Hôm nay,  

Vua Tôi Bàn Việc

31/01/200400:00:00(Xem: 4859)
Vũ Hầu vua nước Ngụy cùng với quần thần bàn việc. Việc gì vua bàn cũng phải. Quần thần không ai giỏi bằng, nên mỗi khi lui chầu, Vũ Hầu mặt mày hớn hở, mát tận tim gan, khiến bụng sướng mê tơi mà về khoe với vợ:
- Ta có chân mạng đế vương, nên sự khôn ngoan bao trùm hết cả. Thậm chí triều thần đông đến thế - mà ta vẫn vượt qua - thì đủ biết trí thông minh cổ kim chưa từng có vậy!
Vợ của Vũ Hầu là Lã thị, nghe chồng nói xong, hốt hoảng thưa rằng:
- Con người ta ở đời, ai mà không ưa nghe lời tâng bốc" Nay Bệ hạ được quần thần hết dạ nghe theo, thì phải răn mình mới được. Chớ không thể dựa theo lời khen đó, mà làm chuyện bá vơ, thì cõi giang san khó lòng mà giữ đặng!
Vũ Hầu nghe vợ nói mà trong bụng không vui, nên nén cơn đau mà nhủ thầm trong dạ:
- Chỉ có những người nào hiểu ta mới thấy thích ta thôi. Vì vậy, đừng mong mỏi gì thêm ở người khác, dẫu người ấy là vợ. Thế mới biết, đời thì mênh mông xa thẳm, mà tri âm một kẻ khó tìm, nên dẫu đang đứng nơi chợ trời đông đảo, hoặc hội chợ dập dìu với kẻ lại người qua, vẫn thấy xôn xao một nỗi buồn đơn lẽ…
Nghĩ vậy, Vũ Hầu mới xua lịa đôi tay mà nói này nói nọ:
- Có những việc người ta chỉ có thể kinh nghiệm, chớ không thể tỏ bày cho người khác, cũng như đụng lửa rồi, mới biết phỏng làm sao" Chớ chưa xáp dzô mần răng mà hiểu được"
Lã thị lắc đầu một hơi mấy cái, rồi mạnh dạn nói rằng:
- Một khi nghĩ rằng đã đủ, nghĩa là đã bằng lòng với cái mình có, thì không bao giờ người ta có thể vượt qua bờ bên kia được. Bệ hạ làm vua của một nước, thì mỗi lời nói, mỗi hành động, đều ảnh hưởng đến tha nhân. Đến khổ cực sướng vui của bàn dân trăm họ. Vậy nếu Bệ hạ cứ cho mình là trên hết - thì lúc tre già - sẽ nghĩ thế nào khi măng mọc gần bên" Khi đất ngay lưng mà trời xa vời vợi"
Rồi ngừng một chút cho lời kia thấm ý, mới thở cái ào mà nói tựa như ri:
- Hư danh là cái vốn liếng u mê của con người. Bệ hạ chắc là biết vậy. Sao chẳng tránh đi" Hà cớ chi lại để cho nó dính vào tim óc"
Vũ Hầu mặt trắng bệt ra, tức tối quát:
- Tuyết trước cửa nhà ai nấy quét. Việc của ai người ấy lo, thì chuyện nước non nàng hãy để mình ta lo liệu! Chớ đừng tài khôn bàn lui tính tới, rồi ảnh hưởng đến thâm tình gầy dựng bấy lâu, thì đừng trách bỉ cực… tới luôn chứ chẳng thấy thái lai gì hết cả!
Ngày nọ, triều thần lại họp bàn để định quốc kế an sinh. Vũ Hầu mới nói rằng:
- Năm nay thời tiết khác lạ hơn mọi năm. Nóng thì nóng quá, mà mưa lại mưa luôn ngoài… biển, nên nông nghiệp nước ta lâm vòng khốn đốn. Chắc thiếu gạo ăn, thì phải làm sao để yên lòng bá tánh"
Lúc ấy có Phương Chính là quan Thượng thư, mới dập đầu binh binh mấy cái, rồi thận trọng thưa:
- Bệ hạ nhân nghĩa ngang trời. Lượng rộng như biển, nên bọn hạ thần xin nhất tâm tuân theo lệnh dụ. Giữ vẹn lòng trung, bất kể thân mình sống thác. Đã vậy lời huấn thị của Bệ hạ, dẫu đã trải qua trăm năm vẫn còn mới mẻ. Sau muôn thuở vẫn khó người vượt qua, thì còn bàn định tới lui làm chi nữa!
