Hôm nay,  

Đa Phương Bỗng Hóa Đa Nan

17/09/200300:00:00(Xem: 4033)
Trong một ngày Chủ Nhật, hai biến cố xảy ra ở hai nơi xa lắc cùng phản ảnh một vấn đề: phản ứng quốc gia đang tiêu diệt nguyên tắc đa nguyên... Đó là vụ Thụy Điển từ chối thống nhất tiền tệ và Hội nghị Cancun tan vỡ.
Sau khi bị điện giựt vì vụ khủng bố 9-11 tại Mỹ, tháng 11 năm 2001, tại Doha của xứ Qatar, các nước hội viên WTO đã thoát khỏi trạng trái bàng hoàng của hội nghị WTO đầy hỗn loạn tại Seattle năm 1999 để đề ra một kế hoạch phát triển ngoại thương đầy tham vọng. Kế hoạch đó coi như bị khựng với sự bế tắc của hội nghị WTO tại Cancun thuộc Mexico vào chiều Chủ Nhật 14 (xin coi hai bài của Nguyễn Xuân Nghĩa và Trần Khải trên trang nhất số Việt Báo ra ngày Thứ Ba 16 vừa qua).
Cùng ngày Chủ Nhật đó, cử tri Thụy Điển đã bác bỏ với đa số trên 56% đề nghị của Thủ tướng Georan Persson là thống nhất tiền tệ với Âu châu. Thực tế của việc thống nhất là chuyển nhượng một phần chủ quyền quốc gia cho một cơ chế quốc tế qua việc thủ tiêu đồng Crown của họ để dùng đồng Euro và từ đó, chấp hành chánh sách kinh tế tài chánh của toàn khối Âu châu, do cơ chế hành pháp của Liên hiệp Âu châu và Ngân hàng Trung ương Âu châu quyết định. Sau thất bại này, Thủ tướng Persson cho biết Thụy Điển sẽ không đề cập đến hồ sơ tiền tệ đó nữa cho đến năm 2010.
Hai biến cố tưởng như xa lạ vì xảy ra ở hai nơi, Bắc Âu và Nam Mỹ, thực ra phản ảnh một vấn đề khá nghiêm trọng trong quan hệ quốc tế: các nước hết tin tưởng vào những cơ chế quốc tế, những thỏa thuận đa phương và đi vào tình trạng “đèn nhà nào, nhà ấy rạng, mạng người nào, người ấy giữ”....
Năm 2000, cử tri Đan Mạch đã từ chối gia nhập hệ thống tiền tệ thống nhất của Âu châu, Anh Quốc thì cho biết là sẽ không tổ chức trưng cầu dân ý trong năm nay về việc này, và như vậy, ba nước vẫn duy trì đồng bạc của mình độc lập với đồng Euro. Đây là một tổn thất lớn cho đồng bạc Âu châu sau ba năm hiện hữu và một thất bại lớn của Liên hiệp Âu châu vì không thuyết phục nổi ba hội viên quan trọng nói trên cùng hội nhập vào hệ thống tài chánh chung. Nguyên nhân là người dân của các quốc gia này không muốn trao phó quyết định về tài chánh cho một cơ chế quốc tế, nhất là khi cơ chế này đã có thành tích rất kém về việc phối hợp.
Xưa kia, hai quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất Âu châu là Đức và Pháp đã dẫn đầu cả khối về chủ trương phải duy trì kỷ luật ngân sách và các nước sẽ không được thâm hụt ngân sách quá 3%. Ngày nay, cả hai đều bị bội chi ngân sách nặng nhất, vượt quá mức trần nói trên và kinh tế đang bị suy trầm nặng vì không cải tổ nổi chế độ bao cấp do phản ứng đòi bảo vệ quyền lợi riêng của một thành phần quần chúng rất đông đảo bên trong. Ngoài ra, tính chất máy móc đến vô tình của bộ máy thư lại điều hành cơ chế Âu châu từ Thủ đô Brussel cũng khiến nhiều người khó chịu. Dân Thụy Điển, Đan Mạch hay Anh Quốc không muốn quyền lợi của mình bị hy sinh trong những tính tóan của một nhóm công chức quốc tế ở thật xa cuộc sống của họ. Quyền lợi quốc gia vì vậy là động lực cưỡng phản sức mạnh quốc tế của một tổ chức đa phương trong một lục địa chưa sẵn sàng cho sự hội nhập chính trị sau khi đã cố hội nhập về kinh tế tài chánh.
Quyền lợi quốc gia cũng là yếu tố quyết định dẫn đến sự tan vỡ của hội nghị Cancun.
