Hôm nay,  

Kỷ Niệm Ngày Quân Lực 19-6: Nghĩ Về Người Vợ Lính

25/06/200600:00:00(Xem: 1835)

Kỷ niệm ngày QLVNCH, đúng 8 giờ sáng Thứ Hai, 19-6-2006, Lễ Thượng Kỳ và Đặt Vòng Hoa Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong tưởng nhớ các chiến sĩ trận vong Việt Úc đã hy sinh trong cuộc chiến chống CS bảo vệ tự do cho Miền Nam VN trước năm 1975, đã được cử hành trang nghiêm tại đài kỷ niệm chiến sỹ Úc-Việt , Cabra Vale Park. Tham dự Lễ Thượng Kỳ và Đặt Vòng Hoa, có sự hiện diện của Bs Nguyễn Mạnh Tiến (Chủ tịch CĐNVTD Liên bang Úc Châu), ông Võ Trí Dũng (Chủ tịch CĐNVTD-NSW), ông Mai Đức Hoà (Chủ tịch Tổng Hội CQNQLVNCH Úc Châu), Ông Trần Đức Nhuận (Chủ Tịch Hội CQNQLVNCH/NSW) cùng một số hội đoàn đoàn thể, truyền thông báo chí và anh em CQN đại diện các quân binh chủng, cùng khoảng 150 đồng hương tham dự. Ngoài ra còn có một số quan khách và đại diện CQN thuộc quân đội Hoàng Gia Úc.
Bước vào buổi lễ, sau khi chào quốc kỳ, quân kỳ là nghi thức truy điệu, tưởng niệm các bậc tiền nhân dựng nước, những anh hùng liệt sỹ và đồng bào đã hy sinh cho chính nghĩa tự do. Kế đến là lời khấn do ông Nguyễn Văn Sĩ (Gia đình Nguyễn Trãi) diễn đọc. Trong lời khấn, cũng nhắc nhở nhiều đến tinh thần Danh dự - Tổ quốc -Trách nhiệm của người chiến sỹ VNCH phải luôn được ghi nhớ và bảo tồn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chúng ta cũng không bao giờ quên công ơn các chiến sĩ Việt - Úc đã hy sinh trong công cuộc bảo quốc an dân tại Miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và nguyện xin những anh hồn linh thiêng phù hộ cho những người còn sống được vững bền ý chí để có thể hoàn tất con đường chính nghĩa còn dang dở....
Nhắc đến những chiến sỹ đã hy sinh, khiến cho những tâm hồn còn tha thiết đến quê hương phải nghiêng mình ngưỡng phục mà cúi đầu tự vấn lại chính mình.... Hơn nữa, bổn phận và trách nhiệm của người lính VNCH chưa thể chấm dứt, mà còn phải tiếp tục tranh đấu cho đến khi quê hương thực sự có tự do, dân chủ và thanh bình, bởi đối với người lính VNCH thì dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta có thể ra khỏi quân đội, nhưng quân đội không thể ra khỏi trái tim chúng ta...
Sau khi đăt các vòng hoa tưởng niệm, mọi người lần lượt dâng hương và buổi lễ được kết thúc vào lúc 8 giờ 40 cùng ngày.
Ngoài ra, theo truyền thống Kỷ Niệm Ngày Quân Lực hàng năm, năm nay BCH Hội CQN/QLVNCH/NSW cũng đã tổ chức Dạ Tiệc Tiếp Tân tại nhà hàng Crystal Palace với sự tham dự đông đủ quan khách đại diện CĐNVTD Liên Bang, Tiểu Bang; các hội đoàn đoàn thể; các cơ quan truyền thông, cùng khoảng trên dưới 600 quý đồng hương, bao gồm phần lớn cựu quân nhân và gia đình.
Đặc biệt, nhân dịp Kỷ Niệm Ngày Quân Lực 19-6 năm nay, Sàigòn Times hân hạnh được ông Võ Đại Tôn gửi cho bài viết nhan đề "Nghĩ Về Người Vợ Lính", trong đó ông ghi lại một cách xúc động hình ảnh người vợ lính VNCH trải qua những năm tháng binh lửa của quê hương đất nước. SGT chân thành cảm ơn ông Võ Đại Tôn, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả bài viết của ông.