Vũ Hầu mát lòng mát dạ. Nghe đến đâu phổi nở dần ra đến đấy, nhưng cũng làm bộ nghiêm trang mà cất tiếng phán rằng:
- Chim Phương hoàng bay được lên cao, là nhờ nơi đôi cánh. Nay nếu ta không được bề tôi giúp đỡ. Hết dạ cúc cung, thì có muốn bay cao cũng không làm sao bay được!
Phương Chính vội vàng đáp:
- Bệ hạ vì thương chúng hạ thần, mà nói lời như thế. Chớ thiệt ra, cũng chưa dám mơ làm vậy. Đó là chưa nói Bệ hạ thuộc giòng dõi nhà Trời - trong khi chúng hạ thần chỉ có mạng phàm nhân - thì xấu tốt hơn thua tưởng như đã an bài đó vậy!
Vũ Hầu cười tít mặt lại. Cảm như cõi nhân sinh đều dưới mình tất cả, nên khoái trá mình ên, mà quên mất bá tánh muôn dân đang khổ to vì nắng hạn. Lúc ấy, có Ngô Khởi là tướng giỏi của Vũ Hầu, thấy triều chính nát beng, bèn rầu rầu bảo dạ:
- Những người dùng đầu gối và lưng cong của mình, để cầu danh lợi, thời nào cũng có cả. Chỉ là vua có mở lòng mà nhận biết cho chăng" Hay lại như mê. Nghe nịnh riết rồi tưởng mình đang cõi khác…
Nghĩ vậy, Ngô Khởi mới dõng dạc tiến lên, mà thưa với vua rằng:
- Cận thần đã có ai đem chuyện Sở Trang Vương kể cho bệ hạ nghe chưa"
Vũ Hầu nghệch mặt ra, hỏi:
- Là chuyện gì"
Ngô Khởi thưa:
- Khi Sở Trang Vương bàn việc nước non với quần thần. Mỗi khi bãi triều lấy làm lo lắm. Có người hỏi: Sao Bệ hạ lại lo" Sở Trang Vương đáp: Ta bàn việc nước mà quần thần không được bằng ta, nên lòng canh cánh mối lo không làm sao mất được! Người ấy lại hỏi: Người ta không giỏi giang bằng mình, thì lẽ ra phải vui. Sao Bệ hạ lại ôm lòng lo lắng. Chẳng phí lắm ư" Sở Trang Vương lắc đầu, đáp: Cổ nhân có câu: Đế giả cùng ở với thầy. Vương giả cùng ở với bạn. Bá giả cùng ở với bầy tôi. Vua vong quốc chỉ cùng ở với hạng đầy tớ. Tạm dịch ra là: Các vua chư hầu. Ai có thầy giỏi thì làm được đế. Ai có bạn giỏi thì làm được vương. Ai có quần thần giỏi thì làm được bá. Còn vua nào bàn việc nước mà chẳng có ai giỏi bằng mình, thì chuyện mất nước đã ở trước mắt rồi đó vậy. Ta nghĩ. Ngu như ta mà quần thần cũng không ai bằng, thì nước ta có lẽ mất. Nhà ta có thể tan, thì thử hỏi: Không lo làm sao đặng" Xét cho cùng, thì cũng là một việc giống nhau. Sở Trang Vương thì lo, mà nhà vua thì mừng. Chẳng lạ lắm ư"
Vũ Hầu mặt xám ngoét lại, lớn giọng hỏi:
- Ngươi nói vậy nghĩa là làm sao"
Ngô Khởi thấy tình thế bỗng xoay chiều bất lợi, nên hớt hãi nhủ thầm:
- Ta lỡ leo lên lưng cọp, mà tuột xuống, thì tránh đâu cho khỏi mạng vong" Mà không nói, thì mạng kiến con e rằng khó giữ được. Có điều, nói thì dù sao vẫn dễ xoay hơn là không nói…
Nghĩ vậy, Ngô Khởi bèn hít vội hơi sâu, rồi mạnh dạn thưa rằng:
- Người làm chúa tể một nước, tất phải là người tài giỏi, sáng suốt. Tuy vậy, khi đã dùng quần thần, là mong muốn quần thần giúp cho một tay, như người đứng ngoài giúp nước cờ cho ta vậy. Nếu quần thần không có ai hơn mình cả - thì chỉ là bọn a dua - Mần răng mà mong cậy" Nên Sở Trang Vương phát lo là vì duyên cớ đó!
