Hôm nay,  

“phù Thủy Mắt Xanh” Thời Hậu Saddam

11/04/200300:00:00(Xem: 4127)
Trước khi bức tượng của Saddam bị lật tại Baghdad, CIA đã tung tài liệu mật hạ uy tín của Chalabi (loại chính khách sa lông, ăn sung mặc sướng ở hải ngoại và không có thực lực gì trong nước) và báo chí có dịp phanh phui lý lịch ông này là... úp nợ ngân hàng của Jordan, cùng các đạo diễn “tân bảo thủ” đã dàn dựng cho ông ta trở về như một lãnh tụ tương lai của Iraq.
Dù bức tượng của Saddam Hussein giữa thủ đô Baghdad đã bị lật đổ, dân chúng túa ra đường đón mừng binh lính Liên quân và tiến vào các dinh thự của chế độ Saddam để hôi của, chiến dịch Iraq Tự Do thực ra chưa kết thúc. Chiến dịch này đã gây rất nhiều bất ngờ, gần như mỗi ngày, làm các nhà quan sát hay bình luận chưa kịp hiểu gì thì đã thấy mình lỗi thời không theo kịp diễn biến của thời sự, nhưng, lồng trong sự hớn hở của đa số là cuộc chiến Iraq nay đã đi vào ngã ngũ, người ta vẫn còn vài ba trong rất nhiều câu hỏi chưa có giải đáp... Câu hỏi đầu tiên là
Chế độ Saddam rã đến đâu"
Đại sứ Iraq tại Liên hiệp quốc, Mohammed al-Douri mới ngày nào còn bài diễn văn mạt sát Mỹ khiến Đại sứ John Negroponte phải nóng tai bước khỏi phòng hội, hôm mùng chín đã bối rối tuyên bố rằng ông không liên lạc được với chính quyền ở nhà, rằng cuộc chiến đã kết thúc, và ông mong hòa bình sẽ trở lại cho mọi người. Trả lời báo chí quốc tế như vậy tại New York, viên Đại sứ dập cửa đánh rầm, có lẽ vì chẳng thể nói gì hơn và cũng không biết nói gì hơn. Ông còn đang lo cho hậu vận của mình và tin tức ở bên nhà, nên vội lấy máy bay dời New York đi về Âu châu, chả để lại dấu tích.
Sự sụp đổ của chế độ đã được chứng kiến công khai, ở từng khu vực trong thủ đô Baghdad, nhưng ở những nơi khác thì sao" Nơi khác là những nơi nào, vùng cư trú của sắc dân Ả Rập Hồi giáo thuộc hệ phái Sunni xưa nay vẫn ủng hộ chế độ, hay ở miền Bắc, quanh thị trấn Tikrit là nơi sinh trưởng của Saddam" Liệu chiến cuộc nơi đó còn đem lại bất ngờ nào khác chăng"
Các sư đoàn ưu binh của Saddam chạy đi đâu"
Chế độ Saddam Hussein cai trị nhờ một bộ máy bạo lực quy mô.
Trong quân đội, các đơn vị chính quy chỉ là thanh niên bị động viên vào bộ máy chiến tranh, chứ đội ơn mưa móc và bổng lộc có thừa chính là mật vụ Mukhabart, các sư đoàn Vệ binh Cộng hòa, rồi Siêu Vệ binh Cộng hòa và các toán sát thủ Fedayeen. (Vì họ không là quân đội chính quy, đám sát thủ này được báo chí Tây phương dịch sai -theo truyền thống ngớ ngẩn cố hữu- ra "bán quân sự", nghe cứ như Nhân dân tự vệ hay Thanh niên xung phong vậy! Những thành phần trung kiên của Saddam này đang ở đâu"
Khi Liên quân tiến vào Baghdad từ hướng Nam, qua sông, họ không gặp cây cầu nào bị đánh xập để chặn đường, không quân chẳng gặp một máy bay Iraq nào lên nghênh chiến. Các đơn vị bộ quân chỉ gặp sự kháng cử lẻ tẻ, có khi dữ dội nhưng tới cấp trung đội là nhiều, trong khi đối phương để lại cả võ khí và đồng phục trước khi đào thoát. Dù Liên quân tiêu diệt cơ man nào thiết giáp và quân xa, họ cũng không thấy nhiều xác chết bên trong hay chung quanh. Và tới nay, mới chỉ có chừng 7.500 lính Iraq bị bắt làm tù binh. Như vậy, các ưu binh, cấm vệ hay đao phủ của Saddam chạy đi đâu" Hệ thống phòng thủ của Iraq tan biến nơi nao"
Học kinh nghiệm của Liên xô và Trung Quốc, chế độ Saddam đưa binh lính đi phục vụ rất xa nguyên quán để họ khỏi móc nối hoặc tạo ra mạng lưới chống đối và khỏi chùn tay khi cần tàn sát thường dân. Nếu như các đơn vị đó rã ngũ trước khi đụng trận thì Liên quân (và cả báo chí vốn mở mắt mà vẫn chả nhìn thấy gì của toàn cảnh) tất nhiên phải gặp từng đoàn người túa chạy về quê, ngang qua các trục lộ giao thông chính. Không ai thấy họ cả.
