Hôm nay,  

Chiến Tranh Iraq, Ấn Tượng Và Thực Tế

17/10/200300:00:00(Xem: 4450)
Tổng thống Bush không thể trông cậy gì vào truyền thông Hoa Kỳ để tường thuật đầy đủ về tình hình Iraq hay toàn vùng Trung Đông. Ông phải làm lấy việc đó, hầu dư luận sớm thấy ra một số tiến bộ trong vụ Iraq.
Tuần lễ vừa qua có thể đánh dấu những biến chuyển quan trọng tại Iraq và toàn khu vực Trung Đông. Nhưng, dư luận nói chung có khi không thấy, hoặc nghĩ ngược về tình hình và có ấn tượng sai về thực tế do cách tường thuật và nhận định của một số hệ thống truyền thông quan trọng, phổ biến trên toàn quốc.
Trong vụ Iraq, sau khi Baghdad thất thủ, chính quyền Bush đã gặp những trở ngại ban đầu vì báo chí không còn nhiều người ở tại chỗ để tường thuật trung thực và nhiều tờ báo lại còn có dụng ý chính trị riêng khi chọn tin tức khai thác. Ấn tượng chung là chính quyền bị lúng túng tại Iraq và trong chính trị, ấn tượng nhiều khi quan trọng hơn thực tế, như người Việt Nam có thể biết vì từng là nạn nhân trong cuộc chiến năm xưa.
Chính quyền Bush chỉ thấy ra điều ấy rất gần đây khi mở cuộc tổng phản công và đề ra một mục tiêu quan trọng là thông tin và tuyên truyền. Đích thân ông Bush phải xuất hiện trên nhiều đài địa phương để trình bày, giải thích và gián tiếp phê phán báo chí là loan tin thiếu trung thực. Ông hoàn toàn có lý về lời phê phán đó vì nói chung, đa số truyền thông loại “có uy tín”, và phổ biến toàn quốc (các đài truyền hình lớn và tuần báo và nhật báo lớn) đều thiên tả và nhiều khi không am hiểu tình hình phức tạp ở Iraq như họ vẫn trình bày. Còn lại, truyền thông địa phương có xu hướng bảo thủ hơn và tìm cách thông tin đầy đủ hơn, thay vì vừa thông tin vừa bình luận theo ý kiến riêng như loại truyền thông lớn kia, mà giới báo chí Hoa Kỳ gọi là “establishment media”.

Nhận định trên không phải là hàm hồ hoặc nhằm bênh vực chính quyền Bush: hơn 80% các tay chủ biên hay bỉnh bút của loại truyền thông “có uy tín” đó tự xưng mình theo đảng Dân chủ, trong khi thực tế toàn quốc thì tỷ lệ Dân chủ - Cộng hòa được phân phối khá đồng đều, với một thiểu số độc lập và tùy vấn đề mà thiên về phe này hay phe kia.
Trong hoàn cảnh đó, dư luận người Việt mình biết đằng nào mà mò" “Báo Mỹ đã nói mà!”
Chúng ta hãy nhìn vấn đề trên trong một khía cạnh nóng bỏng nhất, là tình hình Iraq.
Tin tức thời sự cho thấy cơ sở hay nhân sự Mỹ đã bị tấn công tại khắp nơi ở Iraq, gần đây nhất là ngay trong vùng lãnh thổ của Palestine, là điều chưa từng xảy ra. Trước đó là vụ đánh bom hụt khách sạn cư trú của Hội đồng Quản trị Iraq và giới chức Mỹ phụ trách về an ninh, nằm tại trung tâm Baghdad. Đối với truyền thông, loại tin đó cho thấy Hoa Kỳ gặp trở ngại, tức là chính quyền Bush bị lúng túng trên mặt trận Iraq hay Trung Đông và Trung Á trong trận chiến chống khủng bố toàn cầu. Trên bảng kết toán tin tức, mỗi thắng lợi của quân khủng bố đều được coi là một thất bại cho cá nhân ông Bush, nghĩa là một thắng lợi cho các đối thủ của ông. Nền dân chủ Mỹ có hiện tượng ngây ngô như vậy đấy.
Người Mỹ nói chung có ý niệm mơ hồ về lịch sử, và so với học trò các nước đã phát triển mà nhỏ yếu hơn Hoa Kỳ, học trò Mỹ thuộc loại dốt sử nhất thế giới, vì thầy cô cũng dốt mà còn tham khảo toàn loại tài liệu một chiều và thiên tả như chúng ta sẽ có dịp phải nói tới khi xem họ dạy con em mình những gì về cuộc chiến Việt Nam, về chế độ Xô viết và chủ nghĩa cộng sản.
Vì vậy, dư luận có thể không ý thức được hai yếu tố. Thứ nhất, cuộc chiến chống khủng bố đã khởi đầu từ vụ khủng bố 9-11 năm 2001. Và thứ hai, trong đợt tổng phản công, khởi sự với chiến dịch A Phú Hãn tháng 10 năm 2001 đến chiến dịch Iraq khởi sự tháng Ba vừa qua, cộng với những nỗ lực âm thầm hơn tại Đông Nam Á, Hoa Kỳ đã có một cuộc chiến ít tốn kém nhất lịch sử về cả nhân mạng (quân sự và dân sự) lẫn tài nguyên. Nếu so sánh với những gì xảy ra sau vụ Nhật tấn công Trân Châu Cảng năm 1941 và những năm tháng dài của chiến trường Thái Bình Dương từ 1941 đến 1945, hoặc những tổn thất nặng nề của cuộc chiến tại Việt Nam và cả số thương vong dân sự tại Kosovo ba năm về trước, người ta sẽ thấy đặc điểm của cuộc chiến ngày nay: tổn thất rất thấp và chưa bằng tổn thất của vụ khủng bố 9-11. Khi nghe loan tin tổn thất, thí dụ trung bình một binh lính Mỹ bị tử thương, chúng ta nên nhìn vào toàn cảnh để phân định thắng bại, là điều truyền thông “có uy tín” của Mỹ ít nhắc tới, nên chỉ gieo ấn tượng là Mỹ bị sa lầy....