Vũ Hầu lặng người đi một hồi lâu, rồi yếu ớt nói:
- Người ta sống ở đời, thì phải biết cầu ở mình hơn là nhờ ở người. Ngươi không biết vậy sao"
Ngô Khởi nghe giọng lưỡi của vua, biết là mình đã giữ được cái đầu trên cổ, nên hăng hái nói:
- Đành là vậy, nhưng lắm lúc cũng phải có tả hữu hai bên, mới mưu đồ được đại sự. Vì vậy, những bậc vua chúa cần phải có thầy giỏi tôi hay. Chính là lẽ ấy!
Nói xong, vội quan sát nét mặt của Vũ Hầu, thì thấy nỗi buồn trên ánh mặt, liền động chốn tâm cơ, mà nghĩ ào trong dạ:
- Giàu sang có thể góp nhặt mà thành. Còn chí khí là do ở trời sinh. Người ta phân loại nhân phẩm cao thấp là ở chỗ đó. Nay Vũ Hầu là vua của một nước, mà dám nhận mình… sai, thì tự cổ chí kim cũng thuộc hàng hi hữu!
Đoạn, quỳ xuống dập đầu mấy cái, rồi nhỏ nhẹ thưa rằng:
- Nhân chi sơ, tính… ưa nịnh! Lẽ tự nhiên đó ai mà chẳng có. Nay Bệ hạ hiểu được cái khiếm khuyết của mình, thì thiệt là may cho bá tánh. Phước cho muôn dân. Tưởng như cái xấu kia sẽ đi vào miên viễn.
Vũ Hầu bỗng nhìn trời hiu quạnh. Chẳng nói năng chi, rồi chợt khoát tay cho Ngô Khởi cùng quần thần bình tâm lui gói. Khi Ngô Khởi đi xong, Vũ Hầu mới đến bên Hồ Thanh tịnh. Ngắm đóa sen tươi, mà bảo thầm trong dạ:
- Khôn không qua lẽ. Khỏe chẳng qua lời. Những gì Ngô Khởi nói với ta, quả là chí lý. Có điều ta nghe… nịnh đã bao năm, mà nay phải từ bỏ cái thói quen ngọt ngào đó. Chẳng tiếc lắm ư"
Phần Ngô Khởi về đến nhà, liền bê nguyên hủ Mai Quế Lộ mà nốc. Đã vậy chẳng cần mồi màng chi hết cả. Vợ là Nguyên thị, đang ngồi gói bánh chưng, thấy chuyện trước mắt không sao cầm lòng được, bèn hắng giọng một tiếng rõ to, rồi lớn miệng nói rằng:
- Chàng về nhà không để ý đến vợ con, mà chỉ lo ôm chầm hủ rượu, là cớ làm sao"
Ngô Khởi "khà" to một tiếng, rồi chậm rãi nói rằng:
- Ở có đức mặc sức mà ăn. Chân lý ấy không bao giờ sai trật!
Nguyên thị bỗng bàng hoàng trong dạ. Chưa kịp nói gì. Chợt nghe Ngô Khởi ào ào phang tiếp:
- Hổ chết vì da, người ta chết vì tiếng. Nay tôi vẫn còn đứng nơi đây, là do ơn đức của nàng đó vậy!