Giải thích ra sao việc này"
Ba giả thuyết ly kỳ
Một giả thuyết là trước khi chiến sự bùng nổ, từng sư đoàn đã mật ước với Liên quân là sẽ không chống cự mà lặng lẽ rã ngũ. Hai ngày sau khi chiến cuộc khai diễn, Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld còn nói Liên quân hiện vẫn đang có tiếp xúc với các tướng lãnh ở bên kia, phải chăng để điều đình việc đầu hàng đó" Một giả thuyết ly kỳ hơn là qua trung gian của Nga, khi phái đoàn của cựu Thủ tướng Yevgeny Primakov bất ngờ đến Baghdad ít ngày trước khi bom nổ, Mỹ đồng ý với một sự dàn xếp lớp lang như sau: Mỹ sẽ biểu diễn võ công bằng một trận đánh ngoạn mục cho cả thế giới Hồi giáo thấy mà sợ, ngược lại, sẽ tha mạng cho các sư đoàn cấm binh và cả tướng lãnh và nội các của Saddam, cho họ lưu vong. Nghe thấy hấp dẫn, nhưng các tướng thì lưu vong được (qua Syria rồi đi Nga) chứ cả trăm ngàn quân thì sao"
Giả thuyết có vẻ ly kỳ hơn cả là các đơn vị đó được lệnh rút lên vùng núi non hiểm trở quanh Mosul và Kirkuk, khi Pháp, Đức và Nga còn đang cầm chân Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc. Ba xứ này muốn cho Mỹ bị sa lầy thật, nên bày kế "không thành" tại Baghdad: Saddam bỏ trống kinh đô để mở ra chiến tranh du kích dai dẳng từ trên núi xuống, làm dư luận mừng hụt và quay ra kết án Hoa Kỳ. Chưa biết điều đó đúng hay sai, nhưng có khi giải thích vì sau khi Baghdad đã sụp đổ, hai sư đoàn thiện chiến khác của Mỹ vẫn đang lục tục lẽ nhập trận. Các đơn vị này sẽ sẵn sàng tham chiến vào tuần sau, và nơi họ sẽ tiến vào có thể là Kirkuk và Mosul. Nhưng, hai ngày đã qua, Kirkuk coi như đã đổ, Mosul thì lung lay và có khi sẽ đổ trong vài giờ hay vài ngày nữa, chỉ còn Tikrit. Trận thư hùng cuối cùng sẽ là ở đây chăng"
Khi nào mặt trận miền Bắc chuyển động"
Cho đến nay, dư luận chú ý đến việc Turkey trở cờ khiến bốn gọng kìm của Mỹ tiến vào Baghdad chỉ còn ba. Gọng kìm từ hướng Bắc chưa thấy khép lại, và vùng này có thể là đất dung thân cho tàn quân Saddam, hoặc là đất mai phục của những đơn vị cấm binh ưu tú đến nay vẫn chưa đụng trận. Cái gì đang xảy ra tại miền Bắc, không có báo chí tháp tùng để tường thuật, người ta không thể biết. Chỉ biết rằng quân Saddam nếu còn và muốn tháo chạy thì chỉ chạy về đó, và đồng thời, nhiều đơn vị của Mỹ đột nhiên biến mất trên màn ảnh truyền hình. Trước sau, chỉ thấy Sư đoàn 3 Bộ binh tả xung hữu đột như Triệu Tử Long, từ biên giới Kuweit lên Baghdad, và đi như chạy, gần như chẳng cần ăn ngủ. Vào đến Baghdad thì chỉ nghe nói đến một hai Lữ đoàn tham chiến.
