Hôm nay,  

Ky Tô Giáo Tại Hoa Kỳ

14/05/200300:00:00(Xem: 4071)
Cuộc chiến Iraq vừa qua cũng là một dấu mốc lớn, cho thấy những quan điểm cách ngăn giữa các lãnh tụ tôn giáo và người tín hữu đời thường - một hiện tượng đúng ra đã có từ muôn đời, ở mọi nơi và cả mọi tôn giáo, nhưng với xã hội Hoa Kỳ hiện nay đã bộc lộ rõ hơn.
Nhìn chung, các tu sĩ các giaó hội Ky Tô Giáo Hoa Kỳ có khuynh hướng nghiêng về một "Thượng Đế của Hòa Bình," của thương yêu và tha thứ. Và nhìn chung, tín đồ nghiêng về một "Thượng Đế của Công Lý," của phẫn nộ và trừng phạt. Mặt tương phản đã lộ rõ qua cuộc chiến Iraq.
Gần như toàn bộ hàng giaó phẩm tất cả các giaó hội Ky Tô Giáo - từ Công Giáo La Mã, Giaó Hội Episcopal Church, United Church of Christ, National Baptist Convention cho tới United Methodists, và hội đồng liên tôn National Council of Churches -- đều chống cuộc chiến Iraq kịch liệt. Cũng y hệt như những người phản chiến bên cánh tả, các lãnh tụ giáo hội lên án việc Mỹ tấn chiếm và đánh phá không cần thiết.
Nhưng ngược lại, hầu hết các tín đồ lại ủng hộ Tổng Thống Bush trong chiến dịch lật đổ Saddam Hussein. Theo một bản thăm dò trước khi bùng nổ cuộc chiến, thực hiện bởi Pew Research Center và Forum on Religion and Public Life, có hơn 60% người Protestant và Công giáo ủng hộ tấn chiếm Iraq; hơn 75% người Protestant khuynh hướng truyền bá phúc âm (evangelists) lại ủng hộ chiến tranh.
Lý do: giới tu sĩ đang ngày càng nghiêng về cánh tả, và tín đồ ngày càng nghiêng về cánh hữu.
Wade Clark Roof, giáo sư tôn giaó và xã hội tại UC Santa Barbara, đã theo dõi các khuynh hướng suy nghĩ của hàng tu sĩ và tín đồ từ thập niên 1960s. Chính từ thời điểm đó, ông nhận thấy các tu sĩ thường nghiêng về phe tả, chữ thường dùng là "những người tiến bộ" (progressive), đối với các vấn đề từ quan hệ chủng tộc và "công lý" kinh tế cho tới chuyện đồng tính và nữ quyền. Theo Roof, chính cuộc chiến Iraq là dấu mốc mới nhất về ngăn cách này.
Riêng đối với Công Giáo, điều này giải thích được khi nhìn về phương diện giáo dục tu sĩ. Các nguyên lý cởi mở và tiến bộ của Vatican II (còn gọi là Công Đồng 2) đã chiếm nhiều trong phần giáo dục các tu sĩ kể từ thập niên 1970s. Vấn đề chính là nhân sự, theo lời R. Scott Appleby, sử gia của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ và là giáo sư sử học ở Notre Dame. Đó là lý do vì sao các lãnh tụ Công Giáo Mỹ bây giờ nghiêng về phe tả.
Về phần tín đồ Công Giáo Mỹ, các khuynh hướng bảo thủ đã xuất hiện như một phản ứng đối trọng, như tổ chức Voice of the Faithful hay từ trí thức Công Giaó bảo thủ như Michael Novak. Nhưng cũng từ phản ứng này, mà một hiện tượng đang làm suy yếu Giaó Hội Công Giáo Mỹ: các tổ chức truyền bá phúc âm bảo thủ (hầu hết là Tin lành) đang chiêu dụ được nhiều tín đồ Công Giáo, nhất là trong khối người gốc Mỹ Latin - nhóm dân được xem là động cơ chính của sức tăng giáo hội Công Giáo tại nhiều giaó phận Hoa Kỳ. Vào năm 2010, đa số tín đồ Công Giáo Mỹ sẽ là gốc Latin, nhưng lòng trung thành của họ đang suy yếu đi, đặc biệt trong thế hệ thứ hai và thứ ba.