Đoạn đem chuyện của Vũ Hầu ra mà kể. Kể đến đâu, vợ xanh mặt mày theo đến đó. Khi kể xong, mới đắc chí mà nói với vợ rằng:
- Ta uốn ba tấc lưỡi, mà cứu được muôn dân. So với công dựng nước thật chẳng biết bên nào khinh, trọng"
Nguyên thị lắc đầu, đáp:
- Chàng làm liều. May mà được việc. Chớ có phải tự do lòng mong muốn, mà nói nọ nói kia. Há chẳng khiến cho thế nhân phải thêm lòng thắc mắc"
Ngô Khởi mặt mày lộ vẻ đăm chiêu, rồi ngó trước ngó sau mà đổ tuôn bầu tâm sự:
- Tai vách mạch rừng, mà nàng lại phang tùm lum tứ tán. Bộ muốn trở thành góa phụ hay sao"
Nguyên thị bực mình đáp:
- Vỗ tay cần nhiều ngón. Bàn bạc cần nhiều người. Chàng đã là tướng giỏi của triều đình, thì phải biết nhận điều hay lẽ phải. Đón lựa thiệt hơn. Chớ không thể chỉ thích nghe cái mình ưa ngóng - mà lãng phí lời khuyên - thì có khác chi ở giếng sâu đoán trời cao đất rộng"
Ngô Khởi thấy mặt mày vợ đổi sắc, lòng bỗng dịu hẳn lại, mà tự nhủ lấy thân:
- Xưa nay những bậc anh hùng, vì không biết nhịn… vợ, mà làm hại không biết bao nhiêu công việc to tát của mình. Ta, dẫu không dám nhận mình là anh hùng hào kiệt - nhưng lời dạy bảo trên - Quyết không làm cho hư mất!
Nghĩ vậy, tâm hồn bỗng nhẹ nhỏm như làn sương buổi sáng. Mắt thoáng lộ tinh anh, mà thoải mái nói rằng:
- Nâng khăn sửa túi cho một người không đủ tư cách, thân mình sẽ vì đó mà mất giá trị. Trung thành với một người cà lơ phất phới, thì lòng trung ấy coi như đã bị phụ bạc rồi. Ta, được mát mặt với đời, là nhờ vào sự quán xuyến của nàng đó vậy - thì tận đáy lòng - Lẽ nào lại không biết… hiếu đạo hay sao"


Mỗi tuần một chuyện ma

Lạc Đường Vào Dĩ Vãng

Người Kể Chuyện Ma

Yếu tố duy nhất thúc đẩy Thành mua cái máy dò kim khí chính là lòng tham. Niềm mơ ước của anh trong việc tìm được một cổ vật dưới lòng đất hoàn toàn do sự ham lợi chứ không liên hệ gì tới vấn đề nghiên cứu. Đây là điều Thành vẫn công khai thú nhận. Việc xuất ra ba trăm bạc mua cái máy dò kim khí đối với Thành hoàn toàn là một sự đầu tư và Thành sẽ kiếm được những mối lợi không thể đoán trước được trong khi cái vốn luôn luôn còn nguyên.
Thực ra Thành đã lấy lại vốn với chút đỉnh tiền lời sau khi bán một bức tượng không tay và hai đầu mũi tên bị gẫy làm bằng một loại kim khí không rõ loại cho một tay buôn đồ cổ mà Thành nghi là ông ta sẽ bán lại với một giá cao gấp cả chục lần số tiền trả cho Thành.
Vừa đi lang thang trên cánh đồng, Thành vừa nghĩ tới vấn đề đào xới, công việc vất vả nhất trong lối kiếm tiền theo kiểu này. Có khi Thành hùng hục đào cả tiếng đồng hồ trước khi móc lên được một mảnh sắt vụn vô giá trị của thế kử hai mươi. Bây giờ Thành chú trọng vào việc tìm những đồng tiền cổ. Thành đã tính kỹ rồi, nếu tìm được anh sẽ không đem bán cho mấy tay buôn đồ cổ địa phương nữa mà sẽ chụp hình gởi cho mấy chuyên viên đồ cổ thứ dữ ở Nữu Ước, Ba Lê hoặc Luân Đôn xem họ trả giá bao nhiêu trước khi bán cho người trả giá cao nhất.