Phải chăng các đơn vị khác của Mỹ và Úc đã lặng lẽ tiến lên miền Bắc chặn đường rút chạy của Saddam, hoặc chuẩn bị cho cái bắt tay lịch sử Bắc-Nam, trước khi lên tới vùng thượng du để nhổ sạch cỏ Saddam" Tại miền Nam, có dân Ả Rập Hồi giáo của hệ phái Shia (gọi là Shiite) và xứ Kuweit cùng Saudi Arabia, nếu vượt qua nổi sa mạc; chứ tại miền Bắc, trong vùng núi đồi trùng điệp ở trên và giếng dầu trù phú ở dưới, ta có dân Kurd, dân Hồi giáo cực đoan ủng hộ al-Qaeda, có biên giới Iraq với xứ Iran, Turkey và Syria. Chiến sự nơi đây mới có những ảnh hưởng chính trị cho toàn vùng, vượt ra khỏi chuyện Iraq, trở thành chuyện "hậu Iraq". Nhưng, tại Iraq, trận chiến "hậu Saddam" dường như đã bắt đầu, với chiến trường kéo dài từ bên Mỹ tới Iraq, vòng qua Luân Đôn và Liên hiệp quốc.
Trận chiến "hậu-Saddam" đã khai diễn"
Trận chiến này có nhiều phe tham chiến. Đó là các lực lượng chống Saddam, từ miền Bắc trở xuống gồm có hai tổ chức kháng chiến của dân Kurd (Đảng Dân chủ Kurd KDP), Liên minh Ái quốc Kurdistan (PUK), có Nghị hội Quốc gia Iraq (INC) và rất nhiều tộc trưởng hoặc trưởng giáo người Á rập Hồi giáo thuộc hệ phái Shiia, có dân số cao nhất trong ba nhóm Shiite, Sunnite và Kurd của xứ Iraq. Ngoài ra, ta không quên nhiều nhân vật ly khai khỏi chế độ Saddam, dù cũng thuộc sắc tộc Sunni như Saddam, hoặc từng ở trong đảng Baath của Saddam. Về mặt địa dư, dân Sunnite cư ngụ trong các vùng trung du miền Đông và từ Tikrit xuống tới miền Nam Baghdad. Những người nổi tiếng nhất trong nhóm này cho đến nay vẫn còn ảnh hưởng trong quân đội của Baghdad, và vì vậy có thể là đầu mối kết nạp hay chiêu hồi các tướng tá dưới trướng Saddam.

Trong số các khuynh hướng này, ta ít biết về các tộc trưởng, lãnh chúa của từng nhóm sắc tộc, hoặc các trưởng giáo Shiite, ngoài một vài tên tuổi đã nổi bật trong ba tuần chiến tranh vì lập trường vừa chống Saddam vừa nghi kỵ Mỹ, nhưng có góp phần ổn định tình hình ở những nơi Liên quân đã vượt qua. Ngoài các lãnh tụ người Kurd, vốn có quân, có súng và có khả năng vận động vào tới chính trường Hoa Kỳ, người ta để ý tới hai nhân vật khác. Ahmed Chalabi là lãnh tụ Nghị hội INC, một khuôn mặt lưu vong sáng giá nhưng chưa khi nào tham gia đấu tranh trực tiếp ở trong nước, kể từ ngày ra đi, vào năm 1958. Nhân vật thứ nhì còn kỳ bí hơn, đó là Tướng Nizar Kharaji, nguyên tham mưu trưởng quân đội Iraq nhưng chống lại Saddam từ năm 1996 và sống lưu vong tại Đan Mạch. Ông là người có quan hệ chặt chẽ với các tướng lãnh của Saddam nên có thể là đầu mối móc nối với các tướng để đánh sụp chế độ Saddam từ bên trong. Khổ nỗi, đang ẩn dật tại Đan Mạch, tháng 12 vừa qua, ông bị các thẩm phán Âu châu trong Tòa án Hình sự Quốc tế truy tố tội diệt chủng vì liên hệ đến lệnh tàn sát dân Kurd khi làm tướng cho Saddam thời 1988. Thế rồi, đang bị quản thúc tại gia, nhân vật này biến khỏi Đan Mạch!
