Hôm nay,  

Se Lông Mặt (kỳ 3)

07/06/200300:00:00(Xem: 5144)
Chị Ngà hỏi:
-Sao" chị Loan. Treo bảng được chưa" Sợi chỉ nầy tui kéo dài thoòng rồi đa.
Loan ngần ngừ:
-Thì được. Treo thì treo.
Thu chen vô:
-Chị nói sao nghe xụi lơ... Mà sao... bả làm đau thấy cha...
Chị Ngà nổi máu tự ái nghề nghiệp, sừng lên liền:
-Đâu. Ai se lông mặt dám nói hổng đau chỉ tui coi, tui bưng mâm trái cây đi bái sư phụ liền.
Thu nói:
-Em đâu có nói là người ta làm hổng đau. Em chỉ hỏi chị sao chị làm... đau thấy mồ. Có gì mà cự.
Chị Ngà nói:
-Taị tui tức . Mấy người hổng biết mánh lới gì hết. Người ta quảng cáo là hổng đau cho mình bước vô tiệm, ngồi xuống đưa mặt dưới tay họ rồi là đau chớ, hổng đau nhiều cũng đau ít. Mình phải thành thật với khách chớ. Mình phải nói trước cho khách biết là cũng hơi đau đau, như kiến cắn. Nhớ hông, Có Đau Mới Đẹp (tui viết bằng chử Hoa đàng hoàng à) Giải phẩu thẩm mỹ đó, dầu cho có đi tới bác sĩ thượng thặng trả giá cao nhứt như những người nghệ sĩ minh tinh màn bạc nổi tiếng đó, chích mủi thuốc tê đầu tiên vô là đau muốn dẩy tê tê luôn.
Loan giảng hòa:
-Thôi thôi. Đang bàn vụ treo bảng. Đề bảng làm sao chị Ngà"
Chị Ngà nói:
-Thì hổm tui có nói rồi đó. Đề cho kêu: Se Lông Mặt Gia Truyền.
Thanh cằn nhằn:
-Sao bà nầy chịu cái chử “gia truyền” quá vậy há". Đâu phải bán thuốc Hãi Cẩu Bổ Thận ...
Chị Ngà nói bả lả:
-Hổng phải. Gia truyền ý tui muốn nói là Se Lông Mặt bằng tay, nghề học từ trong nhà ra. Mấy người hổng biết chớ có người mới học, bày ra se bằng máy, nghe nói còn đau thấu trời kìa, khó làm nữa. Mình quảng cáo làm bằng tay khách người mình thì dư biết rồi còn khách Mỹ họ cũng khoái mấy cái vụ làm bằng tay lắm nghe, tâm lý mờ, cũng như ai bán những món gì làm bằng tay, ai nấu ăn món nào “home made” là bán đắt hà.
Thanh rù rì:
-Em hỏi thiệt chị Ngà nhe. Ai dạy mà chị biết se"
Chị Ngà đôi mắt mơ màng xa xăm:
-Tui cũng nói thiệt cho nghe, hổng ai dạy hết á, học mình ên. Hồi nhỏ nhà tui ở Chợ Củ, gần đường Hàm Nghi đó nhớ hông, ở chung với người Tàu. Một căn phố hai từng mà chứa năm gia đình. Có bà xẩm ở từng trên ưa xuống se lông mặt cho má tui, thấy ngộ ngộ tui cũng bứt sợi chỉ học cho được. Làm chơi ý mà. Vậy mà bây giờ kiếm ăn...
Vừa nói tới đây chị Ngà lấy tay chậm chậm nước mắt.
Thu nhíu mày:
-Gì vậy chị Ngà.
Chị Ngà hít hít mũi:
-Nhớ bà xẩm quá!.
Loan nói:
-Chị làm tui cũng nhớ nhà quá. Chị còn nhớ Chợ Lớn hông" chị biết trên đường Đồng Khánh đó, ngồi trên lề đường có một bà xẩm già lắm, bả chuyên môn vá quần áo. Bả vá khéo khỏi chê. Cái áo rách một lổ bả vá lại mất luôn cái lổ. Còn bả mạng thì in như sợi chỉ dệt vô vậy đó. Lành lặn. Đâu phải là nghề nghiệp gì đâu" bà già rồi, bà dùng sự khéo tay của mình để kiếm chút đỉnh tiền bỏ túi. Hồi nhỏ mình hổng biết chớ bây giờ nhớ lại thấy tội nghiệp ghê. Bả mang đôi hài bằng vải nhỏ híu như giày của đứa con nít hà, chân đi chập chửng, mới đầu tui tưởng bả có tật sau hiểu ra là chân bả bị bó hồi nhỏ. Hồi xưa bên Tàu ai được bó chân là tiểu thơ đó nghe. Chừng qua Việt nam về già thả lỏng chân ra thành chân có tật luôn.