Cái máy trên tay Thành đột nhiên rung động mạnh. Thành dừng ngay lại, dùng gót chân đánh dấu trong khi với tay rút cái xẻng nhà binh trên vai xuống, loại xẻng vừa dùng làm xẻng vừa dùng làm cuốc.


Đặt cái máy dò kim khí sang một bên, Thành nhìn quanh xem có bị ai theo dõi hay không. Mấy tay trại chủ nhiều khi rất bực bội khi thấy kẻ lạ mặt đào bới trên đất của họ dù Thành hoàn toàn không làm hư hại gì tới đất đai. Mỗi khi đào bới xong xuôi, Thành luôn luôn lấp đất lại đàng hoàng, và hơn nữa, những mảnh đất đó trước sau gì cũng sẽ bị máy cầy đào xới tung lên. Thành hơi nhăn mặt khi nhớ lại lần bỏ chạy bán sống bán chết khi bị một con chó Đức khổng lồ vừa rượt vừa sủa như điên.
Thành hừ nhẹ một tiếng sau khi cái cuốc nhỏ bắt đầu chạm phải lớp đất cứng bên dưới. Thành tiếp tục đào. Lần lần cái lỗ rộng hơn và sâu thêm. Một khúc cây cong queo xuất hiện. Thành lượm khúc cây bị cháy đen lên chăm chú quan sát trước khi liệng sang một bên rồi tiếp tục đào.
Chợt Thành cúi xuống, lượm một miếng kim khí hình tròn bị đất bao quanh lên, chùi lên mặt cỏ. À! Một đồng tiền! Không cần quan sát kỹ, thành bỏ ngay vào túi và cong lưng đào tiếp.
Một vật gì dài dài, hình ống hiện ra. Thành lấy cái cuốc đào nhẹ hai phía nhưng không tìm thấy đầu vật lạ. Có thể là một khúc cây lớn" Thành nghĩ có lẽ nên chặt khúc cây này ra làm hai, biết đâu ở dưới chả đầy những đồng tiền cổ, những đồng tiền sẽ giúp anh sống nhàn hạ suốt đời.
Anh giơ cái cuốc dính đầy đất lên bổ mạnh xuống. Tuy hai tay anh ê ẩm, khúc cây vẫn trơ trơ. Nghĩ tới đống tiền bên dưới, Thành giơ cuốc lên, vận toàn lực bổ xuống thật mạnh ...
Một tia sáng màu xanh tím xẹt ra khiến Thành nhức mắt. Cơn chấn động mạnh dội lên đôi tay. Thành có cảm tưởng như bị ném tung về phiá sau. Cả bầu trời dường như chớp chớp, sáng rồi tối sáng rồi tối liên tục. Một ý tưởng vụt hiện trong óc Thành: Có lẽ cái mà anh tưởng là khúc cây chính là ống bao những sợi giây điện cao thế! Khi té đập mình xuống đất, Thành mơ hồ tự hỏi không biết có phải mình đang khởi sự đi vào cõi chết hay không vì hai buồng phổi của anh dường như không còn chút không khí nào!
Sau những cái ngáp đầy đau đớn hầu như vô tận, đột nhiên một luồng không khí cứu tử ào vào buồng phổi giúp Thành thở lại được. Rồi Thành từ từ ngồi dậy, cẩn thận xem xét đôi tay. Tuy cả hai cánh tay của Thành tê nhức như bị kim châm, không một sợi lông tay nào bị cháy sau khi Thành biết chắc chắn là luồng điện cao thế vừa chạy qua đủ sức đốt cháy mớ thịt đến tận xương tuử.
Khi bộ óc còn đang quay cuồng của anh nhận thức được là anh đã thoát hiểm như một phép lạ, Thành từ từ nhìn quanh. Một mảnh sắt cong queo dính vào một mảnh gỗ cháy đen nằm gần bên mà mãi một phút sau Thành mới nhận ra đó là những gì còn lại của cái xẻng. Nếu giòng điện cao thế tàn phá cái xẻng đến mức đó mà anh không hề hấn gì thì quả là điều vô lý! Thành lắc đầu tự hỏi không hiểu việc gì đã thực sự xẩy ra cho mình! Rồi anh nhìn quanh tìm cái máy dò kim khí. Không có! Cả cái lỗ lớn mà anh vừa đào cũng không thấy. Thành thắc mắc không biết anh bị luồng điện ném đi một khoảng cách bao xa!
