Hôm nay,  

Góc Nhạc Cổ Điển: Nhạc Cổ Điển Thời Lãng Mạn (romantic Era)

02/08/200600:00:00(Xem: 2000)

Chúng tôi mong nhận được mọi ý kiến đóng góp và bài vở của bạn đọc về mọi vấn đề liên quan đến nhạc cổ điển như ca kịch opéra, ballet, kỹ thuật (recording), album mới, concert bạn mới đi nghe...Thư từ bài vở xin gởi về

classical@vietbao.com

Thời lãng mạn có thể được kể vào khoảng 1790 cho đến 1910.  Chữ "lãng mạn" là để nói về những đặc tính trong nhạc thời này như là sự mơ mộng, viễn vọng, cảm xúc.  Những tính chất này được xem nặng hơn là những tính chất khác trong âm nhạc mà thời Cổ Điển cho là quan trọng, như là sự quân bình, khuôn khổ, và mỹ quan.

Ludwig van Beethoven (1770-1827) là người đầu tiên ly khai khỏi những khuôn khổ, lề lối mà lúc đó người ta cho là hoàn thiện.  Ông bắt đầu đặt những cảm xúc vào nhạc với những piano sonata như Pathetique năm 1799 và Moonlight (Sonata quasi una fantasia) năm 1801.  Không những rời bỏ nếp cũ, ông còn phá vỡ tất cả những nền móng của thời trước.  Bất cứ thể (form) nhạc nào qua tay Beethoven đều biến dạng.  Từ giao hưởng, tứ tấu dây, piano sonata tất cả đều mang khuôn mặt mới.  Những bản giao hưởng số 3, 5, 6, 7, 9 là những lăng tẩm cho ngàn đời sau chiêm bái.  Giao hưởng số 3 được coi là sự khởi đầu phong trào.  Giao hưởng số 5 đã gây một chấn động lớn khi trình diễn lần đầu năm 1808.  Tác phẩm này cũng bắt đầu sự phá cách của thể giao hưởng khi ông nối liền chương 3 với chương 4; nghĩa là giữa hai chương không có sự ngừng nghỉ gì cả.  Giao hưởng số 6 là tác phẩm đầu tiên miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên; tiềm tàng nền móng cho nhạc chương trình (program music).  Giao hưởng số 9, mệnh danh Choral Symphony, hoàn tất năm 1824 khi Beethoven đã hoàn toàn điếc, có thể được xem là tác phẩm âm nhạc vĩ đại nhất mà nhân loại có thể tạo nên.  Một lần nữa Beethoven lại phá cách thể giao hưởng khi ông cộng thêm một chương cuối với dàn hợp xướng.  Tác phẩm này đã ảnh hưởng sâu đậm đến nhiều nhà soạn nhạc lớn các thế hệ sau như Johannes Brahms (1833-1897), Anton Brucker (1824-1869), và Gustav Mahler (1860-1911).  Lần đầu tiên âm nhạc chuyên chở tư tưởng, rung động, hoài bão, hoan lạc, miêu tả cảnh vật, tình yêu, sầu, tuyệt vọng, lòng ái quốc, sự căm phẫn v.v..  Lần đầu tiên con người nghe nhạc lãng mạn.

Sau khi chứng kiến Beethoven một tay phá nát tiền đồ của Haydn và Mozart, các nhạc sĩ tha hồ phóng túng trong sáng tác.  Bây giờ thì ai cũng có thể phá cách và nguồn cảm hứng có thể bất cứ là từ đâu.  Hector Berlioz (1803-1869) viết Symphonie Fantastique năm 1830.  Đây là tác phẩm đầu tiên sáng tác vì ảnh hưởng những biến cố bên ngoài như là có "định ý" (idée fixe).  Tác phẩm này được trình bày kèm theo một văn bản diễn giải tỉ mỉ ý nghĩa của tác phẩm, đã khiến Francois-Joseph Fétis, viện trưởng nhạc viện Brussels, Bỉ gọi tác phẩm này là "phi âm nhạc" (non music).  Ông ta cho rằng âm nhạc tự nó đã truyền đạt ý tưởng, không cần phải có ngoại vật hoặc bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh.  Robert Schumann (1810-1856) đã viết bài bênh vực tác phẩm này nhưng không bênh vực cả chương trình nhạc.

Từ đó đã xảy ra sự rạn nứt giữa hai trường phái.  Một bên, từ những người theo trường phái Johannes Brahms, cho rằng âm nhạc phải tuyệt đối và dựa trên những khuôn mẫu đã được sắp đặt từ trước, thí dụ như thể sonata.  Phía bên kia, vịnh vào Richard Wagner (1813-1883) làm điển hình, đối lại rằng nhạc có thể dùng bất cứ ngoại vật gì như văn, thơ, kịch, ca khúc để lấy cảm hứng, và toàn bộ (nhạc và những dữ liệu khác) cũng là một thể (form).  Cả hai phe rốt cuộc lại quay về với Beethoven để làm hộ chứng.  Và tất cả đã phải để cho Franz Liszt (1811-1886) chống chế cho tư tưởng rằng nhạc có thể khởi hứng từ những ảnh hưởng bên ngoài.  Nhạc chương trình (program music) bắt đầu từ đây.

Về tầm vóc (size), các thể nhạc về sau đã trở nên quá độ.  John Field (1782-1837) và Frederic Chopin (1810-1849), đa số nhạc của họ là các tiểu phẩm dài chừng vài phút.  Mặt khác những giao hưởng của Gustav Mahler thường dài hơn một tiếng đồng hồ.  Bản số 3, có lẽ là tác phẩm dài nhất, 93 phút.  Về phối khí (orchestration), thời lãng mạn đã sản xuất ra những tác phẩm viết cho những dàn nhạc khổng lồ.  Giao hưởng số 8 của Mahler (khẳng định) là tác phẩm sử dụng dàn nhạc lớn nhất.  Khi ra mắt lần đầu tiên tại Munich năm 1910 do chính Mahler điều khiển, ngoài dàn nhạc đại hòa tấu (full orchestra) và organ, ông còn dùng một dàn kèn đồng gồm 8 trumpet và 3 trombone ngoại vi (offstage); nghĩa là đứng bên ngoài sân khấu.  Thêm vào đó ông còn vận dụng 2 dàn hợp xướng nam nữ tổng cộng 500 người, 1 dàn hợp xướng đồng ấu nam (boy choir) gồm 350 em trai, và 8 đơn ca bao gồm 3 soprano, 2 alto, 1 tenor, 1 baritone, và 1 bass.  Tổng số nhạc công ngày đó lên đến 1000 người.  Vì thế tác phẩm này được mệnh danh là Symphony of a Thousand.

  Ngày nay có lẽ chúng ta nghe nhạc thời lãng mạn nhiều hơn tất cả các thời đại khác.  Phải chăng con người sinh ra vốn đã lãng mạn"  Chúng ta (loài người) trong đời thế nào cũng có những giây phút rung cảm. Nhạc thời lãng mạn đáp ứng đúng nhu cầu đó, và nó có vẻ rất tự nhiên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.