Hôm nay,  

World Cup Là Nhân Quyền

09/07/200600:00:00(Xem: 2346)

Bạn có thể chỉ thẳng vào các hậu trường còn u ám của nhân lọai phía sau sân cỏ World Cup và than phiền rằng chẳng có bao nhiêu các giá trị gọi là quyền người hay quyền lao động đối với rất nhiều người dân thấp cổ bé miệng đã góp sức hình thành World Cup. Đúng vậy, thế giới chúng ta rất là bất tòan. Bạn biết rõ như thế, đặc biệt vì bạn đang bị vây bủa phía sau bức màn sắt độc tài tòan trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nơi mặt ngòai bao giờ cũng lộ vẻ rất vui và đẹp nhưng bên trong lại đầy sầu thảm và tàn bạo khốc liệt. Nhưng bạn ơi, bất chấp mọi bất tòan, chính World Cup vẫn là đuốc sáng cho nhân quyền, vẫn là nơi mọi người mong muốn được bứơc vào sân cỏ, mong bứơc vào ghế khán giả, mơ ước nhìn tận mắt và la hét cho hả hết bao nhiêu cơn giận và muộn phiền chất chứa mỗi bốn năm.

Và cứ mỗi bốn năm, y hệt như chu kỳ bốn năm bầu Tổng Thống Mỹ và hầu hết các tổng thống toàn cầu này, thì các cầu thủ lại có cơ hội ra sân tranh bóng, giành Giải World Cup - đó chính là nhân quyền chân thật đó, khi tiếng nói từng người một vẫn được tôn trọng, được lắng nghe mỗi bốn năm. Không hề có đảng nào bám chặt cúp vàng, tự tuyên bố độc quyền lãnh đạo sân cỏ. Trời ạ, có ai mặt dầy lắm để khi bứơc ra sân cỏ mà đọc lên Điều 4 Hiến Pháp của nứơc CHXNCHVN là cả thế giới cười bể bụng liền. Trên sân cỏ World Cup, không gì giấu nổi, nhân quyền vẫn hiển lộ trứơc mắt chúng ta sáng rực theo các đường banh.

Tất nhiên phía sau sân cỏ còn rất nhiều điều u ám, có vẻ hệt như những bí mật cung đình Hà Nội hiện nay. Điển hình nhất là trường hợp hội Oxfam vừa phạt thẻ đỏ đối với công ty sản phẩm thể thao Adidas về nhân quyền.

Kelly Dent, đại diện hội Oxfam International, tuyên bố hôm 7-7-2006, "Adidas bây giờ là hãng bảo trợ hàng đầu về trang phục thể thao tại World Cup với đội Pháp vào chung kết và Đức trận bán kết. Nhưng ngoài sân cỏ, công ty xứng đáng lãnh thẻ đỏ vì không hậu thuẫn cho nhân quyền của công nhân."

Bản phúc trình Oxfam ghi rằng vào tháng 10-2005, có tới 33 lãnh tụ công đòan tại xưởng Panarub ở Indonesia đã bị sa thải sau khi kêu gọi tăng lương cho phù hợp với lạm phát trong cuộc đình công một ngày. Xưởng này làm lọai giày Adidas - các kiểu Predator và +F50.6 TUNIT.

Cuối tháng 5-2006, hội nhân quyền Indonesian Human Rights Commission (IHRC) nói các việc sa thải đó là bất hợp pháp và rằng nhân quyền của công nhân đã bị vi phạm. Adidas mới chỉ định trong lá thư  ngày 15-6 cho Oxfam rằng hãng này hỗ trợ cho các kết luận của (IHRC) và nói sẽ yêu cầu các hãng gia công phải cho các lãnh tụ công đòan vào làm lại.

Nhưng tuần trứơc, thì Adidas chối phăng đi, và bây giờ múôn làm sáng tỏ xem các kết luận của IHRC có tính ràng buộc pháp lý hay không. Adidas còn nói là các công nhân có thể cần khiếu kiện chống lại việc sa thải lên Tòa Tối Cao Indonesia. Trời ạ, hơi đâu mà kiện thưa... có ai nấu cơm hàng ngaỳ cho mình ăn mà dư sức đi kiện thưa.