Trong hội nghị này, 146 quốc gia hội viên đã không đạt nổi một thỏa thuận về quyền lợi liên hệ đến hai hồ sơ, nóng bỏng nhất là hồ sơ nông nghiệp. Các nước đã phát triển duy trì giá nông phẩm rất cao bằng nhiều biện pháp như trợ cấp hay trợ giá, và vì vậy đã áp dụng chế độ bảo hộ mậu dịch về nông phẩm khiến các nước nghèo khó bán nông phẩm vào các thị trường này. Tệ hơn vậy, chế độ ưu đãi ấy còn khiến nông gia tại các nước giàu thấy là mình vẫn có lợi khi sản xuất trên giá thị trường và tiếp tục sản xuất, đâm ra nông phẩm dư thừa được bán ra ngoài với giá rẻ, làm nông gia các nước nghèo không thể cạnh tranh nổi khi giá thị trường bị sụt.
Chánh sách kinh tế phi lý đó thực ra có lý do về chính trị và xã hội trong nội bộ các nước giàu. Chính quyền các xứ này được bầu lên bởi người dân, kể cả nông gia, các nghiệp đoàn, các công ty chế biến nông phẩm, vả lại canh nông xưa nay vẫn có ý nghĩa tâm lý quan trọng trong xã hội, đó là nền tảng, gốc tích, là cơ sở căn bản của xã hội. Không một lãnh tụ nào của Nhật, Pháp, Đức hay Hoa Kỳ lại dám để mất hậu thuẫn của thành phần dân chúng đó. Các lãnh tụ này không lấy phiếu từ dân Đại Hàn, Việt Nam hay Phi Châu, Ấn Độ. Họ được bầu lên trong một khoảng thời gian nhất định để làm những điều có lợi cho công dân của họ. Những yếu tố tâm lý và quyền lợi chính trị khiến chánh sách bảo hộ nông nghiệp vẫn là vùng đất cấm. Ngoại giả thì phải tìm cách thỏa hiệp với bên ngoài qua một số hiệp ước kinh tế tài chánh.
Trong nội bộ các nước đang phát triển, người ta cũng thấy nhiều lý do tương tự để bênh vực biện pháp bảo hộ mậu dịch của mình trong từng địa hạt. Ấn Độ hay Argentina cũng có chánh sách bảo vệ nông gia và giới hạn thị trường của mình, Việt Nam cũng vậy khi lãnh đạo Hà Nội cần duy trì hệ thống quốc doanh để bảo vệ quyền lợi của đảng viên. Khác nhau là cách biểu tỏ hậu thuẫn đó có dân chủ và công khai hay không mà thôi.

Nối tiếp hệ thống GATT, từ năm 1995, các nước mới lập ra tổ chức WTO để giải quyết các nhu cầu thỏa hiệp này. Tại hội nghị của WTO ở Cancun, Hoa Kỳ có đề nghị cắt giảm trợ giá ngành bông vải. Đây là một điều khá táo bạo khi ta nghĩ đến kỹ nghệ trồng bông và bao tác phẩm điện ảnh hay văn học liên hệ đến ngành này để hiểu rõ yếu tố tâm lý của nông gia trồng bông tại Hoa Kỳ, nhất là trước một năm tranh cử, với các tiểu bang trồng bông đã từng ủng hộ George W. Bush năm 2000. Nhưng Mỹ đề nghị thật hay chỉ là một lối “tháu cáy” thì không ai biết nổi vì đề nghị này chưa được bàn tới thì hội nghị đã tan vỡ. Lý do là vì một hồ sơ thứ hai.
Năm 1996, các nước giàu đã đạt một thỏa thuận tại Singapore là để phát triển ngoại thương thì phải giải quyết một số vấn đề tiên quyết liên hệ đến đầu tư, đến thủ tục mua hàng của các cơ quan nhà nước, đến việc mở rộng thị trường cho hàng ngoại và tiến tới chế độ cạnh tranh bình đẳng. Hồ sơ này bị các nước nghèo bác bỏ không muốn bàn tới, nếu các nước giàu không chịu giải quyết hồ sơ nông nghiệp và vì trách nhiệm của WTO chỉ liên hệ đến ngoại thương mà thôi. Hội nghị đi vào bế tắc và quốc gia chủ trì hội nghị là Mexico đành tuyên bố chấm dứt hội họp. Các đại biểu được ra về sớm tất có thời giờ uống tequila ăn mừng, hoặc nhảy xuống biển bơi cho tan sự bực bội...
Nhưng, trên chuyến bay trở về, họ phải nghĩ xa hơn và thấy là tình hình từ nay sẽ khác.