Đó là trên đại thể. Trong thực tế, tuần qua, dường như chính quyền Bush đã có những xoay chuyển quan trọng về chiến lược.
Cùng với báo chí, chúng ta quan tâm đến việc tái phối trí bộ chỉ huy cuộc chiến Iraq với quyền hạn được tập trung vào Condoleeza Rice, Cố vấn An ninh bên Tổng thống, và những hục hặc nội bộ, giữa các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng hay Giám đốc CIA. George W. Bush có lối lãnh đạo riêng, là cho mọi người phát biểu ý kiến nhưng cuối cùng, ông vẫn là người quyết định. Ấn tượng gây ra từ đó là một vụ “lọan chiêu”, Bush kém khả năng lãnh đạo, nay ngả theo lập trường cứng rắn của Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld, mai lui về lập trường ôn hòa của Ngoại trưởng Colin Powell hoặc mù quáng tin tưởng vào khả năng lượng định của Giám đốc CIA George Tenet. Người đáng trách nhất có khi chính là Condi Rice vì Cố vấn An ninh này không tổng hợp được các quan điểm dị biệt của ba cơ quan và ba nhân vật cầm đầu để tổng thống chọn lấy quyết định cho các bộ phận kia thi hành. Vì vậy mới có chuyện Bộ Ngoại giao “bình định” A Phú Hãn, Bộ Quốc phòng thì giật lấy hồ sơ Iraq, CIA để xảy ra một vụ án chính trị kỳ cục liên hệ đến chuyện tiết lộ danh tánh của bà Valerie Plame, người vợ của nhà ngoại giao đã khai thác tin tức tình báo của mình để tấn công chính quyền (thực ra, danh tính và hoạt động của bà đã bị nội gián Mỹ tiết lộ cho tình báo Nga từ lâu nên bà ta đã được rút về Mỹ làm phân tách viên mà thôi!).