*

Nghĩ Về Người Vợ Lính

Đêm xứ người, trời bỗng nhiên trở lạnh. Chập chờn qua khói thuốc còn đọng lại trong căn phòng âm u, tôi nghe tiếng nấc của bà quả phụ Thiếu Tướng Lê Văn Hưng thoát ra từ cuộn băng ghi âm: “Xin mình cho em chứng kiến giây phút cuối cùng của mình…”. Một tiếng đạn nổ, khô khắc vang lên từ ống loa hay từ một thuở nào trong cơn biến loạn. Có lẽ cũng từ lòng tôi. Ngậm ngùi, tôi đứng dậy tắt máy. Nhìn ra khung cửa mù sương, trí tưởng nhạt nhòa lại đưa tôi về một vùng trời hẻo lánh Tiền Giang với khu đồn Giồng Riềng bó rọ trong mấy vòng kẽm gai hoen rỉ và mười sáu quả lựu đạn cuối cùng. Nghĩa Quân Lê Văn Hùng và người vợ lính Phạm Thị Thàng....
Hơn 30 năm về trước, thuở tóc tôi chưa đau từng sợi bạc. Tôi đã dẫn quân tăng viện, chiếm lại khu đồn sau trận tiến công biển người của địch. Trong khói lửa ngập vùng, hỏa châu bừng sáng, tiếng nấc của thương binh và tiếng vặn mình của gỗ sắt hòa lẫn với tiếng nổ rời rạc của vài viên đạn gặp lửa bùng lên. Nghe anh phó đồn cụt chân kể lại: "Sau khi chồng bị tử thương, chị Thàng ẵm hai con nhỏ núp sau ụ đất với một thùng lựu đạn 16 quả. Cánh tay của người vợ lính vung lên, từng tiếng nổ ầm, át cả tiếng khóc trẻ thơ. Mười lăm quả lựu đạn vút đi, ngăn chân biển địch.