Anh lảo đảo đứng dậy nhìn quanh. Lúc trước cánh đồng được bao bọc bởi một hàng rào. Nhưng hàng rào đâu rồi" Hai bên cánh đồng bây giờ là hai cánh rừng rậm rạp, và phiá trước, nơi anh đậu xe ngay sau cái cổng lớn, bây giờ là một bờ đất cao khoảng một thước hai chạy ngang cả cánh đồng.
Rồi anh nhìn thấy những căn nhà ở phiá sau lưng, loại nhà tranh mái thấp lè tè với những khung cửa sổ nhỏ không có kiếng.
Thành đưa tay dụi mắt. Đầu óc đang rối bời của anh chụp ngay lấy sự giải thích duy nhất vừa hiện ra: Có lẽ anh bất tỉnh vì điện giựt hoặc vì bị té, và những gì anh đang thấy chỉ là... một giấc mơ. Nếu không, làm sao giải thích nổi những gì đang hiện ra trước mắt anh, những cánh rừng, những mái nhà tranh...
Rồi Thành mở mắt ra với hi vọng mọi việc lại trở lại bình thường. Nhưng không, vật anh nhìn thấy đầu tiên là một người đàn ông vừa xuất hiện giữa hai căn nhà, đang lấy tay che mắt nhìn sững về phía anh.
Một người thứ hai, rồi một người thứ ba xuất hiện. Cả ba đứng yên nhìn Thành. Thành nhún vai lảo đảo bước tới. Khi Thành chỉ còn cách họ chừng mười thước thì đám người đối diện đã lên tới bẩy tám người. Tất cả đều nhìn Thành bằng những đôi mắt lạ lùng, ngờ vực.
Thành thầm nghĩ “Đúng là lũ nhà quê ngu ngốc! Nếu mình có bị thương nằm đó cả ngày có lẽ cũng chẳng có ma nào thèm lại coi. Điệu này chưa chắc gì họ đã có điện thoại. Dầu sao thì mình cũng cần gặp bác sĩ”.
Thành không hề nghĩ tới sự phi lý của việc tìm bác sĩ trong cái mà anh nghĩ là giấc mơ.
Khi Thành chỉ còn cách đám đông chừng hai thước, một người đàn ông giơ một cây gậy lên, la lớn:
- Lui lại tên phù thuử! Hãy trở về với chúa tể của ngươi! Chúng ta không muốn dính líu với bọn ngươi. Nhân danh Thượng Đế, hãy lui lại!
Thành đứng lại, nhìn thẳng vào mặt người vừa nói. Tên này nói cái gì kỳ cục vậy" Một người đứng kế bên người vừa lên tiếng, chắp hai tay ngang cằm, miệng lẩm nhẩm khấn vái hoặc đọc bùa chú gì đó trong khi đôi mắt nhìn trừng trừng vào mặt Thành với vẻ kinh hoàng.
Chưa bao giờ thấy ai có thái độ lạ lùng như vậy, Thành gằn giọng:
- Mấy ông làm cái trò quỉ gì thế" Tôi chỉ muốn tìm bác sĩ. Mấy ông có điện thoại hoặc xe hơi không"
Tất cả nhìn Thành ngơ ngác và lần đầu tiên Thành để ý tới áo quần của họ, loại y phục coi hết sức thô sơ dường như làm ở nhà và chưa làm xong - làm chứ không phải may! Người cầm cái cây khoác trên mình một mảnh da thú chưa thuộc và bận một cái quần cũng bằng da thú thùng thình như bao bố. Giầy của ông ta cũng bằng da thú. Tất cả có những mái tóc và bộ râu dài lởm chởm như bị cắt bởi những con dao thật cùn.
