốc tế tại vùng nam Lebanon. Sau đó sẽ tiến hành việc giải giới các lực lượng võ trang bất hợp pháp mà chính phủ Lebanon có trách nhiệm thi hành.

PV Russert: Nhưng theo một cuộc thăm dò dân ý, được ký giả Nick Confessore viết trên báo New York Times ngày hôm nay, thì 87% dân Lebanon, trong đó có 80% người Công giáo hậu thuẫn Hezbollah. Trong khi đó, chính sách của Hoa Kỳ thì lại bật đèn xanh cho Do Thái tiếp tục dùng các giải pháp quân sự đối phó với Hezbollah. Thêm vào đó, Bà Ngoại trưởng phải mất ít nhất 2 tuần lễ, mới đặt chân đến Trung Đông. Như vậy, có phải chúng ta đã tạo nên những điều kiện không thuận lợi, khiến cho người Lebanon càng có thêm cảm tình với Hezbollah"
NT Rice: Người dân Lebanon suy nghĩ và có thái độ như thế nào, đó là điều hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng trước hết, hãy nhìn lại những gì đã xảy ra trong 3 tuần qua,  chúng ta sẽ thấy đây không phải là vấn đề Hoa Kỳ "bật đèn xanh" cho bất cứ ai. Vấn đề ở đây là chúng ta phải làm việc trong cơ cấu tổ chức của cộng đồng quốc tế, trước hết là với các quốc gia trong khối G8, rồi các phe phái tranh chấp tại Trung Đông, và bây giờ phải làm việc với Hội Đồng An Ninh LHQ để chấm dứt sự xung đột, cũng như bảo đảm không tái diễn tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến xung đột trong tương lai. Sự thực, như qúy vị đã biết, lịch sử Trung Đông đầy rẫy những thoả thuận ngưng bắn bị vi phạm. Chúng ta biết rõ điều đó. Chúng ta cũng biết rõ, thực tế chính trị tại Lebanon đã tạo nên những xung đột, và nếu thực tế này còn tiếp tục tồn tại, xung đột sẽ tiếp tục xảy ra. Vì vậy, điều quan trọng là làm sao có được những giải pháp gốc rễ, chấm dứt những thực tế nguy hiểm đó. Đó là điều chúngi.  ta đã và đang làm trong thời gian 3 tuần lễ qua, để đặt  ra những nguyên tắc chính trị, ngoại giao, khiến cho những thực tế nguy hiểm kia không thể tồn tại. Nếu như chỉ biết vội vàng đạt đến một thỏa hiệp ngưng bắn tạm thời, mà không chịu giải quyết những nguyên nhân dẫn đến xung đột, thì chỉ trong 6 tháng nữa, chúng ta lại phải ngồi vào bàn hội nghị để bàn về một cuộc ngưng bắn cho một xung đột khác do chính những thực tế nguy hiểm hôm nay gây ra. Và đó là điều chúng ta không muốn một chút nào.

PV Russert: Bà ngoại trưởng có tin Do Thái sẽ có những biểu hiện tự chế cần thiết"
NT Rice: Tôi không muốn đóng vai trò phán xét Do Thái. Nhưng tôi tin là Do Thái có quyền tự vệ. Chính tổng thống Bush cũng đã khẳng định quyền tự vệ của Do thái. Chúng ta cũng luôn luôn minh xác, cuộc tấn công của Do Thái là nhằm vào Hezbollah, chứ không phải là Lebanon.

PV Russert: Gần đây khi đề cập đến cuộc xung đột tại Trung Đông, Tổng Thống Bush tuyên bố "đó là một cơ hội mới". Nhận xét về lời tuyên bố của Tổng Thống, Richard Haass, người từng làm việc trong nội các của Tổng Thống Bush Cha trước đây, và hiện là chủ tịch Hội Đồng Ngoại Giao, đã nói, ông ta phải phì cười khi nghe Tổng Thống Bush có lời tuyên bố lạc quan như vậy. Ông Hass đã mai mỉa, "Một cơ hội mới! Lạy Chúa, xin tha lỗi cho tôi. Đã lâu lắm, tôi không được một trận cười nghiêng ngửa như vậy, vì đây là chuyện nực cười nhất tôi nghe được trong suốt thời gian dài vừa qua. Nếu đây là một cơ hội mới, thì Iraq sẽ thế nào" Chẳng lẽ Iraq là cơ hội ngàn năm một thuở hay sao"" Bà Ngoại trưởng nghĩ sao về nhận xét này của ông Haass"
NT Rice: Tôi biết Richard Haass từ lâu, biết rất rõ, và tôi rất ngưỡng mộ khả năng của ông. Nhưng nhận xét của ông về vấn đề này chứng tỏ ông ta rất thiển cận. Nếu mọi người nhìn ngược lại lịch sử của nhân loại thì họ sẽ nhận ra, đằng sau mỗi cuộc khủng hoảng, luôn luôn có một cơ hội tiềm ẩn. Cũng vì hiểu rõ nguyên lý này nên trong ngôn ngữ Trung Hoa có một từ bao gồm cả sự nguy hiểm lẫn cả cơ hội, đó là từ "nguy cơ" (weiji). Dân tộc Trung Hoa rất thâm thúy và họ đã nghĩ rất đúng. Bất cứ sự khủng hoảng nào cũng tiềm ẩn trong đó cả sự nguy hiểm lẫn cơ hội. Hiểu rõ điều đó, nên đứng trước cuộc khủng hoảng tại Trung Đông hiện nay, Tổng Thống Bush đã quyết tâm giành lấy cơ hội để tạo nên một Trung Đông mới. Nhìn vào tình hình Trung Đông trong thời gian qua, ai cũng phải đồng ý, đó là vùng đất của thảm kịch, với 300,000 người Iraq bị chôn trong những cuộc thảm sát tập thể; quyền lợi và hạnh phúc của người Palestine bị Yasser Arafat thao túng, lũng đoạn; quốc gia Lebanon thì bị Syria chiếm đóng dẫn đến tình trạng một quốc gia trong một quốc gia, trong đó lực lượng võ trang Hazbollah tha hồ tung hoành... Trước những thực trạng đau lòng đó, ai cũng phải công nhận, đã đến lúc Trung Đông phải có cơ hội để được thay đổi, và Hoa Kỳ cũng như cộng đồng quốc tế phải biết chớp nhoáng giành lấy cơ hội đó để đóng góp và giúp đỡ Trung Đông thực hiện được sự thay đổi này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.