Thùng lựu đạn chỉ còn đây một quả
Em dâng anh với cả tình yêu …

Chị Thàng đã tự sát cùng hai con để đi theo chồng là Nghĩa Quân Lê Văn Hùng vào cõi vĩnh hằng, cô đơn, côi cút và âm thầm trong cuộc chiến. Người vợ lính đã nuôi con bằng gạo Quân Tiếp Vụ, hạnh phúc bình thường qua bữa cơm với cua đồng cá nội. Ảnh của chị đã được treo lên tại góc đường Hồng Thập Tự và Lê Văn Duyệt ở Saigon một thuở nào giữa dòng người thờ ơ qua lại. Người phụ nữ miền Nam với nụ cười đơn sơ chất phác, e ấp qua mảnh khăn rằn. Từ Bến Hải đến Cà Mau, bước chân của người vợ lính ẵm con đã đi theo chồng khắp bốn vùng chiến thuật. Không có những móng chân đỏ hồng nhưng đã tạo nên những vần Thơ dường như huyền sử.
Tôi quay lại bấm máy. Tiếng của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn vang lên qua từng loạt đạn nổ … “Thiếu Tướng biểu y lệnh hả Chị" Dạ, tôi sẵn sàng…” Tôi lại tắt máy, không dám nghe nữa, có lẽ vì mặc cảm tự ti, thấy mình quá nhỏ bé trước những tiếng vọng anh hùng. Lại châm thêm điếu thuốc, ngọn đồi Chu-Prao hiện về. Người nữ sinh sắc tộc Thái Trắng, Đơn Dương, hoa khôi Đà Lạt một thời với tên Đèo-Nàng-Hoa. Lấy chồng là trung sĩ Biệt Kích Trường Sơn, tên Neo-Krông, da sạm đen với bắp tay cuồn cuộn như một nhánh cây rừng. Trong một lần đi toán, Neo-Krông đã không về lại. Tặng tiền tử của chồng cho một viện mồ côi, Đèo-Nàng-Hoa đã đi tu và xin chuyển ra làm việc trong trại cùi ở Qui Nhơn. Có một lần tôi gặp lại nàng khi tôi đến thăm mộ Hàn Mặc Tử. Người nữ sinh vợ lính thuở nào như bóng của huyền thoại đã trở thành Dì Phước. Nhìn cặp mắt đen mà nghe cả tiếng thông reo. Bàn tay của Dì Phước Đèo-Nàng-Hoa đã bắt đầu ửng đỏ bệnh phong, sự thật hay do tôi tưởng tượng" Khi ra khỏi trại cùi, tôi không dám quay nhìn lại, tâm hồn của người vợ lính bình thản đã nạm vàng trong khi bóng tôi bên đường chỉ là hạt bụi. Tiếng thơ của Hàn Mặc Tử lại vọng qua gió thổi rì rào:Run như run hơi thở chạm tơ vàng...
Tiếng của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam trầm buồn nhưng cương quyết: “Làm tướng mà không giữ được nước được thành thì phải chết theo thành theo nước …”. Tôi nghe mủi lòng rưng rưng. Hình ảnh của người vợ lính ven sông Thu Bồn dắt con qua bao chuyến tàu chợ từ Quảng Nam ra miền Bắc tìm chồng trong tù cải tạo. Nước mắt âm thầm chảy xuống dặm đường cay nghiệt, chân giẫm lên sỏi đá hận thù. Một gói đường phèn, một lon muối ớt, với tất cả tình thương mộc mạc, đơn sơ như thửa ruộng bờ đê, chắt chiu từng đồng, lặn lội suốt gần tháng trường gian khổ để chỉ được vài ba tiếng đồng hồ im lặng nhìn con, nhìn chồng tả tơi trong manh áo tù không án. Tù của một giai đoạn lịch sử oan khiên, tù của một chế độ bạo tàn, mà người mẹ và vợ lính không bao giờ hiểu nghĩa. Gần suốt đời cam phận bóng mờ di chuyển theo chồng qua bao trại gia binh, sinh con trong những khu đồn hẻo lánh, để rồi hôm nay bên cạnh tên cúng cơm lại bị ghi thêm hai từ Vợ Ngụy! Từ ngữ sao mà cay nghiệt, nặng trĩu hận thù! Người vợ lính cũng chẳng hiểu vì sao"
Có người cầm tấm thiệp mời dự Ngày Quân Lực, hai mươi bảy năm rời xa Tổ Quốc, nhếch môi phán rằng : “Quân với Lực làm gì nữa, phí một ngày đi chơi cuối tuần!!!” Tôi cũng cầm tấm thiệp, vặn máy tăng âm cho tiếng vang từ cuộn băng bừng lên, căn phòng dồn dập tiếng đạn xa xưa… Tôi ôm đầu, quặn đau cả lòng. Từ trong tâm tưởng, tôi nghe có tiếng bước chân âm thầm của những người mẹ và vợ lính. Phạm Thị Thàng, Đèo-Nàng-Hoa, … và hàng triệu bóng dáng phụ nữ Việt Nam một thời khói lửa, son sắt thủy chung, đang nhìn tôi qua màn sương lạnh. Nỡ nào quên tình đồng đội, quên những người mẹ và vợ lính đạm bạc, không cần lịch sử ghi danh, đã và đang khóc, thương con thương chồng cùng thương Nước với tấm lòng biển rộng trời cao! Hình ảnh của người mẹ và vợ lính sống mãi trong Hồn Dân Tộc với niềm hãnh diện cô đơn.
Rồi một ngày không xa, tôi sẽ được vô vàn diễm phúc đứng bên cạnh đường lịch sử vinh quang rợp bóng cờ vàng để ngắm nhìn các mẹ, các chị, các em, mỉm cười trong ân nghĩa Tình Người:

Gặp nhau biết nói gì hơn
Cười vui trong gió tóc vờn cờ bay!

Võ Đại Tôn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.