Đột nhiên Thành ngửi thấy một mùi nồng nặc mà thoạt tiên Thành không tưởng tượng nổi là của những người đối diện. Đó là một loại mùi pha trộn bởi mồ hôi người, mùi quần áo không giặt, mùi hôi của da thú, mùi phân và mùi người không tắm rửa! Thành chợt cảm thấy lợm giọng và tự hỏi đây là nơi đâu"
Có lẽ được khuyến khích bởi vẻ ngỡ ngàng của Thành, đám người từ từ tiến tới vây quanh. Người cầm cây gậy, có lẽ là lãnh tụ, giơ gậy lên, lập tức hai người nhào tới chụp hai tay của Thành. Thành vùng vẫy thật mạnh nhưng vô ích vì hai người nắm tay anh có những bàn tay cứng như sắt nguội dù anh cao hơn họ cả một cái đầu. Thành gào lên:
- Mấy ông làm gì vậy" Mấy ông điên rồi à" Buông tôi ra!
Rồi như bị ngộp bởi mùi nồng nặc vây quanh, Thành ngưng vùng vẫy, đứng thở hồng hộc.
Một người trong bọn nhổ nước miếng:
- Tên phù thủy khốn nạn! Đem nó lên dàn hỏa.
Rồi Thành bị đám đông lôi qua dẫy nhà trước khi tiến vào một khoảng đất rộng bao quanh bởi những căn nhà lá, không căn nào cao hơn hai từng. Đàn bà và trẻ con kéo đầy ra cửa theo dõi trong khi Thành bị lôi tới một cái cột cao ở giữa sân.
Đột nhiên một tiếng nói vang lên:
- Chuyện gì đó" Mai Tử, người định làm gì người đó"
Giọng nói phát ra từ miệng một người cao lớn tóc đen đang từ một ngôi nhà rộng lớn bước ra, trên tay còn cầm một cái ly lớn bằng bạc, dường như ông ta đang dùng bữa.
Người tóc đen ngưng lại trước Thành và đám đông, tay mặt đặt lên chuôi kiếm. Quần áo của ông ta tốt hơn của những người khác rất nhiều. Ông bận cái áo choàng màu đen bằng loại vải thật tốt, chiếc khăn quàng cổ bằng lụa trắng, cái quần bằng nhung đỏ đậm và một đôi giày da bóng loáng.
Mai Tử, người cầm cây gậy, khúm núm:
- Dạ thưa ngài. Tên này là phù thủy. Chúng tôi tính hỏa thiêu nó.
- Hừ! Thế ra bây giờ ngươi dành quyền quyết định hỏa thiêu đấy à" Ngươi đã chán làm đầu lĩnh rồi hay sao" Ngươi muốn tự phong làm thống soái ở đây phải không" Bước qua một bên con chó điên, để ta coi tên phù thủy của bọn bay coi.
Dứt lời, ông ta bước tới gạt Mai Tử sang một bên, nheo mắt quan sát Thành. Đột nhiên ông nói:
- Đem người này vào trong nhà để ta hỏi chuyện. Ta không muốn đứng ngoài bãi cỏ như một thằng khờ đi xem hội chợ. Đem hắn vào.
Rồi ông bước vào trong nhà, không cần ngoái cổ lại xem lệnh của ông có được tuân hành hay không. Thành bị hai người đàn ông đẩy đi theo ông ta.
Trong nhà mùi hôi còn nồng nặc hơn nữa. Ngoài mùi hôi của những người không bao giờ tắm rửa, còn mùi hôi của men rượu bị vữa pha lẫn với mùi khói hôi rình từ một khúc củi đang cháy trong lò sưởi ở giữa nhà. Lò này không có ống khói mà chỉ có một cái lỗ hình vuông trên mái nhà thấp chủm. Mấy cánh cửa sổ nhỏ không đem đủ ánh sáng vào bên trong, và không khí thì có lẽ còn thiếu nhiều hơn nữa.
Một người mập mạp đầu hói đứng sau một tấm ván đặt ngang trên ba thùng gỗ. Người mặc đồ đẹp đẽ đang ngồi trên một cái ghế có lưng cao gần bên lò sưởi. Thành được dẫn tới trước mặt ông ta.