Nhiều nguồn tin cho biết là cơ quan CIA của Mỹ đã tổ chức việc đào thoát và ông có thể sẽ tái xuất hiện tại Iraq trong chính quyền "hậu Saddam". Điều đó làm người ta chú ý tới các đạo diễn đằng sau mấy diễn viên này, theo đúng lối lý luận cổ điển về những âm mưu quỷ quái của Mỹ.
Trận chiến "hậu Saddam" và các phù thủy mắt xanh
Một cách đại lược, trong Bộ Quốc phòng, và văn phòng Phó tổng thống Dick Cheney hiện có xu hướng diều hâu "quốc gia cực đoan của Dick Cheney và Donald Rumsfeld đi cùng "tân bảo thủ" của Paul Wolfowitz (xưa kia thuộc từ cánh tả hay đảng Dân chủ nhưng phản tỉnh, trở thành thủ cựu, vì vậy mới có danh hiệu đó). Khuynh hướng này muốn Bộ Quốc phòng đứng ra dàn xếp giải pháp chính trị "hậu Saddam", cho ngần ấy xu hướng chống Saddam và đối lập với nhau cùng thảo luận để lập ra cơ chế lâm thời ổn định Iraq, dưới sự chỉ đạo của Bộ. Viên tướng hồi hưu Jay Garner đã được bộ vận động cho làm viên "toàn quyền" để chỉ đạo cơ quan "Ổn định và Cứu trợ Nhân đạo". Lý luận của phe này là "dân Iraq đủ trưởng thành để lập ra cơ chế chính trị cho tương lai của họ", mà khỏi cần tới sự can dự của Liên hiệp quốc. Một trong những nhân vật họ đưa ra chính là Ahmed Chalabi, và ông ta dường như đã có mặt tại Iraq, với 700 tay súng quèn của INC, đi từ miền Bắc xuống.
Đối diện là khuynh hướng "bảo thủ thực tiễn" trong bộ Ngoại giao và cơ quan CIA. Khuynh hướng này muốn tránh cho Mỹ khỏi bị quốc tế đả kích nên ủng hộ đề nghị của Thủ tướng Anh Tony Blair là mời Liên hiệp quốc tham gia việc ổn định cả chính trị lẫn xã hội Iraq. Họ có thể nghĩ đến một giải pháp quốc tế tương tự như hội nghị tại Bonn tháng 12 năm kia để chọn ra một cơ chế liên hiệp cho A Phú Hãn. Vì họ muốn có giải pháp quốc tế thay vì đơn phương như chủ trương của bộ Quốc phòng, trận chiến "hậu Saddam" đã khai diễn ngay tại Hoa Kỳ, ít ra là trên các mặt báo.
Trước khi bức tượng của Saddam bị lật tại Baghdad, CIA đã tung tài liệu mật để triệt hạ uy tín của Chalabi (loại chính khách sa lông, ăn sung mặc sướng ở hải ngoại và không có thực lực gì trong nước) và báo chí có dịp phanh phui lý lịch ông này là... úp nợ ngân hàng của Jordan, cùng các đạo diễn “tân bảo thủ” đã dàn dựng cho ông ta trở về như một lãnh tụ tương lai của Iraq. Nếu theo dõi tình hình từ trước, người ta thấy INC bị bộ Ngoại giao Mỹ và CIA ngáng chân nhiều lần, đến độ chặn cả ngân sách viện trợ, nhưng lại được bộ Quốc phòng và một số dân cử trong Quốc hội Mỹ ủng hộ. Nếu báo chí phanh phui tiếp là con gà của CIA, tướng Nizar Khazraji, là một tội phạm chiến tranh thì quả là chiến sự hậu Saddam đã nổ tưng bừng ngay tại thủ đô Hoa Kỳ.
Vì sao quân mình đánh quân ta"
Tình hình sẽ còn nhiều biến chuyển dồn dập trong từng giờ của từng ngày căn cứ trên thực tế tại chiến trường, nhưng có nhiều lý do giải thích mâu thuẫn nội bộ này.