Thế đấy. Adidas cũng đâu có tôn trọng nhân quyền gì đâu. Câu chuyện nghe có vẻ cũng y hệt như ở quê nhà mình, nhưng ở VN còn bi thảm hơn nữa. Sau các đợt đình công hàng lọat của công nhân Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai… các tháng cuối năm 2005 và đầu năm 2006, công an đã bí mật bắt giam hơn 100 lãnh tụ công nhân. Bản tin về các vụ bắt nguội âm thầm này do hãng thông tấn DPA tường thuật, đăng trên tờ Bangkok Post. Nhưng giữa một đàng sa thải 33 lãnh tụ công nhân, với một đàng bắt cóc cho biệt tin luôn hơn 100 lãnh tụ thợ thuyền thì khác hẳn nhau về tính nhân đạo. Bây giờ thì không ai nhắc gì nữa, và cũng không nghe tin tức gì nữa về 100 công nhân này.

Bạn vẫn chưa tin World Cup là nhân quyền" Thử tới Iran, một trong những nơi bị đàn áp nhất thế giới đặc biệt là với phụ nữ, mà hỏi xem. Như một cuốn phim mới trình chiếu mấy tuần qua, nhan đề "Offside" - nghĩa là "Việt Vị," một lỗi trong bóng đá khi cầu thủ chạy trứơc banh khi qua lằn vạch gần khung thành. Đạo diễn phim này là Jafar Panahi, một thiên tài nghệ thuật điện ảnh Iran, từng xuất hiện với phim đầu tay năm 1995, tựa đề "The White Balloon," được đưa ra tranh giải Oscar nhưng bất ngờ chính phủ Iran ra lệnh rút về để phản đối quốc hội Mỹ quyết định bơm 20 triệu đô la cho các chiến dịch bí mật chống Iran. Mới đây, phim "The Circle" của Panahi đọat giải Gấu Bạc (Silver Bear Prize) trong Đại Hội Điện Anh Berlin năm nay.

 Phim mới nhất, Offside' của Panahi lại bị cấm chiếu ở Iran, cùng số mệnh với 2 phim trứơc của ông - phim Crimson Gold (2003), một phim về người giao bánh pizza bị xô đẩy vào tội ác, và phim The Circle (2000), một phim về phụ nữ trong một xã hội kỳ thị phụ nữ.

Phim Offside có nhân vật chính là cô Akram (Golnaz Farmani), người rất say mê xem bóng đá, nhưng xã hội Iran lại cấm phụ nữ vào các vận động trường xem. Thế là cô bèn giả trai, ngồi trên xe búyt các ủng hộ viên chạy tới vận động trường Tehran năm 2005 để xem trận đấu vòng lọai World Cup. Trong khi các ủng hộ viên khác trên xe búyt hét hò khẩu hiệu "Iran muôn năm! Đả đảo Bahrain!" thì cô Akram ngồi co ro với mũ cap chụp xuống phủ tóc. Các màu cờ Iran chấm vào hai má cô cũng y hệt như nhiều nam thanh niên cuồng nhiệt khác. Cô là phái nữ duy nhất trên xe búyt này.

Khi tới vận động trừơng, cô Akram nhận ra một số cô khác cũng tìm cách vượt lệnh cấm phụ nữ vào xem bóng đá: một cô thì đeo kính đen lọai của người mù và cầm gậy trắng (cái đẹp của nghệ thuật là nơi đây, khi giả làm người mù để vào xem bóng đá); còn một cô khác thì giả làm quân nhân, mặc đồng phục nhà binh.

Các anh con trai nhận ra các cô ngụy trang này thì sửng sờ. Một anh giở giọng hiệp sĩ, "Để anh giúp cô em nếu có chuyện rắc rối." Nhưng cô Akram từ chối liền, "Đừng làm anh hùng thế."

