Hôm nay,  

Khảy Đàn Dân Tộc Cổ Truyền Nghe Lòng Thanh Thoát

15/03/200600:00:00(Xem: 2421)
wk_03152006_2


Thầy Châu hướng dẫn học trò học đàn cổ nhạc.

Biết sử dụng một loại nhạc khí dân tộc cổ truyền để mỗi khi rỗi rảnh, dạo lên một bài, sống lại giấc mơ xưa, nghe lòng thanh thoát…Bạn còn có thể cùng hòa tấu trong một ban nhạc cổ. Tiếng đàn của bạn, tiếng hát của người cộng hưởng tạo thành những âm thanh réo rắc, khiến dòng cảm xúc chứa chan tuôn chảy. Bạn sẽ thấy yêu đời, yêu người. Cuộc sống sẽ trở nên dịu dàng hơn với bạn. Bạn hãy thử xem!

Đối với các bạn chưa từng sờ đến cây đàn cổ VN, từ đàn tranh, đàn bầu, đàn nguyệt, đến đàn nhị, đàn tì bà…, bạn sẽ hỏi: 'Tôi học đàn ở đâu, học bao lâu, học như thế nào"'

Trước hết, xin mời bạn đến thăm 'lò' cổ nhạc của thầy Nguyễn Châu, cựu giáo sư trường Quốc Gia Âm Nhạc & kịch nghệ SG, đặt tại lầu II, Hội Cộng Đồng Người Việt Orange County, số 14541 đường Brookhurst, Westminster, CA 92683, phone: (714-839-4441.

Thầy Nguyễn Châu dạy nhạc cổ tại Quận cam từ năm 1989 cho đến nay, sau khi rời Trường Quốc Gia Am Nhạc & Kịch Nghệ Saigon sang Mỹ. Lò cổ nhạc của thầy là cái nôi của đoàn Văn nghệ Lạc Hồng. Nhờ các lớp học của thầy, đoàn Lạc Hồng có các nghệ nhân và ngược lại, nhờ sân khấu Lạc Hồng, các em học đàn, học múa, học hát với thầy Nguyễn Châu, thầy Lưu Hồng và thầy Luân Vũ có đất dụng võ.

Các lớp học đàn của thầy Nguyễn Châu hiện nay quy tụ khoảng 70 em, trong đó có đến 70% là nữ, và phần lớn trong độ tuổi từ 10 đến 30, hoạt động vào các ngày thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật. Tuy nhiên, thầy Châu cũng có các lớp dạy tại nhà riêng dành cho các học viên cao niên.

Thầy Châu cho biết: 'Chúng tôi nhận học phí từng tháng, và tính nhiều ít tùy theo hoàn cảnh của học viên. Có khoảng 1/3 học viên được hưởng học bổng. Chúng tôi ưu tiên dạy miễn phí cho các em thích học đàn, hát nhưng gia đình túng thiếu, khó khăn. Đối với những em chưa hề biết đàn nhưng chăm chỉ theo học chừng 1 năm là có thể cùng hòa đàn được với các bạn.' Thầy Châu tâm sự: 'Các em nhỏ tuổi tỏ ra thú vị khi vào học đàn ở đây. Khám phá được những điều mới mẻ trong từng phím đàn, trong các cung bậc lạ lùng của các bản nhạc cổ như Lý Con Sáo, Trăng Thu Dạ Khúc, Khốc Hoàng Thiên v.v.., các em thích lắm, hớn hở ra mặt. Không giống như thời chúng tôi, cách nay 40 - 50 năm, lúc nào cũng nhút nhát, mắc cỡ, không dám khoe với ai việc mình học đàn cổ nhạc.'

Cũng theo thầy Châu, số học viên theo học trở thành nhạc sĩ thực thụ hiện đếm trên đầu ngón tay. Các nhạc sĩ, kể cả chính thầy Châu, muốn sống được với nghề thì phải làm những nghề khác. Hoạt động của lớp nhạc của thầy Nguyễn Châu nhằm nung nấu ngọn lửa văn hóa dân tộc trong tâm hồn trẻ Việt.

Thầy Châu còn kể: 'Trong một dịp diễn hành hồi Tết Nguyên Đán tại Los Angeles, các ban nhạc cổ của cộng đồng Đại Hàn, Trung Quốc hoạt động rất mạnh.

Họ có đến 3 chiếc xe hoa lớn, trong khi người Việt mình chỉ có một chiếc xe hoa nhỏ bé. Điều đó là đáng buồn, song chúng tôi vẫn không nản lòng. Tôi nghĩ, phải tìm cách đổi mới cách ghi chú bài bản, truyền thụ cho từng học viên theo cách dễ dàng nhất để các em tiếp thu được…Đó là tất cả những gì chúng tôi có thể làm để duy trì nét văn hóa dân tộc VN, để lớp sau không đánh mất nguồn cội của dân tộc mình.'

Tại lớp nhạc của thầy Châu, em Kim Mai 17 tuổi, học đàn tranh cho biết: 'Em rất thích học nhạc cổ VN, vì điều đó giúp hai mẹ con em dễ tâm sự, gần gũi với nhau. Mỗi lần mẹ nói mẹ thích bản nhạc cổ VN, em phụ họa liền vì chính em cũng biết và thích bài hát đó.'

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.