Trên thế giới, còn rất nhiều thế lực muốn ngăn chặn trào lưu toàn cầu hóa, từ các nhóm bảo vệ môi sinh đến những người cộng sản hoài cổ, từ các lực lượng chống tư bản chủ nghĩa đến các nhóm vô chánh phủ, từ thành phần nghiệp đoàn muốn bảo hộ mậu dịch đến các tổ chức ngoài chính phủ muốn bênh vực các nước nghèo, hoặc ngược lại đòi hỏi các nước nghèo phải nâng cao tiêu chuẩn bảo vệ môi sinh hay quyền lợi lao động. Các nhóm bát nháo và có mục tiêu mâu thuẫn với nhau như vậy lại cùng muốn là mọi hội nghị quốc tế về kinh tế tài chánh đều phải tan vỡ.
Họ được khuyến khích một lần do thái độ mị dân của Tổng thống Bill Clinton tại Hội nghị WTO năm 1999 ở Seattle nên không lỡ một cơ hội nào để biểu dương lực lượng, bên trong thì tác động vào nghị trình thảo luận, bên ngoài thì biểu tình, đập phá. Vì thất bại của hội nghị Seattle mà hội nghị cấp bộ trưởng lần thứ tư tại Doha, tháng 11 năm 2001, mới đề ra một kế hoạch đầy tham vọng để khai thông bế tắc và phát triển mậu dịch. Kế hoạch đó coi như đã bị khựng tại Cancun, trước sự reo hò vui mừng của những người chống toàn cầu hóa.
Nhìn xa hơn hội nghị này, người ta thấy nổi bật một sự kiện có ý nghĩa.
Sau khi khối Xô viết tiêu vong và Chiến tranh lạnh kết thúc, người ta lạc quan tin tưởng rằng các nước có thể bình tĩnh họp bàn với nhau để giải quyết các vấn đề của thế giới bằng những cơ chế đa phương, các tổ chức quốc tế. Thực tế thì các cơ chế đó cũng chỉ được dàn dựng để dung hòa các quan điểm về quyền lợi quốc gia. Trong hồ sơ này, cơ chế đó có thể là khối NATO, hồ sơ kia là của Liên hiệp quốc, hồ sơ khác thì lại thuộc phạm vi thảo luận của nhóm G-7 hay G-8, của Liên hiệp Âu châu ASEAN hay AFTA, v.v... Những hồ sơ dễ dung hòa nhất thì đã được giải quyết tạm ổn thỏa trong vòng 10 năm qua. Giờ đây, khi kinh tế toàn cầu bị suy trầm vì cả ba khối kinh tế mạnh nhất đều bị đình trệ một lúc (Nhật Bản, Hoa Kỳ và Âu châu), người ta phải chú ý nhiều hơn đến những vấn đề quyền lợi thiết thực và quyền lợi quốc gia được bảo vệ chặt chẽ hơn, kịch liệt hơn. Cơ chế quốc tế về mậu dịch là WTO vì vậy mới bị tê liệt và biểu tượng của sự thống nhất tiền tệ là đồng Euro mới bị sóng gió vì Thụy Điển từ chối nhập cuộc chơi...
Trước sự thể đó, các nước còn giải pháp nào khác" Giải pháp đó là đi tìm từng thỏa thuận song phương, qua các Thương ước hay Thỏa ước tự do mậu dịch cấp vùng, giữa từng nhóm quốc gia với nhau. Trong các cơ chế song phương đó, các nước giàu vẫn nắm dao đằng chuôi. Và các nước nghèo đang mừng rỡ vì thắng lợi Cancun thực ra đang khai tử một diễn đàn hiếm hoi mà họ còn khả dĩ có sức mạnh của tiếng nói chung. Nếu tiếp tục chiến thắng như vậy, WTO sẽ là tổ chức vô quyền và sẽ được thay thế bởi những hiệp định song phương. Việt Nam bắt đầu hiểu thế nào là “trâu chậm uống nước đục” khi vào đến WTO trong vài năm nữa thì đã thấy ra cảnh chợ chiều.
Thực ra, từ Á châu, đáng lẽ người ta phải nhìn thấy sự chuyển động đó từ ba năm trước khi khối ASEAN mất dần thực quyền của một tổ chức thống nhất, với từng nước trong số 10 hội viên xung đột với nhau về việc xuất cảng lao động, hoặc xé lẻ tìm ra thỏa thuận song phương với nhau, với Hoa Kỳ, Trung Quốc hay Nhật Bản. Thực tế của quyền lợi đang đảo lộn quan hệ quốc tế và làm các giải pháp đa phương ngày càng bị chống đối nặng, với kết quả là nhiều mâu thuẫn chính trị sẽ dễ bùng nổ vì các nước khó tìm ra tương nhượng quốc tế về kinh tế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.