Hôm nay,  

Em Ơi Canada Mùa Đông Đã Tới

13/12/200300:00:00(Xem: 4248)
Hơn 5 năm tôi mới có dịp trở lại chốn cũ, thành phố Calgary thuộc tỉnh Alberta. Mùa đông đang ngự trị, tuyết trắng phủ đầy. Tuy vậy nơi đây vẫn có một chút ân huệ của trời đất là ngọn gió mang tên Chinook thỉnh thoảng thổi về mang hơi ấm làm giảm cái lạnh và nhiệt độ chỉ còn ở trên mức đông đá một tí. Lúc đó bà con ra đường quần áo đầy đủ, thong dong ngắm vẻ đẹp băng giá thiên nhiên khác với các chỗ kia phải co ro ngại ngùng trước sự khắc nghiệt của thời tiết thường là nhiều độ âm.
Bạn còn nhớ xem phim Doctor Jivago hồi còn ở Việt Nam mấy chục năm trước với nhiều cảnh tuyết đẹp nhưng đó chỉ là ngồi xa mà ngắm chứ lăn xả vào nó thì nỗi rét mướt chẳng thú vị tí nào.
Người đồng hương ở đây khoảng hai chục ngàn trên một dân số một triệu, San Jose cũng một triệu mà dân gốc Việt hơn một trăm ngàn. Giá căn nhà trung bình trăm rưỡi ngàn Canada thì thung lũng điện tử bốn trăm ngàn đô Mỹ, hối suất 1 Gia kim bằng 76% Mỹ kim.
Tính ra tôi đã cư ngụ Calgary năm năm rưỡi và rời nó qua San Jose đã mười tám năm rưỡi, thời gian nhìn lại như giấc mộng. Gặp lại bạn bè cũ nói chuyện huyên thiên, chuyện cộng đồng ở Cali vẫn hấp dẫn đối với bên này, có lẽ viết báo hay để ý chuyện thế sự nên cũng có dăm tin tức làm quà lúc gặp nhau.
Sát nách Mỹ, vẫn là đồng minh của nhau nhưng trong cuộc chiến Iraq, Canada phản đối tổng thống Bush con đưa quân chiếm xứ dầu lửa này. Hai ngày trước, Mỹ tuyên bố dự án thầu tái thiết Iraq 18 tỉ đô không cho các nước chống được tham dự, dĩ nhiên gồm Canada. Tuy nhiên hôm nay thứ sáu là ngày thủ tướng Chretien từ chức để Paul Martin lên thay thì tổng thống Mỹ phôn chào người giã biệt chính trường lại nói bâng quơ rằng Canada đã góp sức trong cuộc chiến A Phú Hãn nên cũng vẫn là bạn và không nằm trong danh sách cấm đấu thầu.
Có người khen Chretien đã khẳng khái bày tỏ lập trường của một nước Canada lúc nào cũng trung dung và tôn trọng nhân quyền trên trường quốc tế. Có kẻ chê là làm như vậy không thực tế vì mất lòng Mỹ dẫn tới những thiệt thòi trong quan hệ kinh tế với một quốc gia giàu mạnh lân cận. Tháng 5 vừa rồi, có tin một con bò mắc bệnh điên tung ra và Mỹ lập tức cấm nhập cảng thịt bò từ Canada vào làm nước này thiệt hại 11 triệu đô mỗi ngày, trong đó tỉnh Alberta là nơi nuôi nhiều nhất.
Nguồn tin cho biết đã có sự vận động ngầm từ giới chức tỉnh này nơi sản xuất dầu lửa quan trọng của Canada với những tay tư bản Mỹ để liên lạc với phó tổng thống Cheney, người được coi là quyền thế nhất, cũng gắn bó với kỹ nghệ dầu của Mỹ, để giải quyết chuyện cấm bò. Và tỉnh trưởng Ralph Klein vừa lạc quan thông báo là đầu năm tới thì những con bò từ Canada sẽ vượt biên giới để vào những lò sát sinh của Hoa Kỳ.

Nói tới chuyện biên giới thì dân Việt ở Canada rất bực mình khi phải qua Mỹ gặp nhân viên cửa khẩu hạch hỏi mọi thứ, với thái độ kiêu ngạo của một nước lớn. Mình ngồi nghe cười thông cảm, đang sống ở Cali mà cũng không ưa thái độ hống hách của guồng máy Bush con huống chi là dân nước khác. Lúc nói chuyện trong con người bỗng thấy phân thân ra làm ba mảnh: dân Việt, dân Canada và dân Mỹ, cái nào cũng có phần tạo nên đời sống lưu vong hiện tại.
Có thể nói thành phố Cagary là nơi đặc biệt có tới 2 người gốcViệt đảm nhận chức vụ dân biểu của tỉnh Alberta gọi tắt là MLA (Member of Legislature of Alberta )nhiệm kỳ 4 năm với số lương tám chục ngàn một năm. Bên này muốn thắng chỉ cần chưa tới ngàn phiếu để được đại diện đảng tranh cử tại một đơn vị mà thể lệ cho biết dân bầu cho đảng nên đảng nào nhiều phiếu thì tất cả ứng cử viên cùng đảng tự dưng đắc cử.
Có vài đơn vị mà người đồng hương cư ngụ đông thì vận động họ ủng hộ để có mặt trong ngày bỏ phiếu nội bộ đảng không khó. Khác với sinh hoạt chính trị ở Mỹ, dân gốc Việt muốn trở thành dân cử thì gian nan hơn nhiều.
Té ra đồng hương Canada theo dõi tình hình Cali không thua gì dân ở Mỹ. Thủ đô tị nạn ở quận Cam và thung lũng hoa vàng San Jose vẫn là đề tài hấp dẫn trong câu chuyện gặp nhau. Các đài phát thanh tiếng Việt, các Website nổi tiếng đã đưa tin tức bài vở đến mọi nơi. Tình yêu quê hương vẫn bàng bạc trong lòng dân Việt xa xứ, là sợi dây nối kết đằm thắm.
Ngồi trong một quán cà phê, chợt thèm điếu thuốc lá vàng, thuốc lá Canada mắc nhất thế giới, mười Gia kim một gói. Đọc tờ báo tiếng Việt phát hành mỗi tháng một lần vì cơ sở thương mại không đủ nuôi tuần báo. Có vài bài viết của mình phổ biến trên Web và đăng lại ở đây, đọc thấy cũng vui vui.
Về hơn một tuần tưởng là tha hồ đi nhiều nhưng trời tuyết phủ, bạn cũ đứa nào cũng con cái phải lo nên không rảnh đưa đón, té ra mình không còn là thanh niên để phóng túng rong chơi. Ngọn tháp Calgary vẫn còn nổi bật trên nền trời, thành phố đã là nguồn cảm hứng để hai chục năm trước sáng tác nhiều ca khúc dễ nghe của Trần Chí Phúc. Chợt ngâm nga câu hát: " Chờ Chinook về để tìm một làn gió nóng. Nhưng không có em sông Bow ngưng xuôi dòng." Ca khúc Chiều Calgary là một kỷ niệm quà tặng cho nơi chốn đã dung thân. Gởi tặng bạn bè nơi đây chút tình, một vài ngày sẽ trở lại bên kia. Calgary, San Jose, California, Sài Gòn, Tuy Hòa, những địa danh quen thuộc, chẳng biết cái nào thân quen hơn cái nào.
Calgary 12-12-03

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.