Khi cô tìm cách mua vé chợ đen, thì tên đầu nậu nhận ra nên từ chối, "Tôi không để cho cô em vào giữa đám đàn ông con trai được." Xã hội Iran thế đấy, khi các ông kỳ thị phụ nữ, lại sống bằng nghề mánh mung chợ đen nhưng vẫn giữ gìn nguyên tắc hiệp sĩ. Nhưng công an thì không lịch thiệp gì: nhận ra cô giả trai, họ bắt cô và đưa về giữ chung với 4 cô khác cũng giả trai vào xem. Các cô súyt nữa thì được may mắn cùng chia sẻ chung niềm hạnh phúc với 100,000 nam khán giả ngòai kia - các cô bị giam trong lúc tiếng còi ngòai sân ré lên, tiếng hò hét của 2 phe ủng hộ   Iran và Bahrain từng đợt ào lên… Trong lúc 5 cô thiếu nữ đội mũ che phủ kín tóc nhìn nhau.

Đơn giản lắm, World Cup là nhân quyền. Nơi đó mọi người bình đẳng, cùng được quyền nhìn, được quyền la hét tùy thích, được quyền tự do ủng hộ phe áo đỏ hay phe áo trắng, được phép giận dữ la mắng trọng tài, được phép lớn tiếng đòi đuổi người này người kia ra sân…

Bạn có thấy hình ảnh tương đồng nào ở quê nhà chưa" Thực sự không hề có trận bóng đá thực nào ở quê nhà. Tất cả đều là bán độ theo Điều 4 Hiến Pháp. Trong 83 triệu dân Việt Nam trong nứơc, tới 80 triệu người bị cấm vào sân cỏ chính trị, y hệt như 5 thiếu nữ bị công an Iran bắt ngòai sân cỏ World Cup. Còn 3 triệu đảng viên CSVN vào vận động trường thì cũng không có quyền được nhìn (họ chỉ nhìn trong vòng rào chi bộ đảng, bị cấm nhìn xa hơn), không có quyền la hét tùy thích (họ chỉ có quyền ném đá la hét theo chỉ thị), không có quyền lựa chọn phe để ủng hộ vì không có phe đối lập nào, không có quyền la mắng trọng tài (nhất là khi đụng tới Trọng Tài Vĩ Đại Bác Hồ, thì sẽ bị phạt 2,000 đô la liền), và do vậy không có quyền đòi đuổi người này người kia dù đó là những người từng ký giấy nộp đất và dâng biển cho Trung Quốc…

Bạn có thấy còn biết bao nhiêu cô Akram ở quê nhà mình - tính ra thực sự là 83 triệu đấy, vì nói cho cùng, chỉ 15 người hay 150 người là còn có quyền tương đối để nói.

Vào sân World Cup đi… nơi đó sẽ không gì giấu được. Đá dở là bị la hét liền. Nơi đó cũng không ai gian lận nổi. Khi ra sân cỏ, ông Hồ không thể biến hình thành nhà biên khảo Trần Dân Tiên, lại càng không thể ngụy trang giả gái làm nữ phóng viên T. Lan. Chạy ra sân cỏ là thấy lộ liền.

Bây giờ thì không có World Cup ở quê nhà, thậm chí cũng không có bóng đá thực ở quê nhà. Còn tệ hại hơn bóng tối sau lưng Adidas, còn tàn bạo hơn chính sách kỳ thị nam nữ ở Iran.

Hãy về quê nhà mà hỏi Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang, người vừa bị công an ùa vào nhà tịch thu hơn ba chục cúôn photocopy… Hãy về quê nhà mà hỏi Đỗ Nam Hải, người bị công an đòi phạt 20 triệu đồng vì 12 cuốn photocopy… Hãy về quê nhà mà hỏi nhóm thơ Mở Miệng, nơi các thi sĩ bị cấm mở miệng, cấm in sách... Và nhiều người cầm bút khác nữa.

Không chỉ cầm bút. Không chỉ lên tiếng. Mà mọi hình thức nhân quyền đều bị cấm. Tất cả đều phải đứng trong dàn đồng ca vĩ đại. Nơi đó, ngoài dàn đồng ca, những người như Hòa Thượng Thích Quảng Độ, LM Chân Tín, cụ Hòang Minh Chính… đang bị công an dựng rào vây chặt ở một góc phòng. Y hệt như cô Akram trong phim, một World Cup thực sự chưa xuất hiện ở quê nhà. Vì World Cup chính là nhân quyền, từ sân cỏ tới ghế ngồi khán giả.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.