Hôm nay,  

Xây Dựng Quốc Gia

07/08/200300:00:00(Xem: 4567)
Từ thời chiến tranh lạnh, chính sách đối ngoại của Mỹ vẫn có từ ngữ quen thuộc "xây dựng quốc gia" cho nước khác. Vấn đề gặp nhiều tranh cãi. Hầu hết các lãnh thổ trên thế giới đều đã có những quốc gia thành hình, bởi vậy "xây dựng quốc gia" chỉ là việc thay đổi chế độ cai trị của một nước, vì nhu cầu ổn định hòa bình cho khu vực hay cho cả thế giới, bởi thế những từ ngữ hấp dẫn như dân chủ, tự do, nhân quyền và phát triển được nêu ra. Những nhu cầu đó nhiều khi cũng không phải vì dân chúng của nước đó mà vì quyền lợi riêng của những sức mạnh từ bên ngoài. Không ai ăn cơm nhà, đi vác ngà voi, thực tế đó cũng là điều dể hiểu trong cuộc sống quốc tế ngày nay.
TT Bush bất chấp LHQ đem quân tấn công Iraq để lật đổ Saddam Hussein, đó là vì Mỹ có nhu cầu trừ khử vũ khí giết người hàng loạt (WMD) và nguy cơ Saddam có quan hệ với khủng bố bin Laden. Nhưng nếu không tìm thấy tang chứng nào về những tội ác đó, Mỹ vẫn có lý do chính đáng để lật đổ kẻ độc tài bạo ngược, đem lại tự do no ấm cho dân Iraq. Nếu cứ theo chính sách này, rồi đây Mỹ đem quân đi tấn công tất cả các chế độ độc tài trên thế giới thì hay biết mấy. Nhưng giả thuyết này không thể có, vì đánh Saddam dễ, đánh những kẻ độc tài khác nguy hiểm hơn và cũng chẳng ăn cái giải gì. Hình ảnh dễ so sánh nhất là tình hình Liberia tuần này. Sau khi quân đội Nigeria tiến vào gìn giữ hòa bình Liberia, TT Bush đã quyết định cho từ 6 đến 10 lính Mỹ đến nước này, và số quân Mỹ trong những ngày tới có thể lên đến 20 người. Đây chỉ là việc bảo vệ hòa bình được Tổng Thống độc tài Charles Taylor và cả phe phiến loạn đồng ý, không có chuyện giao tranh nguy hiểm. Mỹ đã đem tầu chiến đến ngoài khơi Liberia, dân nước này bị thảm họa nội chiến cả chục năm, ngày đêm mong đợi quân Mỹ đến cứu họ. Các nước Phi châu và cả LHQ cũng thúc giục Mỹ đem quân đến, nêu ra lý do Mỹ có quan hệ lịch sử với Liberia vì nước này được thành lập bởi những người "nô lệ da đen" được Mỹ giải phóng vào thế kỷ 19. Nhưng Mỹ chỉ muốn tham gia có giới hạn vào việc "xây dựng quốc gia" ở đây, nói đó là chuyện của Phi Châu và LHQ chớ không phải của Mỹ.
Trong khi đó, nỗ lực "xây dựng quốc gia" ở Iraq đang gặp khó khăn. Dù hai người con lớn của Saddam đã bị giết, bộ hạ thân cận của Saddam dần dần bị tiêu diệt và chính Saddam cũng có thể bị bắt hay bị giết trong những ngày tới, nhưng không có gì bảo đảm lính Mỹ sẽ không còn bị chết trong các vụ đánh lén hàng ngày và việc thành lập một chế độ cai trị cho người Iraq cũng không dễ dàng hơn chút nào. Vị Toàn quyền Mỹ ở Iraq, Paul Bremer, đã thành lập được một Hội đồng đại diện của Iraq, gồm 25 người do ông chỉ định, trong đó gồm cả những đại diện các sắc tộc, tôn giáo, và cả những người Iraq lưu vong từ ngoại quốc trở về. Nhưng ngày 17-3, khi họp phiên họp dầu tiên, Hội đồng vẫn không bầu được một Chủ tịch, việc đưa ra một Tam đầu chế cũng không thành vì các phe phái chống đối lẫn nhau gay gắt. Rút cuộc Hội đồng có một quái thai là lập ra một ban 9 người để luân phiên nhau làm Chủ tịch trong một tháng. Tình trạng này có nghĩa là mấy ông Hội đồng đó chẳng thể nào có đồng thuận để quyết định được việc gì, rút cuộc mọi việc lớn nhỏ vẫn nằm trong tay ông Toàn quyền Mỹ.