Vị lãnh chúa nhìn Thành:
- Hà hà! Ngươi là phù thủy phải không" Dĩ nhiên ngươi sẽ chối. Mai Tử, làm sao ngươi tìm được người này" Kể chuyện của nhà ngươi đi, chó điên.
Mai Tử bước tới phía trước:
- Thưa ngài, hắn ta xuất hiện tại Cánh Đồng Dài. Tôi nhìn thấy một ánh sáng xanh loé lên và thấy hắn ta bay xuống đậu trên cánh đồng. Tôi thấy...
Vị lãnh chúa ngắt lời:
- Ngoài nhà ngươi ra, có ai nhìn thấy vụ xuất hiện ly kỳ này hay không" Ta còn nhớ ngươi nói rằng chính mắt ngươi nhìn thấy mụ Bà Lỗ biến thành con thỏ chạy ngang cánh đồng, tuy nhiên khi chúng ta bỏ mụ xuống ao, mụ chết đuối. Mụ ta không phải là phù thủy. Lần này ta nhất định tìm sự thật một cách chậm chạp hơn.
- Dạ thưa ngài, người hàng xóm của tôi, Huy Sứt, lúc đó đang đứng bên cửa sổ, cũng nhìn thấy.
Một người thấp nhỏ sứt môi từ trong đám đông bước ra, cúi chào vị lãnh chúa trước khi lui lại.
- Hừ! Còn ai nữa không"
- Thưa ngài không.
Thành nghĩ thầm “Tên Mai Tử này tự chỉ định làm biện lý hay sao ý mà! Không biết chừng nào cơn ác mộng này mới kết thúc. Căng thẳng quá rồi!”.
Mai Tử tiếp tục:
- Tuy nhiên một số người ở đây nghe hắn nói những chữ gì lạ lắm.
Một vài tiếng xì xào nổi lên trước khi một người xác nhận:
- Thưa ngài đó là sự thực. Hắn nói về quỉ, bác gì đó, điện gì đó và xe gì đó chúng tôi không hiểu.
Vị lãnh chúa lơ đãng gật đầu vì còn đang mải quan sát quần áo của Thành:
- Ngươi trông không giống một nông dân. Ta chưa hề thấy loại vải nào tốt như của nhà ngươi, kể cả ở triều đình. Nhất là thứ vải áo của nhà ngươi... Ta từng đi tới những miền đất xa xôi, thấy nhiều sự lạ, nhưng thứ vải này...
Ông ta đưa tay cầm tay áo của Thành. Thành hất mạnh ra, không muốn để vị lãnh chúa trong giấc mơ đụng vào tay:
- Bỏ tay ra. Đừng đụng vào ta. Ngươi tưởng ngươi là ai hả" Ta mà có một cây M-16 ở đây là cả lũ tụi bay bỏ mạng tại chỗ.
Trong khi tất cả đang ngơ ngác, Thành chợt hiểu là mình đang nằm mơ trở lại với thuở xa xưa khi thứ vải nylon rẻ tiền của chiếc áo ngoài mà Thành vẫn bận mỗi khi đào bới cho đỡ dơ chưa được biết đến. “Nếu biết được thời gian trong giấc mơ có lẽ cũng hay”. Nghĩ thế, Thành chợt hỏi:
- Bây giờ là năm nào"
- Năm" Năm là cái gì" Năm để làm gì" Nếu ngươi biết bay như chim, đáng lẽ ngươi phải cẩn thận không đáp xuống đất bằng đầu khiến bộ óc của ngươi sút ra chạy lung tung trong sọ chứ.
Chợt nhìn thấy cái đồng hồ đeo tay của Thành, vị lãnh chúa vội hỏi:
- Đồ trang sức trên tay nhà ngươi, đưa đây ta xem.
Thành nổi giận:
- Xem cái gì. Nhà ngươi muốn xem thì xuống địa ngục mà xem. Ta sẵn sàng gặp nhà ngươi dưới điạ ngục.
Sau cái liếc mắt ra hiệu của ông ta, mấy người đàn ông nhào tới chụp tay Thành giựt mạnh khiến giây đồng hồ sút ra và cái đồng hồ rớt xuống đất. Một người trong bọn lượm lên đem tới cho vị chúa tể. (còn một kỳ)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.