Phó Tổng thống Dick Cheney và bộ Quốc phòng có chủ trương "nhổ cỏ nhổ tận rễ" nên muốn nhân vụ Iraq giải quyết luôn mọi mầm mống chống Mỹ tại Trung Đông hay ở các nơi khác. Việc quốc tế hóa giải pháp "hậu Saddam" có thể khiến Mỹ bị cầm chân tại Iraq và ca khúc khải hoàn xong là phải ra về. Đó là cuộc tranh luận thứ nhất về vai trò Liên hiệp quốc. Bên kia, bộ Ngọai giao, CIA và Thủ tướng Anh thì nhìn vào thực tế mà muốn thắng điểm tại đó rồi thôi, thay vì để sự việc lây lan qua Syria, Iran hay Turkey.
Cũng ông Cheney cùng Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld và ban tham mưu "tân bảo thủ" còn có chủ trương lạc quan là phải trao cho dân Iraq hay mọi dân tộc khác cái quyền quyết định về tương lai của họ, thay vì dàn xếp một giải pháp quốc tế do những nhu cầu riêng của từng nước. Vì vậy, ông Cheney mới đề nghị là mọi phe liên hệ của Iraq nên có các phiên họp sơ khởi để bàn về nghị trình làm việc mà khỏi cần sự tham dự của Liên hiệp quốc. Hai địa điểm đề nghị là An Nasiriyah hay hải cảng Umm Qasr, và lạ lùng thay, dường như phát ngôn viên tòa Bạch Cung Ari Fleischer lại phủ nhận là sẽ có một hội nghị như vậy: diều hâu chúa George Bush chưa có quyết định chung cuộc"
Có thể là từ các phiên họp này con gà của họ Ahmed Chalabi sẽ có ưu thế để trở thành tổng thống, và có thể là sự ủng hộ của các lực lượng Kurd có thể giúp các tập đoàn dầu hỏa Mỹ sau này. Nhưng đó chỉ là lời đồn đoán rẻ tiền của báo chí vì dù ai lãnh đạo Baghdad trong tương lai, các công ty Mỹ vẫn thủ phần thắng mà chẳng cần hậu thuẫn của bộ Quốc phòng.
Một lý do thứ ba khiến phe Cheney-Rumsfeld muốn tránh giải pháp của bộ Ngoại giao là vì xưa nay, chức năng của bộ là thỏa hiệp nên đã móc nối sẵn với các chính khách thuộc đảng Baath (vốn có sẵn cán bộ và am hiểu tình hình nên dễ ổn định xã hội hơn các thành phần đối lập kia). Mà, theo quan điểm của phe Quốc phòng, các nhân vật do bên Ngoại giao ủng hộ lại, hoặc gắn bó với chế độ cũ, hoặc đã cấu kết từ xưa với Hoàng gia Saudi Arabia. Lý do này đáng chú ý vì theo quan điểm của phe Quốc phòng, Saudi Arabia cũng đáng ngờ như Syria, Iran hay các xứ Hồi giáo không có quyết tâm diệt trừ khủng bố al-Qaeda: họ nuôi dưỡng khủng bố để được yên thân! Trao tương lai cho nhóm lãnh đạo cũ của đảng Baath là cản trở việc diệt trừ khủng bố, là đi ngược lại chủ trương "nhổ cỏ nhổ tận rễ"!
Dĩ nhiên là bên bộ Ngoại giao, với hậu thuẫn của quốc tế, báo chí và cánh tả, thì cho rằng lý luận này hàm chứa một âm mưu mạo hiểm: mở rộng cuộc chiến từ Iraq qua xứ khác!
Thành thử, vấn đề "hậu Saddam" có quan hệ hữu cơ với vấn đề "hậu Iraq", và cho đến khi Tổng thống George W. Bush lên tiếng, chúng ta vẫn chưa thể biết kết cục sẽ chuyển về hướng nào. Và dù sao, cuộc chiến vẫn chưa tàn, chế độ Saddam chưa tiêu vong, giải pháp "hậu Saddam" chưa thành hình. Chúng ta sẽ còn gặp nhiều ngạc nhiên trong mấy ngày tới, khi xét đến mối liên hệ của Nga hay của Turkey trong các giải pháp đang gây tranh luận...
NGUYỄN XUÂN NGHĨA

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.