Loan thở ra, tiếp:
-Gặp như ở đây mỗi lần cần lên lai quần lên trôn áo mấy người thợ sửa đồ trong tiệm giặt ủi đập thẳng tay, mỗi một đường may ăn sáu đồng bạc. Bữa hổm chồng tui bị rớt tàn thuốc lá lủng một lổ lên cái áo lớn, đi mướn người mạng, nó ăn đành đoạn hai mươi lăm đồng bạc!
Láng nói:
-Em cũng nhớ hồi đó có bà xẩm già bán chè. Chè đậu đỏ bột bán nước cốt dừa, chè chí mè phủ, chè đậu xanh, ngày nào bả cũng còng lưng gánh một gánh, dựa gánh chổ ngang bùng binh Sài Gòn, dưới phòng trà Hòa Bình đó, mấy chị còn nhớ hôn" Bả bán chè ngon lắm, ngày nào đi học ngang em cũng ghé lại ăn một chén, đâu có tiền mà ăn nhiều. Một chén nhỏ xíu ăn còn thèm. Ngày nào cũng ăn. Em nhớ có khi bả múc thêm cho em tí xíu... tội nghiệp quá...
Nói rồi Loan Láng cũng lấy khăn giấy ra chậm chậm mắt. Cả tiệm mấy cô cùng ứa ứa, cặp mắt ai cũng đỏ đỏ...
Tuấn Khải Vinh cùng cười rộ lên. Khải nói:
-A. Các chị nầy lạ thật. Đang bàn cải vấn đề tấm bảng treo quảng cáo Se Lông Mặt rồi bây giờ bổng dưng ai cũng ngồi trù thế kia" Thôi thôi chuyện quá khứ xưa như quả địa cầu rồi bỏ qua bỏ qua nhắc lại làm chi cho mặt mày ủ dột nhăn nhó như khỉ mút chanh thế kia các chị"""
Xây qua chị Ngà Vinh hỏi:
-Vậy chị Ngà có biết tiếng Tàu hông"
-Biết sơ sơ. Tụi bây con trai vô tâm, có bao giờ nhớ tới mấy “chiện” kỷ niệm vậy đâu, ba thằng quỷ chùa chắc chỉ biết ăn rồi đi phá làng phá xóm.... Các chị đây đang buồn nhớ nhà nhớ quê hương muốn chết mà ba tên hà bá tam đại gian tặc đứng đó cười nhăn răng như ba con khỉ đột. Ừa. Hồi nhỏ tui chơi với con nít Tàu tui nghe tiếng Quãng hiểu hết trơn. Bây giờ quên rồi. Ai nói chậm chậm thì cũng hiểu hiểu vài tiếng, nói mau quá là bí lù. Mấy người biết hông nghề Se Lông Mặt có đường lắm nha, thấy tui viết bằng chử Hoa hông" tui nhớ hồi đó Má tui cứ lâu lâu biểu tui chạy lên lầu mượn bà xẩm xuống se cho Má, ngứa quá ... bây giờ tui biết là khi lông mọc lại làm mặt mình ngứa, bởi vậy khi mình có khách rồi họ sẽ là khách thường xuyên trở lại vì họ sẽ bị ngứa chịu hổng nổi. Ăn thua là mình phải theo luật vệ sinh...
Thanh hỏi:
-Vụ se lông mặt nầy người ta có se luôn lông tay chân hông chị"
Chị Ngà nói:
-Hồi nào tới giờ có nghe ai nói gì về vụ se lông tay chân đâu. Tay chân mình làm wax thì mau hơn nhiều. Rồi, để dựng bảng lên, mình thêm được một “chiện” làm ra tiền hé quí vị.
Phú Lâm
Ngày 28 tháng 5, 2003

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.