Những ấn tượng bất lợi đó có thể làm ông Bush bị thất cử năm tới và nếu thất cử thì ông phải lãnh trách nhiệm chứ không thể đổ lỗi cho truyền thông vì ông thừa biết đặc tính của loại truyền thông này và phải tìm cách thông tin rõ ràng hơn cho công chúng, thay vì để dư luận mù mờ chạy theo lời đồn.
Đó là về ông Bush. Trở lại tình hình Iraq, tuần qua người ta thấy ra một số biến chuyển thực sự đáng chú ý, đó là sự lan rộng của cục diện Iraq qua toàn cõi Trung Đông, như chính quyền Bush đã dự kiến ngay từ đầu.
Khi tấn công chế độ Saddam Hussein, Hoa Kỳ muốn lấy đó làm gương cho các xứ Hồi giáo khác, nhất là các lân bang của Iraq. Tuần qua, việc đó mới bắt đầu thành hình.
Sau khi tập kích Syria (lần đầu tiên từ 30 năm nay), Do Thái bắn tin là mình có võ khí nguyên tử bố trí dưới các tiềm thủy đĩnh. Hai hôm trước, Do Thái lên tiếng hăm dọa các nước có kế hoạch chế tạo võ khí nguyên tử, như Iran (với sự yểm trợ của Bắc Hàn và Pakistan) và cả Libya. Trong khi Do Thái lên gọng hung hãn như vậy, Quốc hội Mỹ đòi phong tỏa Syria và mặc nhiên ủng hộ quyết định mở rộng chiến tranh của Do Thái qua các lân bang đã yểm trợ các nhóm khủng bố Palestine. Đấy là một thắng lợi cho chính quyền Bush trong trận tuyến Iraq mà dư luận lại chỉ chú ý đến chuyện chính trị nội bộ của Mỹ là phe Do Thái tại Hoa Kỳ đang vận động vào chính trường.
Một thắng lợi khác là Turkey đồng ý gửi quân vào bình định Iraq. Cùng Ted Kennedy, báo chí Mỹ chỉ nói đến chuyện Bush cò kè mặc cả với Ankara để họ gửi quân vào Iraq mà quên bẵng sự kiện Syria nay bị bao vây ba mặt (Do Thái, Turkey và Hoa Kỳ) nên không thể tiếp tục ăn nói hàng hai và để xứ sở là hành lang cho khủng bố xâm nhập Iraq. Thắng lợi thứ ba chính là lập trường của Iran và nội tình Iraq. Báo chí Mỹ nói đến sự kiện hai phe Shiite đã nổ súng vào nhau tại Iraq và gây khó khăn cho việc ổn định nơi đây. Dân Shiite chiếm đa số tại Iraq nhưng các lực lượng mạnh nhất đều chịu ảnh hưởng của Iran. Mỹ có bình định được Iraq hay không một phần cũng còn tùy vào sự hợp tác của các lực lượng Shiite này. Khi Do Thái bật tín hiệu là mình có võ khí nguyên tử và đả kích Iran, xứ này phải có phản ứng, phản ứng dễ thấy là rút tay ra khỏi những mâu thuẫn trong nội bộ các giáo phái và giáo chủ Shiite. Nhưng biến cố đó cũng cho thấy nhiều lực lượng Shiite có triển vọng hợp tác với chính quyền lâm thời Iraq và chế độ Iran tại Tehran bắt đầu thấy nhu cầu đối thoại với Mỹ.
Việc một phụ nữ Iran được giải Nobel hòa bình là một thắng lợi cho phong trào dân chủ tại Iran và cả khối Hồi giáo, đấy cũng là một biến cố có lợi cho Mỹ, tương tự như việc Liên hiệp Âu châu kết án Iran về kế hoạch chế tạo võ khí nguyên tử. Sau cùng, Saudi Arabia cũng bắt đầu nhúc nhích và thẳng tay truy lùng khủng bố thay vì ăn nói hàng hai như xưa. Ly kỳ nhất là, do Saudi Arabia đề xướng, tổ chức xuất cảng dầu hỏa OPEC tuần qua đã tuyên bố hạn chế số dầu thô xuất cảng cho Âu châu (chứ không phải cho các thị trường Mỹ hay Á châu). Điều đó cho thấy một thất bại lớn của Âu châu đối với khối Hồi giáo trong khung cảnh kinh tế suy trầm.
Tình hình quanh Iraq vì vậy đang có biến chuyển. Trái đấm quân sự của Mỹ tại đây nhắm vào mục tiêu gây ra một chấn động tâm lý cho tòan vùng để phân định bạn thù cho rõ trên trận tuyến chống khủng bố. Những chấn động đó đang xảy ra nhưng dư luận chỉ thấy sự lúng túng của chính quyền Bush mà thôi.
Sau cùng, ngay tại Iraq, một biến cố nhỏ cũng lọt ra khỏi sự chú ý của truyền thông. Chính quyền lâm thời vừa công bố dự thảo ngân sách và dự phóng cho thời gian tới, với số bội chi trong năm 2004 này là hơn 590 triệu đô la. Báo chí Mỹ tập trung nói về số thâm hụt đó mà không nhìn ra một sự thật đen ngòm là số thu về dầu hỏa. Ngân sách này được soạn thảo trong tinh thần “Bush”: rất bảo thủ, dè dặt nhưng cực kỳ lỳ lợm. Kể từ đầu tháng 10, Iraq bắt đầu xuất cảng được 1,5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, so với 1,2 triệu trong tháng trước. Qua các năm tới, số xuất cảng có thể lên tới và vượt quá 2,5 triệu. Những thu hoạch đó, trị giá nhiều tỷ, không được bút ghi đầy đủ trong ngân sách. Chính quyền lâm thời Iraq đưa ra những con số thận trọng và bi quan hơn thực tế, có khi để dành tiền cho việc tái thiết sau này, nhưng gây ra ấn tượng là Iraq sẽ lại là một lỗ hổng tài chánh cho Hoa Kỳ mà truyền thông Mỹ theo nhau chui vào khai thác.
Chúng ta đã hiểu quá trễ vì sao Mỹ thất bại tại Việt Nam!
Khi kiểm lại tình hình, dù khái quát, người ta thấy là mặc cho báo chí hay chính giới Mỹ tiếp tục đánh du kích bằng những bình luận hay tiết lộ có chọn lọc, tình hình Iraq đang có chuyển động thuận lợi. Cho đến khi sự thật này được dư luận hiểu ra, cuộc tranh cử 2004 sẽ có triển vọng khác cho ông Bush. Từ nay đến đó, hiển nhiên là ông phải quan tâm hơn đến khía cạnh thông tin tuyên truyền, nếu không, ông sẽ thất cử. Thất cử vì ấn tượng sai lầm của cử tri thì cũng vẫn là thất cử. Và những gì xảy ra sau đó mới là điều đáng sợ...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.