Theo lời nhà xã hội học về Công Giáo Andrew Greeley, ước tính có 600,000 người gốc Latin rời bỏ Giáo Hội Công Giáo mỗi năm; và ông tiên đoán rằng trong vòng một thập niên, sẽ có tới phân nửa của tổng số người gốc Latin ở ngoài vòng Giáo Hội Công giáo. Tình hình rời bỏ Công Giaó có thể còn thấy rõ hơn nữa đối với tín đồ không thuộc nhóm dân Mỹ Latin. Một yếu tố chính gây ra hiện tượng đó là điều mà sử gia Appleby gọi là "xenophobia" (chống vọng ngoại) của tín đồ Công Giaó Mỹ - có người có thể gọi là lòng yêu nước hay cái gì tương tự (theo phân tích của Joel Kotkin, thuộc Davenport Institute for Public Policy, trong bài Parting Souls, trên Los Angeles Times hôm 11-5-2003). Bởi vì Giaó Hội Công Giaó trông như đang ngày càng có khuynh hướng quốc tế và chủ hòa.
Trường hợp các giáo hội khác, trong khi các tu sĩ đề cao hình ảnh Đấng Christ chủ hòa, yêu thương và tha thứ thì tín đồ Mỹ đa số lại nghiêng về một Đấng Christ phẫn nộ, phạt ác và thưởng công cho đức tin bằng con đường cứu rỗi. Đó là lý do tại sao đa số về phe với ông Bush.
Hiện tượng đó làm cho các giaó hội khuynh tả mất dần tín đồ trong 10 năm qua - ngoại trừ Công Giáo, còn thì toàn bộ các giaó hội Protestant, kể cả United Church of Christ, Presbyterian Church USA, United Methodists và Episcopalians hoặc là đứng yên hoặc bị giảm tín đồ trong 10 năm qua.
Còn các giaó hội bảo thủ hơn lại chiêu dụ thêm nhiều tín đồ, như các giaó hội Mormon Church và các giaó hội truyền bá phúc âm (evangelical) như Assemblies of God, Evangelical Free Church, Pentecostal Holiness Church, và International Church of the Foursquare Gospel.
Trong cộng đồng Việt Nam, chúng ta không tìm ra một bản thống kê hay thăm dò nào chính xác được, một phần vì các hoạt động Ky Tô Giáo của người Việt chưa trở thành đối tượng nghiên cứu của các đại học Mỹ -- chỉ trừ đề tài các hội thánh Tin Lành bị nhà nước đàn áp ở Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc, thì các thông tin hầu hết đều dựa theo bản tin từ các hội nhân quyền và Bộ Ngoại Giao Mỹ, chư chưa phải những cuộc khảo sát rộng lớn.
Còn riêng đối với người Việt Nam tại Hoa Kỳ, những vấn đề tôn giáo mang tính xã hội và chính trị lại hết sức nhạy cảm: thí dụ những câu hỏi như có nên hòa giải về mặt chính trị để dễ dàng tiếp cận và giúp đỡ các Giáo Hội trong nước không, hay nên giữ lập trường cứng rắn đối với gần như tất cả những gì liên hệ trong nước, kể cả sự lựa chọn các thái độ như tẩy chay và cấm vận. Không phải vì những đề tài đó không thiết thân, nhưng chỉ vì nó có thẻå gây chia rẽ phức tạp, dường như có thể có hại cho các đòi hỏi nhân quyền và tự do tôn giáo.
Chỉ có điều khác nhau giữa trường hợp Hoa Kỳ và Việt Nam là: những dị biệt trong các giáo hội Hoa Kỳ đều có môi trường để đối thoại và giải quyết, nhưng phía người Việt thì ai cũng tránh đối thoại công khai. Có phải vì bản tính người Mỹ và VN như thế" Hay vì cảm xúc của người Việt còn quá sôi nổi"
Hỏi thế, nhưng cũng phải nhìn lại về mặt học thuật. Nhà nước Hà Nội bao giờ có thể cho các học giả tự do nghiên cứu về những vấn đề nhạy cảm của đồng bào mình" Câu hỏi này không ai trả lời đúng được. Có lẽ, kể cả các lãnh tụ Hà Nội. Bởi vì họ không biết họ đang làm gì nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.