Hôm nay,  

Sài Gòn Hay Thành Hồ?

05/07/200300:00:00(Xem: 4427)
Có thằng cháu hăm mấy tuổi sắp về Sài gòn thăm đào, tôi bèn chọc đùa là khi nó ở bên đó bảo mấy ông tài xế là chở đi " thành Hồ" thay vì thành phố HCM. Nó bảo không dám vì sợ bị công an bắt. Tôi giải thích cho nó hiểu là "thành" tức là thành phố, còn Hồ là họ của một người, là "last name". Người Mỹ và người Tàu thường hay gọi một người bằng họ để tỏ vẻ lịch sự chứ không phải bằng tên như người Việt. Cho nên hai chữ "thành Hồ" hay "Hồ thành" về nghĩa đen đâu có gì sai quấy hay bôi bác. Nhưng cuối cùng là thằng cháu vẫn lắc đầu, bảo là kêu tên Sài Gòn cho chắc ăn và quen thuộc còn cái tên mới kia dài dòng quá.
Có lẽ nhà văn Hoàng Hải Thủy là người hay dùng chữ "thành Hồ" trong các bài viết của ông sau bảy lăm. Cái danh xưng này nghe ngồ ngộ, không có vẻ gì kính trọng cho nên có thể là bị Việt Cộng bắt bỏ tù khép cho cái tội danh là khiếm nhã với lãnh tụ của họ. Chưa có ai thử về trong nước mà xài cách gọi này để thử xem phản ứng của công an ra sao.
Hồi đi học có biết hai câu ca dao: "Thương em anh cũng muốn vô. Sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang". Truông theo tự điển là một khoảng đất trống trong rừng, có cỏ tranh, có bụi rậm là nơi ẩn nấp của bọn cướp, truông nhà Hồ thuộc tỉnh Quảng Trị. Có người nói là truông là một cái hào sâu chứa nước, dài rộng có cắm chông dùng để cản ngăn quân địch xâm nhập.
Nhà Hồ ở đây tức là triều đại Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần và được vài năm thì quân Minh lấy cớ giúp nhà Trần kéo quân sang xâm chiếm nước ta.Phải đợi tới khi Lê Lợi mười năm kháng chiến thành công mới xua đuổi được ngoại xâm thu hồi độc lập cho nước nhà. Và khi học sử nhắc tới nhà Hồ người ta không có cảm tình với triều vua này vì nó gắn liền với sự thảm bại mất nước.
Hồ còn có nghĩa là con cáo gian xảo theo chữ Hán Việt cho nên càng làm cho ác cảm tăng thêm. Theo nhà sử học Trần Quốc Vượng ở Hà Nội thì ông nội thật của Hồ Chí Minh tức Nguyễn Tất Thành là một ông thầy đồ họ Hồ. Ông này tới dạy học một nhà nọ và làm cho cô con gái chủ nhà mang bầu. Gia đình sợ tai tiếng bèn gả cho một người họ Nguyễn, đứa con trai sinh ra tức là Nguyễn Sinh Sắc là bố của Nguyễn Tất Thành. Sau này hoạt động chính trị, nhiều phen thay tên đổi họ và cuối cùng lên chức chủ tịch nước nên sẵn dịp đương sự dùng tên Hồ Chí Minh cho đúng với cái họ thật của mình. Giáo sư Vượng viết lại ẩn khúc này là theo gia phả của họ Hồ và vì bài viết này đăng trong cuốn "Trong Cõi" đã xuất bản tại hải ngoại mười năm trước nên ông bị trù dập ở trong nước.

Khi cộng sản chiếm Sài Gòn năm bảy lăm họ đã đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh vì muốn xóa bỏ dấu vết của chế độ VNCH, và bắt chước Nga Xô đổi tên thành phố Petersburg thành Lennigrad. Bây giờ Lenningrad đã lấy lại tên cũ và tổng thống Putin vừa mới mời các nguyên thủ nước lớn tới dự kỷ niệm năm trăm năm thành phố cổ kính này.
Đối với người miền Nam và nhất là người Việt hải ngoại thì cái tên Sài Gòn gợi lại những gì dấu yêu của một chế độ tự do hơn là chế độ của nhà cầm quyền cộng sản hiện tại. Sài Gòn và thành phố HCM là hai cái tên gọi của hai phía đối nghịch về một thành phố quan trọng nhất của đất nước. Phe quốc gia cho rằng khi nào lấy lại cái tên Sài Gòn thì chế độ mới thực sự dân chủ tự do và không còn sự cai trị của cộng sản nữa.
Đã có vài tờ báo Việt ngữ hãi ngoại khi đăng tin hay dịch tin từ báo ngoại quốc của chữ HCM City thì dùng nguyên chữ "thành phố HCM", điều này đã làm dân Việt hải ngoại phẫn nộ. Cuối cùng chữ Sài Gòn đã thắng vì độc giả và thính giả thích cái tên gọi thân yêu này hơn.
Nhưng có một điều cũng phải suy gẫm lại là vì tại thành phố này duới sự cai trị của cộng sản trong hai mươi tám năm đã có nhiều thay đổi tệ hại. Như đĩ điếm nhiều hơn, như tệ nạn xã hội nhiều hơn, như cái màn bia ôm,võng ôm, cà phê ôm, câu ôm, karaoke ôm… là sản phẩm của "Thành Hồ" chứ đâu phải của Sài Gòn ngày trước. Nói Sài Gòn bây giờ rất xuống cấp, không còn là Hòn Ngọc Viễn Đông của mấy chục năm xưa, thì cũng tội nghiệp cho cái tên Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi mà bài hát của Y Vân đã tả.
Khi về thăm nhà gần mười năm trước, qua Mỹ tôi làm mấy câu thơ tếu:" Sài Gòn bây giờ người đông như kiến.Xe gắn máy nhiều hơn xe đạp. Tôi trở về thăm người tình cũ.Người yêu xưa rụng hết hai cái răng" . Bạn bè cười phá, người con gái đẹp sang trọng ngày nào mà giờ hai răng cửa rụng mất làm kẻ si tình cũ chới với.
Nhưng nếu sửa lại là " Hồ thành bây giờ người đông như kiến…" thì cũng có thể là hợp hơn. Cũng như tôi đã viết chuyện người mẹ tạt nước sôi vào mặt con gái ở thành Hồ thay vì Sài Gòn. Bạn nghĩ sao"
Sanjose 1- 7- 03

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.