Tuần này Liên đoàn Ả rập họp ở Cairo, Ai Cập, quyết định không thừa nhận Hội đồng Iraq do Mỹ lập ra, nói họ chờ đến khi có chính quyền chính thức. Sự thật, thế giới Ả rập và cả dân chúng Iraq, dù không thích chế độ Saddam, vẫn coi Hội đồng lâm thời chỉ là bù nhìn của Mỹ. Người ta hy vọng tình trạng sẽ được cải tiến trong những ngày tới, nhưng có một thực tế không ai có thể chối cãi là Mỹ sẽ phải đóng quân rất lâu ở Iraq. Bởi vì dù Iraq có một chính quyền thực sự do dân bầu, với tình hình rất phức tạp về sắc tộc và tôn giáo ở đây, chỉ cần Mỹ rút hết quân là lập tức có đảo chính và nội loạn, và phe nào chế ngự được các phe khác bằng vũ lực, khi lên cầm quyền cai trị cả nước vẫn tự nó nẩy ra một kẻ độc tài không kém gì Saddam.
"Xây dựng quốc gia" bằng mũi súng từ bên ngoài chỉ là chuyện ảo tưởng. Vấn đề của Mỹ hiện nay là xóa dần hình ảnh chiếm đóng, rút bớt xe tăng thiết giáp và quân tác chiến trang bị nặng tuần tiễu ngoài đường phố, để thay thế bằng Cảnh sát. Cách tốt nhất là thành lập được những đoàn quân gìn giữ hòa bình đến Iraq. Mỹ đã nhiều lần kêu gọi sự góp sức quốc tế, những nhiều nước hứa hẹn rồi đánh trống lảng. Lý do thứ nhất cũng là chuyện thường tình, ở trên đời này không ai chịu cảnh "kẻ ăn ốc, người đổ vỏ". Liên quân Anh-Mỹ đã chiến thắng và thời hậu chiến xây dựng Iraq là thời có lợi. Nhưng hiện nay chiến tranh chưa dứt, máu kẻ cầm súng còn chảy nhỏ giọt, nếu không được sơ múi gì có lẽ không anh nào ham đi vào đó đỡ đạn giùm mấy ông đã ăn cỗ. Lý do thứ hai là việc tổ chức quân quốc tế gìn giữ hòa bình phải do LHQ đứng ra chủ xướng mới hợp pháp. Trước đây khi Hội đồng Bảo an LHQ không chịu biểu quyết cho Mỹ đánh Iraq, TT Bush đã bực mình nói nếu Hội đồng "không có xương sống" không dám làm, hãy đi chỗ khác chơi để Mỹ làm việc. Bây giờ ông sẽ phải yêu cầu Hội đồng ngừng chơi mà trở lại làm việc, biểu quyết thành lập quân quốc tế gìn giữ hòa bình cho Iraq. Mấy anh HĐBA lần này có thể có xương sống thật nên họ sẽ đòi Mỹ những điều kiện gắt gao để có phần trong việc "xây dựng quốc gia" hậu Saddam.
Dù vậy có một chân lý cần nhìn cho rõ. Đi bảo vệ hòa bình không có nghĩa là đi du hí. Chấp nhận bảo vệ hòa bình là chấp nhận một sự hy sinh cao cả. Kẻ cầm súng bảo vệ an toàn cho người dân vô tội luôn luôn phải coi mạng người dân quý hơn mạng sống của chính mình. Còn khi cho rằng thà dân chết oan còn hơn ta chết uổng thì đừng nói đến "bảo vệ hòa bình" làm chi cho mệt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.